USS Cooper (DD-695) là một tàu khu trục lớp Allen M. Sumner được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ được đặt theo tên Elmer Glenn Cooper (1905-1938), một sĩ quan phi công Hải quân tử nạn do một tai nạn thủy phi cơ. Nó chỉ hoạt động một thời gian ngắn trong Thế Chiến II, cho đến khi bị đánh chìm trong chiến đấu do trúng ngư lôi ngoài khơi vịnh Ormoc, Philippines vào ngày 3 tháng 12 năm 1944. Nó được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

USS Cooper, in New York before commissioning
Tàu khu trục USS Cooper (DD-695) tại New York trước khi nhập biên chế
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Cooper (DD-695)
Đặt tên theo Elmer Glenn Cooper
Xưởng đóng tàu Federal Shipbuilding, Kearny, New Jersey
Đặt lườn 30 tháng 8 năm 1943
Hạ thủy 9 tháng 2 năm 1944
Người đỡ đầu bà Elmer G. Cooper
Nhập biên chế 27 tháng 3 năm 1944
Danh hiệu và phong tặng 1 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Đắm do trúng ngư lôi trong chiến đấu tại Philippines,[1] 3 tháng 12 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Allen M. Sumner
Trọng tải choán nước
  • 2.200 tấn Anh (2.200 t) (tiêu chuẩn);
  • 3.515 tấn Anh (3.571 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 369 ft (112 m) (mực nước);
  • 376 ft 6 in (114,76 m) (chung)
Sườn ngang 40 ft (12 m)
Mớn nước
  • 15 ft 9 in (4,80 m) (tiêu chuẩn);
  • 19 ft (5,8 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 4 × nồi hơi;
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × trục;
  • công suất 60.000 shp (45.000 kW)
Tốc độ 34 kn (39 mph; 63 km/h)
Tầm xa 6.000 nmi (11.000 km) ở tốc độ 15 kn (17 mph; 28 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 336 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

Thiết kế và chế tạo sửa

Cooper được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Drydock CompanyKearny, New Jersey vào ngày 30 tháng 8 năm 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 2 năm 1944; được đỡ đầu bởi bà Elmer G. Cooper, vợ góa Cooper, và nhập biên chế vào ngày 27 tháng 3 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân J. W. Schmidt.

Lịch sử hoạt động sửa

Cooper khởi hành từ Boston, Massachusetts vào ngày 23 tháng 7 năm 1944 để đi sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 4 tháng 9. Sau những hoạt động huấn luyện, nó khởi hành đi Ulithi vào ngày 23 tháng 10, đến nơi vào ngày 5 tháng 11 để lại lập tức ra khơi hộ tống các tàu sân bay cho những đợt không kích xuống Luzon, vịnh Ormocvịnh Manila cho đến ngày 19 tháng 11.

Sau khi được sửa chữa tại Ulithi, Cooper đi đến vịnh San Pedro, Philippines vào ngày 29 tháng 11, và tham gia tuần tra trong vịnh Leyte cho đến ngày 2 tháng 12. Nó khởi hành cùng các tàu khu trục Allen M. Sumner (DD-692)Moale (DD-693) vào chiều tối hôm đó trong một hoạt động đánh chặn một đoàn tàu vận tải tăng viện đối phương bị máy bay trinh sát Hoa Kỳ phát hiện đang hướng đến Ormoc, trên bờ biển phía Tây đảo Leyte. Ba chiếc tàu khu trục nhận ra họ lọt vào một vùng biển kín, liên tục bị máy bay đối phương tấn công, rồi phải đối đầu với hai tàu khu trục và nhiều xuồng máy đối phương, ít nhất một tàu ngầm cùng các khẩu đội pháo bờ biển.

 
Cooper vào cuối năm 1944.

Trong trận chiến vịnh Ormoc diễn ra sau đó, tàu khu trục đối phương Kuwa bị đánh chìm, nhưng đến khoảng 00 giờ 13 phút ngày 3 tháng 12, ngư lôi phóng từ tàu khu trục Take[2] đã đánh trúng Cooper khiến nó chịu đựng một vụ nổ bên mạn phải, rồi vỡ làm đôi và đắm chỉ trong vòng một phút, ở tọa độ 10°54′B 124°36′Đ / 10,9°B 124,6°Đ / 10.900; 124.600.

Sự hiện diện của lực lượng đối phương tại khu vực đã làm chậm trễ việc cứu vớt những người sống sót. Mãi cho đến khoảng 14 giờ 00 ngày 3 tháng 12, các tàu bay PBY Catalina cứu vớt được 168 người sống sót; tuy nhiên 13 sĩ quan và 191 thủy thủ đã tử trận cùng con tàu. Moale chịu đựng ba người thiệt mạng và 25 người bị thương; Allen M. Sumner may mắn không có ai thiệt mạng nhưng cũng có 11 người bị thương.[3]

Phần thưởng sửa

Cooper được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Tham khảo sửa

  1. ^ Brown 1990, tr. 149
  2. ^ Cooper cũng có thể đã bị Kuwa đánh chìm căn cứ theo nguồn này:
    • Cressman, Robert (2000). “Chapter VI: 1944”. The official chronology of the U.S. Navy in World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-1-55750-149-3. OCLC 41977179. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ Cressman, Robert (2000). “Chapter VI: 1944”. The official chronology of the U.S. Navy in World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-1-55750-149-3. OCLC 41977179. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

Liên kết ngoài sửa