Tuvalu tại Thế vận hội

Tuvalu có tham gia Thế vận hội Mùa hè và chưa từng dự Thế vận hội Mùa đông.

Tuvalu tại
Thế vận hội
Mã IOCTUV
NOCHiệp hội các môn thể thao và Ủy ban Olympic Quốc gia Tuvalu
Trang webwww.oceaniasport.com/tuvalu
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
0 0 0 0
Tham dự Mùa hè

Hiệp hội các môn thể thao và Ủy ban Olympic Quốc gia Tuvalu được công nhận là một Ủy ban Olympic quốc gia vào tháng 7 năm 2007.[1] Tuvalu tham gia Thế vận hội lần đầu năm 2008Bắc Kinh, Trung Quốc, với một đô cử và hai vận động viên (VĐV) chạy nước rút 100 mét nội dung của nam và của nữ.[2] Các VĐV Tuvalu chưa từng vượt qua vòng thi đấu đầu tiên các nội dung họ tham gia.

Ủy ban Olympic quốc gia sửa

Hiệp hội các môn thể thao và Ủy ban Olympic Quốc gia Tuvalu (TASNOC) được thành lập năm 2004 với tên gọi 'Hiệp hội các môn thể thao Tuvalu'. Nó được đổi tên thành TASNOC và được công nhận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ngày 16 tháng 7 năm 2007.[3][4] Robert Laupula, điều hành Hiệp hội Thể thao Tuvalu, đã nộp đơn xin gia nhập phong trào Thế vận hội, được điều phối bởi hội các Ủy ban Olympic quốc gia châu Đại Dương.[5] TASNOC chịu trách nhiệm tổ chức việc tham gia Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung và Thế vận hội của Tuvalu. Ủy ban đã qua 3 Tổng Thư ký khác nhau: Isala T. Isala là Tổng Thư ký đương nhiệm, và Eselealofa Apinelu là chủ tịch.[6]

Tổng quan sửa

Thế vận hội Mùa hè 2008 sửa

Tuvalu đã gửi 3 VĐV tới Thế vận hội Mùa hè 2008, tranh tài môn điền kinh và cử tạ. Cả Okilani TinilauAsenate Manoa lập kỷ lục quốc gia chạy nước rút 100 mét, với thời gian lần lượt là 11.48 và 14.05.[7][8] Họ đều dừng bước ở vòng loại đầu.[9] Logona Esau xếp thứ 21 nội dung −69 kg của nam.[10]

Thế vận hội Mùa hè 2012 sửa

Ba VĐV Tuvalu đại diện nước này tại đại hội. Tuau Lapua Lapua đạt thứ hạng cao nhất trong các VĐV Tuvalu với vị trí thứ 12 chung cuộc nội dung Nam −62 kg, điểm số là 243.[11] Tavevele NoaAsenate Manoa đều bị loại ở vòng đầu chạy nước rút 100 mét, và Manoa lập kỷ lục quốc gia nội dung 100 mét nữ.[12]

Thế vận hội Mùa hè 2016 sửa

Một VĐV thi đấu cho Tuvalu tại Thế vận hội Mùa hè 2016, quốc gia duy nhất chỉ có một đại diện.[13] Etimoni Timuani thi đấu chạy nước rút 100 mét, về thứ 7 ở vòng loại đầu và dừng bước.[14]

Bảng huy chương sửa

Tuvalu chưa từng giành huy chương Olympic.

Thế vận hội Mùa hè
Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số
  Bắc Kinh 2008 3 0 0 0 -
  Luân Đôn 2012 3 0 0 0 -
  Rio de Janeiro 2016 1 0 0 0 -
  Tokyo 2020 chưa diễn ra
  Paris 2024
  Los Angeles 2028
Tổng số 0 0 0 -

Người cầm cờ sửa

 
Etimoni Timuani tại lễ diễu hành Thế vận hội Mùa hè 2016.
Thế vận hội Mùa hè
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu Ghi chú
  Bắc Kinh 2008 Logona Esau Cử tạ [15]
  Luân Đôn 2012 Tuau Lapua Lapua (khai mạc)
Asenate Manoa (bế mạc)
Cử tạ
Điền kinh
[15][16]
  Rio de Janeiro 2016 Etimoni Timuani Điền kinh [17]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Lalua, Silafaga (ngày 9 tháng 7 năm 2007). “Tuvalu in the IOC”. Tuvalu-News.TV. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ “Tuvalu Olympic Athletes Finish Competition Proudly”. www.tuvaluislands.com. ngày 16 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ Lalua, Silafaga (ngày 9 tháng 7 năm 2007). “Tuvalu in the IOC”. Tuvalu-News.TV. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “Tuvalu - National Olympic Committee (NOC)”. International Olympic Committee (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ Semi, Diana; Lalua, Silafaga (ngày 2 tháng 11 năm 2006). “400 grand needed for TAS”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ Malaki, Semi (ngày 9 tháng 3 năm 2015). “Three women to contest for the General Election” (PDF). Fenui News. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ Sotiriadou, Popi; Bosscher, Veerle De (2013). Managing High Performance Sport (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 39. ISBN 9780415671958. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ Mitchell, Kevin (ngày 24 tháng 8 năm 2008). “Games for all as Britain shines”. theGuardian. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ “Tuvalu Olympic Athletes Finish Competition Proudly”. ngày 16 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ “Logona Esau”. Sports-reference.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  11. ^ “London 2012 62kg featherweight men - Olympic Weightlifting”. International Olympic Committee (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ “Women's 100 metres”. london2012.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  13. ^ Stewart, Megan (ngày 28 tháng 7 năm 2016). “Table for one? Meet the 10 smallest delegations at Rio 2016”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.
  14. ^ “Men's 100 metres - Standings”. Rio2016.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ a b “Tuvalu at the Olympics”. Sports Reference LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.
  16. ^ “London 2012 Closing Ceremony - Flag Bearers” (PDF). Olympic.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015.
  17. ^ Maese, Rick; Soong, Kelyn (ngày 13 tháng 8 năm 2016). “Only one country sent a single athlete to Rio: 'Right now he's an ambassador'. Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.