Vũ Ngọc Thụ (1927–2019) là một nhà khoa học pháp y người Việt Nam, phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam với hàm Đại tá.

Vũ Ngọc Thụ
Sinh1927
Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh
Mất15 tháng 4, 2019
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1947–?
Quân hàmĐại tá
Đơn vịViện Pháp y Quân đội
Tham chiếnKháng chiến chống Pháp
Công việc khácPhó Giáo sư

Cuộc đời sửa

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Ngọc Thụ sinh năm 1929 ở xã Châu Phong, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.[1] Ông nhập ngũ năm 1947, bắt đầu từ công tác quân y cơ sở, đến các trung tâm y học của quân đội.[2]

Năm 1960, ông được giao nhiệm vụ xây dựng ngành pháp y ở Việt Nam và đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội thuộc Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần).[3]

Ông qua đời ngày 15 tháng 4 năm 2019 ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[1]

Tác phẩm sửa

  • Kinh nghiệm dùng phương pháp Epstein để điều trị hội chứng thận hư nhiều mỡ (1959)[2]
  • Sản xuất huyết thanh kháng đạm dùng trong pháp y (1966)[2]
  • Quelques remarques sur les caracteristiques offensives des bombes à billes Commission d'enquête des crimes de guerre américains au Vietnam (Một số nhận xét về đặc điểm của bom bi - Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Báo cáo tại Tòa án Brussel, 1967)[2]
  • Nhận xét về đặc điểm sát thương của bom bi (Báo cáo tại Tòa án Brussel, 1967)[2]
  • Đặc điểm thương tích của bom B-52 gây ra tại các khu dân cư (Tài liệu họp báo, 1973)[2]
  • Nhận xét về giá trị của các dung dịch gửi mẫu bệnh phẩm đại thể (1976)[2]
  • Bài giảng Pháp y (Giáo trình, 19??)[2]
  • Chụp ảnh lồng một lần trong nhận dạng người mất tích (1984)[2]
  • Vấn đề giám định thương tích do tử thương (1984)[2]
  • Đặc điểm tội phạm học của các vụ án do rượu ở một số đơn vị (1986)[2]
  • Rút kinh nghiệm về phương pháp tìm địa tâm trong tủy xương để chẩn đoán chết ngạt nước (1986)[2]
  • Giám định vết máu không triết trong trường hợp dấu vết quá ít (1986)[2]
  • Tính chất đạn học của viên bi trong bom bi (Báo cáo tại Hội nghị luật gia thế giới Grenoble, 1988)[2]
  • Chế tạo thước đo góc lệch ra sau của đầu trên xương chày và kết quả ứng dụng trong nhận dạng chủng tộc (1992)[4]
  • Chế tạo thước đo góc vặn đầu trên xương đùi và kết quả áp dụng thực tiễn trong nhận dạng chủng tộc (1992)[5]
  • Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học trên một số xương người Việt Nam trong nhận dạng chủng tộc pháp y (1992, Luận án Phó Tiến sĩ)[6]
  • Y học Tư pháp (Giáo trình, 1992)[7]
  • Dùng xương bả vai để tính chiều dài xương cánh tay và chiều cao thân của người Việt Nam (1993)[8]
  • Dùng xương chân để tính chiều dài xương đùi và tính chiều cao thân của người Việt Nam (1994)[9]
  • Dùng đoạn trên và đoạn dưới xương cánh tay để tính chiều cao xương cách tay và chiều cao người (1995)[10]

Tặng thưởng sửa

Tham khảo sửa

  • Thái Kim Đỉnh (2004). Địa chí huyện Đức Thọ. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h i “Tin buồn”. Báo Quân đội nhân dân. 17 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n Thái Kim Đỉnh 2004, tr. 386–387
  3. ^ Mai Thanh Hải; Trung Hiếu; Đào Ngọc Thạch (29 tháng 7 năm 2019). “Tai nạn máy bay quân sự 32 năm trước - Kỳ 3: Thu dọn hiện trường như chiến đấu bên 'K'. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ “Chế tạo thước đo góc lệch ra sau của đầu trên xương chày và kết quả ứng dụng trong nhận dạng chủng tộc”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhiệm vụ KH&CN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ “Chế tạo thước đo góc vặn đầu trên xương đùi và kết quả áp dụng thực tiễn trong nhận dạng chủng tộc”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhiệm vụ KH&CN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ Hồ Sĩ Đàm (2010). “Báo cáo về đặc điểm hình thái xương sọ, các đặc trưng trên mặt cửa người Việt và mối tương quan giữa xương sọ mặt (phần cứng) và tổ chức mô xung quanh (phần mềm) của người Việt Nam hiện đại” (PDF). Hà Nội: Trường Đại học Công nghệ. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023. Đã bỏ qua tham số không rõ |degree= (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Nguyễn Đức Hạnh (2019). Giáo trình Giám định tư pháp hình sự (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. tr. 255. ISBN 9786045748428.
  8. ^ “Dùng xương bả vai để tính chiều dài xương cánh tay và chiều cao thân của người Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhiệm vụ KH&CN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ “Dùng xương chân để tính chiều dài xương đùi và tính chiều cao thân của người Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhiệm vụ KH&CN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ “Dùng đoạn trên và đoạn dưới xương cánh tay để tính chiều cao xương cách tay và chiều cao người”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhiệm vụ KH&CN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.