Rắn lục Russell

(Đổi hướng từ Vipera russelii)

Rắn lục Russell (danh pháp hai phần: Daboia russelii) là một loài rắn độc trong chi Daboia[1] rắn độc Cựu Thế giới. Nó là một thành viên của nhóm Tứ đại rắn độc Ấn Độ.[2] Nó là loài gây ra phần lớn các vụ rắn cắn và tử vong trên thế giới do nhiều yếu tố như việc nó xuất hiện thường xuyên ở những nơi có con người sinh sống. Tên của nó được đặt theo Patrick Russell (1726–1805), một nhà nghiên cứu bò sát Scotland người đã mô tả nhiều loài rắn Ấn Độ, còn chi này được đặt theo tên Hindi có nghĩa "kẻ ẩn nấp", hay "kẻ rình mò"[3]. Có hai phụ loài hiện được công nhận.

Rắn lục Russell
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Viperidae
Chi: Daboia
Loài:
D. russelii
Danh pháp hai phần
Daboia russelii
(Shaw & Nodder, 1797)
Bản đồ phân bố
Các đồng nghĩa

Đặc điểm sửa

Đây là một loài rắn lục thuộc phân họ Crotalinae (rắn lục có hố nhiệt), sinh con.

Loài rắn này sở hữu ngoại hình có tất cả các đặc điểm của các loài rắn lục: đầu hình tam giác, thân mập. Loài này có chiều dài lúc trưởng thành là 120 cm, có thể đạt đến 166 cm nhưng rất hiếm.

Phân bố sửa

Loài rắn này phân bố ở các khu vực ở Tây Á như Ấn Độ (Tamil Nadu, Kerala, Madhya Pradesh, Punjab Himachal Pradesh, Gujarat, Maharashtra, Uttar Pradesh, Bihar, phía Bắc Bengal), Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, BhutanMyanmar.

Độc tố sửa

Loài này có nọc độc gồm các hỗn hợp cytotoxin gây hoại tử, neurotoxin tác dụng lên thần kinh và haemotoxin gây xuất huyết. Vết cắn của loài này gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, có thể làm giảm tác dụng của các tuyến nội tiết tố, làm cho lông tóc và các cơ quan thuộc cơ quan sinh dục trở lại trạng thái trước khi dậy thì [4].

Nhận dạng đặc điểm và nhầm lẫn sửa

Loài rắn độc này thường bị nhầm lẫn với các loài trăn do có hoa văn tương đồng trên da cũng như chiếc đầu nhọn hình tam giác. Việc phân biệt chúng không phải khó đối với những người có kinh nghiệm, da rắn lục Russell's sần sùi hơn do các lớp vảy là đặc điểm của các loài rắn lục, hoa văn tròn và có dạng oval, xếp đều và cách nhau một đoạn ngắn theo một đường thẳng, kích thước dài trung bình 1,2 mét (có thể phát triển đến 1,6 mét), trong khi ở trăn thì các hoa văn không đều và liền nhau, hình dáng lộn xộn, không theo một trật tự nào dù chúng cũng theo một đường thẳng, ngoại trừ đầu và đuôi thì thân của trăn rất to, một đặc điểm phù hợp để săn và nuốt chửng các loài thú có vú lớn, chiều dài hơn 2 mét đối với con đang phát triển và 4 mét trở lên đối với con trưởng thành, đầu của trăn ngoài hai lỗ mũi còn có bảy hốc cảm biến nhiệt chuyên dùng để săn mồi.

Ngoài ra loài rắn này cũng không xuất hiện ở Đông Nam Á mà thay vào đó là một loài họ hàng cùng chi là rắn lục Russell Xiêm hay còn gọi là Russell phương Đông.

Chú thích sửa

  1. ^ Daboia (TSN 634422) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  2. ^ Whitaker Z. 1989. Snakeman: The Story of a Naturalist. The India Magazine Books. 184 pp. ASIN B0007BR65Y.
  3. ^ Oxford. 1991. The Compact Oxford English Dictionary. Second Edition. Clarendon Press, Oxford. ISBN 0-19-861258-3.
  4. ^ “Guidelines for the Managements of Snake-bites” (PDF).

Tham khảo sửa

  • Hawgood BJ (tháng 11 năm 1994). “The life and viper of Dr Patrick Russell MD FRS (1727–1805): physician and naturalist”. Toxicon. 32 (11): 1295–304. doi:10.1016/0041-0101(94)90402-2. PMID 7886689.
  • Adler K, Smith HM, Prince SH, David P, Chiszar D (2000). “Russell's viper: Daboia russelii not Daboia russellii, due to Classical Latin rules”. Hamadryad. 25 (2): 83–5.
  • Boulenger GA (1890). The Fauna of British India, Including Ceylon and Burma. Reptilia and Batrachia. London: Secretary of State for India in Council. (Taylor and Francis, printers). xviii + 541 pp. ("Vipera russellii", pp. 420–421, Figure 123).
  • Boulenger GA (1896). Catalogue of the Snakes in the British Museum (Natural History). Volume III., Containing the...Viperidæ. London: Trustees of the British Museum (Natural History). (Taylor and Francis, printers). xiv + 727 pp. + Plates I.- XXV. ("Vipera russellii", pp. 490–491).
  • Breidenbach CH (1990). “Thermal cues influence strikes in pitless vipers”. Journal of Herpetology. Society for the Study of Reptiles and Amphibians. 24 (4): 448–50. doi:10.2307/1565074. JSTOR 1565074.
  • Cox M (1991). The Snakes of Thailand and Their Husbandry. Malabar, Florida: Krieger Publishing Company. 526 pp. ISBN 0-89464-437-8.
  • Daniels JC (2002). Book of Indian Reptiles and Amphibians Mumbai: Bombay Natural History Society/Oxford University Press. viii + 238pp.
  • Das I (2002). A Photographic Guide to Snakes and other Reptiles of India. Sanibel Island, Florida: Ralph Curtis Books. 144 pp. ISBN 0-88359-056-5. (Russell's viper, "Daboia russelii", p. 60).
  • Dimitrov GD, Kankonkar RC (tháng 2 năm 1968). “Fractionation of Vipera russelli venom by gel filtration. I. Venom composition and relative fraction function”. Toxicon. 5 (3): 213–21. doi:10.1016/0041-0101(68)90092-5. PMID 5640304.
  • Dowling HG (1993). “The name of Russell's viper”. Amphibia-Reptilia. 14 (3): 320. doi:10.1163/156853893X00543.
  • Gharpurey K (1962). Snakes of India and Pakistan. Bombay, India: Popular Prakishan. 79 pp.
  • Groombridge B (1980). A phyletic analysis of viperine snakes. Ph-D thesis. City of London: Polytechnic College. 250 pp.
  • Groombridge B (1986). "Phyletic relationships among viperine snakes". In: Proceedings of the third European herpetological meeting; 1985 July 5–11; Charles University, Prague. pp 11–17.
  • Jena I, Sarangi A (1993). Snakes of Medical Importance and Snake-bite Treatment. New Delhi: SB Nangia, Ashish Publishing House. 293 pp.
  • Lenk P, Kalyabina S, Wink M, Joger U (tháng 4 năm 2001). “Evolutionary relationships among the true vipers (Reptilia: Viperidae) inferred from mitochondrial DNA sequences”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 19 (1): 94–104. doi:10.1006/mpev.2001.0912. PMID 11286494.
  • Mahendra BC (1984). "Handbook of the snakes of India, Ceylon, Burma, Bangladesh and Pakistan". Annals of Zoology (Agra, India) 22.
  • Master RW, Rao SS (tháng 7 năm 1961). “Identification of enzymes and toxins in venoms of Indian cobra and Russell's viper after starch gel electrophoresis”. J. Biol. Chem. 236 (7): 1986–90. doi:10.1016/S0021-9258(18)64116-X. PMID 13767976.
  • Minton SA Jr. (1974). Venom Diseases. Springfield, Illinois: CC Thomas Publishing. 386 pp.
  • Morris PA (1948). Boy's Book of Snakes: How to Recognize and Understand Them. A volume of the Humanizing Science Series, edited by Jacques Cattell. New York: Ronald Press. viii + 185 pp. (Russell's viper, "Vipera russellii", pp. 156–157, 182).
  • Naulleau G, van den Brule B (1980). “Captive reproduction of Vipera russelli”. Herpetological Review. Society for the Study of Amphibians and Reptiles. 11: 110–2.
  • Obst FJ (1983). “Zur Kenntnis der Schlangengattung Vipera”. Zoologische Abhandlungen. Staatliches Museums für Tierkunde in Dresden. 38: 229–35. (in German).
  • Reid HA (1968). "Symptomatology, pathology, and treatment of land snake bite in India and southeast Asia". In: Bucherl W, Buckley E, Deulofeu V (editors). Venomous Animals and Their Venoms. Vol. 1. New York: Academic Press. pp 611–42.
  • Shaw G, Nodder FP (1797). The Naturalist's Miscellany. Volume 9. London: Nodder and Co. 65 pp. (Coluber russelii, new species, Plate 291).
  • Shortt (1863). “A short account of the viper Daboia elegans (Vipera Russellii)”. Annals and Magazine of Natural History. 11 (3): 384–5.
  • Silva A de (1990). Colour Guide to the Snakes of Sri Lanka. Avon (Eng): R & A Books. ISBN 1-872688-00-4. 130 pp.
  • Sitprija V, Benyajati C, Boonpucknavig V (1974). “Further observations of renal insufficiency in snakebite”. Nephron. 13 (5): 396–403. doi:10.1159/000180416. PMID 4610437.
  • Smith MA (1943). The Fauna of British India, Ceylon and Burma, Including the Whole of the Indo-Chinese Sub-region. Reptilia and Amphibia. Vol. III.—Serpentes. London: Secretary of State for India. (Taylor and Francis, printers). xii + 583 pp. ("Vipera russelli", pp. 482–485).
  • Thiagarajan P, Pengo V, Shapiro SS (tháng 10 năm 1986). “The use of the dilute Russell viper venom time for the diagnosis of lupus anticoagulants”. Blood. 68 (4): 869–74. doi:10.1182/blood.V68.4.869.869. PMID 3092888.
  • Maung-Maung-Thwin, Khin-Mee-Mee, Mi-Mi-Kyin, Thein-Than (1988). “Kinetics of envenomation with Russell's viper (Vipera russelli) venom and of antivenom use in mice”. Toxicon. 26 (4): 373–8. doi:10.1016/0041-0101(88)90005-0. PMID 3406948.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Mg-Mg-Thwin, Thein-Than, U Hla-Pe (1985). “Relationship of administered dose to blood venom levels in mice following experimental envenomation by Russell's viper (Vipera russelli) venom”. Toxicon. 23 (1): 43–52. doi:10.1016/0041-0101(85)90108-4. PMID 3922088.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Tweedie MWF (1983). The Snakes of Malaya. Singapore: Singapore National Printers Ltd. 105 pp. ASIN B0007B41IO.
  • Vit Z (1977). “The Russell's viper”. Prezgl. Zool. 21: 185–8.
  • Wall F (1906). “The breeding of Russell's viper”. Journal of the Bombay Natural History Society. 16: 292–312.
  • Wall F (1921). Ophidia Taprobanica or the Snakes of Ceylon. Colombo, Ceylon [Sri Lanka]: Colombo Museum. (H.R. Cootle, Government Printer). xxii + 581 pp. ("Vipera russelli", pp. 504–529, Figures 91-92).
  • Whitaker R (1978). Common Indian Snakes. New Delhi (India): MacMillan. 85 pp.
  • Wüster W (1992). “Cobras and other herps in south-east Asia”. British Herpetological Society Bulletin. 39: 19–24.
  • Wüster W, Otsuka S, Malhotra A, Thorpe RS (1992). “Population Systematics of Russell's viper: A Multivariate Study”. Biological Journal of the Linnean Society. 47 (1): 97–113. doi:10.1111/j.1095-8312.1992.tb00658.x.
  • Zhao EM, Adler K (1993). Herpetology of China. Society for the Study of Amphibians and Reptiles. 522 pp. ISBN 0-916984-28-1.

Liên kết ngoài sửa