Vịnh Dung Quất

vịnh biển ở miền Trung Việt Nam

Vịnh Dung Quất hay Vũng Dung Quất là một vịnh ven bờ biển ở miền Trung Việt Nam, được giới hạn bởi mũi Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam) và mũi Co Co (tỉnh Quảng Ngãi).[1]

Vịnh Dung Quất
Vũng Dung Quất
Vịnh Dung Quất trên bản đồ Việt Nam
Vịnh Dung Quất
Vịnh Dung Quất
Vị tríBình Sơn, Quảng NgãiNúi Thành, Quảng Nam
Tọa độ15°25′28″B 108°44′56″Đ / 15,42444°B 108,74889°Đ / 15.42444; 108.74889
Loạivịnh
Nguồn nước
biển/đại dương
Biển Đông
Lưu vực quốc giaViệt Nam
Chiều dài tối đa13 km
Chiều rộng tối đa5 km
Diện tích bề mặt48 km²
Độ sâu trung bình6–20 m

Địa lý

sửa

Vùng nước của vịnh có chiều dài trung bình 12 km, nơi dài nhất 13 km; chiều rộng trung bình của vịnh là 4 km, nơi rộng nhất là 5 km. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 48 km² và có độ sâu tương đối lớn, từ 6–20 m.[2] Ngoài ra, mũi Co Co và dãy núi Nam Châm nằm ở phía đông che chắn gió cho vịnh, tạo thành một vùng nước kín gió.[3]

Lịch sử

sửa

Đầu năm 1992, hai nhà khoa học về hải dương học là ông Trương Đình Hiển và ông Bùi Quốc Nghĩa đã khảo sát các vùng biển miền Trung và đề xuất chọn vịnh Dung Quất là một trong ba địa điểm xây dựng cảng biển nước sâu, cùng với Chân Mây (Thừa Thiên Huế) và Nhơn Hội (Bình Định).[2][4] Đề xuất sau đó được trình bày với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và Chính phủ.[2] Ngày 19 tháng 9 năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đến thị sát khu vực Dung Quất và cùng năm, Chính phủ đã phê duyệt địa điểm này là nơi xây dựng khu công nghiệp lọc – hóa dầu đầu tiên của Việt Nam.[5][6]

Chú thích

sửa
  1. ^ Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam – Tập 1. Nhà xuất bản Xây dựng. 1999. tr. 211. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ a b c Cao Minh, Phạm Nhớ, Lê Văn Yên (2006). Dung Quất tiến vào thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 274–278. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Chi San (19 tháng 12 năm 2011). “Khai trương tuyến du lịch Quảng Ngãi – Dung Quất”. Báo Người Lao Động.
  4. ^ “Trương Đình Hiển và hành trình tìm cảng biển nước sâu Dung Quất”. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. 8 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ Cao Minh, Phạm Nhớ, Lê Văn Yên (2006). Dung Quất tiến vào thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 145–147. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “Quyết định 207/TTg năm 1996 về việc phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.

Xem thêm

sửa