Võ Trung Thành (1924–1982), tên thường gọi là Năm Vinh, Ama Vinh, bí danh Lê Tâm, Lê Trung, Bă Mônh, là một nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Võ Trung Thành
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 5, 1955 – Tháng 9, 1960
Tiền nhiệmTrương An
Kế nhiệmPhạm Chánh
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưNguyễn Hồng Ưng
Nhiệm kỳTháng 5, 1966 – Tháng 5, 1969
Tiền nhiệmTrần Văn Bình
Kế nhiệmTrần Văn Bình
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưTrần Văn Bình
Nhiệm kỳTháng 5, 1969 – Tháng 10, 1971
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Nguyên
Kế nhiệmHuỳnh Văn Cần
Vị trí Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Nghĩa Bình
Nhiệm kỳTháng 4, 1982 – Tháng 7, 1982
Tiền nhiệmTrần Kiên
Kế nhiệmĐỗ Quang Thắng
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh14 tháng 10, 1924
Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi
Mất12 tháng 7, 1982(1982-07-12) (57 tuổi)
Hà Nội
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Thân thế sửa

Võ Trung Thành sinh ngày 14 tháng 10 năm 1924 ở thôn Thủy Thạch, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay, trong một gia đình trung nông.[1][2]

Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Jrai, tiếng Ba Na và nghe hiểu cả tiếng Ê Đê, tiếng Xơ Đăng.[3]

Cuộc đời sửa

Năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Bí thư Thanh niên cứu quốc thôn, sau đó lần lượt trải qua các chức vụ trong tỉnh.[2] Năm 1950, sau khi Phó Bí thư Ban Cán sự tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tiến qua đời, Võ Trung Thành được Liên khu ủy V điều động làm Phó Bí thư thay thế. Tháng 3, hai tỉnh Gia LaiKon Tum sáp nhập thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum, ông là Ủy viên Ban Cán sự Đảng tỉnh. Tháng 5, Ban Cán sự tỉnh Gia Lai – Kon Tum chia địa bàn phía đông đường 14 thành 8 khu[4], ông công tác ở Khu I (thuộc địa bàn huyện Kbang ngày nay).[2]

Năm 1954, Hiệp đinh Genève được ký kết, ông ở lại miền Nam. Tháng 10, ông được Liên khu ủy chỉ định tham gia Tỉnh ủy Gia Lai (gồm Trương An, Võ Trung Thành, Phạm Chánh, Đỗ Hằng, Siu Nang), giữ trọng trách Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đến tháng 5 năm 1955, Bí thư Tỉnh ủy Trương An được điều về Khu ủy, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ.[5] Trong thời gian làm Bí thư, ông đã phát triển công tác giáo dục, cho xuất bản Nội san Vững Tiến (sau là báo Thống Nhất) bằng ba ngôn ngữ (tiếng phổ thông, tiếng Jrai, tiếng Ba Na), gây dựng nhiều cơ sở Đảng.[2] Tháng 11 năm 1959, Ban Quân sự tỉnh được thành lập do ông làm Trưởng ban, Kpă Thìn làm Phó ban phụ trách quân sự.[6]

Tháng 12 năm 1959, tại Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai, ông được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.[7][8][9] Tháng 9 năm 1960, ông ra miền Bắc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Khu ủy chỉ định Phạm Chánh làm quyền Bí thư Tỉnh ủy. Sau Đại hội, ông được điều về làm Khu ủy viên Khu V.[10]

Tháng 5 năm 1966, ông được Thường vụ Khu ủy điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai thay Trần Văn Bình làm Phó Bí thư. Tháng 5 năm 1969, ông được điều sang Đắk Lắk làm Bí thư Tỉnh ủy thay Nguyễn Xuân Nguyên được điều về Khu ủy.[1][11][12] Năm 1971, ông được chuyển sang công tác mới.[13]

Tháng 2 năm 1975, ông di chuyển từ bắc Tây Nguyên xuống để nhận kế hoạch hiệp đồng trong Chiến dịch Tây Nguyên.[14][15] Tháng 3, ông được Thường vụ Khu ủy phân công cùng Tỉnh ủy Gia Lai thực hiện nhiệm vụ tiếp quản các khu vực mới giải phóng sau chiến thắng lớnTây Nguyên, đồng thời ổn định tình hình, truy quét các lực lượng phản kháng, thu gom vật tư, giúp đỡ người dân di chuyển về nơi cư trú, tổ chức cứu trợ cho người dân.[16]

Ngày 29 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra quyết định nhập hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Gia Lai – Kon Tum được thành lập do Trần Kiên làm Bí thư, Võ Trung Thành làm Phó Bí thư thường trực, Phan PhụKsor Ní làm Phó Bí thư.[17] Tháng 11 năm 1976, Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai – Kon Tum đã bầu ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm mười một người, do Nguyễn Văn Sỹ làm Bí thư Tỉnh ủy, Y Một và Võ Trung Thành là Phó Bí thư Tỉnh ủy.[18] Năm 1978, ông nhận nhiệm vụ phụ trách Ban Cải tạo nông nghiệp tỉnh, trước khi bàn giao lại cho Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Lê Tam.[19]

Tháng 3 năm 1982, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V.[3][20][21] Tháng 4, ông được điều về quê hương giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghĩa Bình.[22] Ngày 12 tháng 8, ông mất tại Hà Nội khi đương chức.[1][3]

Vinh danh sửa

Ngày 13 tháng 8 năm 1982, một ngày sau khi Võ Trung Thành qua đời, Hội đồng Nhà nước đã ra Nghị quyết số 166KT/HĐNN7 truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ông vì những cống hiến cho "sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân".[23]

Tên của ông được đặt cho một con đường đường ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), thành phố Pleiku (Gia Lai), huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi).[3][24]

Tặng thưởng sửa

  • Huân chương Độc lập hạng Nhất
  • Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
  • Huân chương Quyết thắng hạng Nhất
  • 3 Huân chương Giải phóng hạng Nhất
  • Huân chương Thành đồng hạng Ba

Tham khảo sửa

  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2005). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, 1945–2005 (PDF). Hà Nội: Chính trị quốc gia - Sự thật.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Võ Trung Thành”. Công ty cổ phần Đô thị & Môi trường Đắk Lắk. 25 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ a b c d Nguyễn Thị Dung (10 tháng 3 năm 2009). “Người cộng sản kiên trung”. Báo Gia Lai. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c d Nguyễn Anh Liên (15 tháng 12 năm 2021). “Sáng mãi tấm gương vì dân của ama Vinh”. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ Văn Văn (3 tháng 2 năm 2021). “Nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02) - Nhìn lại 67 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Kbang (15/9/1954 - 15/9/2021)”. Huyện uỷ Kbang. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 136
  6. ^ Lê Kim Giàu (6 tháng 11 năm 2020). “Lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai: 75 năm vang mãi bản hùng ca”. Trang tin điện tử Đảng bộ tỉnh Gia Lai. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 165
  8. ^ “Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 2: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I”. Báo Gia Lai. 16 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ “Đảng bộ tỉnh Gia Lai qua các kỳ đại hội - Kỳ 2: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I”. Cổng thông tin điện tử Công an Gia Lai. 16 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 175
  11. ^ Ngọc Bảo (8 tháng 10 năm 2020). “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk qua ảnh tư liệu tại Bảo tàng Đắk Lắk”. Bảo tàng Đắk Lắk. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.[liên kết hỏng]
  12. ^ “Khu kháng chiến tỉnh Đắk Lắk”. Ban Chỉ huy Lực lượng Thanh niên xung phong Trung ương. 14 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ “Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk”. Báo Đắk Lắk. 8 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ Hoàng Minh Thảo; Vũ Cao Phan (ghi) (30 tháng 3 năm 2010). “Trận then chốt quyết định (kỳ 2)”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ Hoàng Minh Thảo (9 tháng 3 năm 2005). “Tây Nguyên, những ngày lịch sử 30 năm trước”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 309
  17. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 318
  18. ^ Ngô Đức Hải (18 tháng 3 năm 2020). “Đảng bộ tỉnh Kon Tum: Những dấu mốc lịch sử và các kỳ đại hội”. Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 333
  20. ^ “Danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa V (1982-1986)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 22 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  21. ^ “Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ năm”. Báo Thanh niên. 5 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  22. ^ “Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I (1977-1979) và lần thứ II (1979 - 1983)”. Báo Bình Định. 20 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  23. ^ “Danh mục các nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng: Phong tặng Huân chương, Tuyên dương Anh hùng”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  24. ^ Hoàng Cư (12 tháng 8 năm 2019). “Ia Kring: Lan tỏa phong trào "Cựu chiến binh gương mẫu". Báo Gia Lai. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.