Waffen-SS (tiếng Đức cho "Lực lượng vũ trang SS") là nhánh chiến đấu của lực lượng SS. Waffen-SS được thành lập ở Đức vào năm 1939 khi SS bị chia lại thành hai đơn vị[1] và tên gọi Waffen-SS chỉ trở nên chính thức vào ngày 2 tháng 3 năm 1940.[2]. Dù được lãnh đạo bởi Thống chế SS Heinrich Himmler trên danh nghĩa, Waffen-SS đã chiến đấu trong suốt Thế chiến thứ hai dưới sự chỉ huy của Wehrmacht (quân đội Đức). Theo chiều biến chuyển của cuộc chiến, Waffen đã dần phát triển thành 39 sư đoàn phục vụ như thể một lực lượng tinh nhuệ tác chiến cùng với Wehrmacht.[1][3]

Waffen Schutzstaffel
"Melde dich freiwillig zur Waffen-SS!"
"Hãy tự nguyện gia nhập lực lượng Waffen-SS!"
Bích chương chiêu mộ của Waffen-SS.
Hoạt động1940-1945
Quốc giaĐức Quốc xã
Quy mô1 triệu
Đặt tên theoHeinrich Himmler
Khẩu hiệuMeine Ehre heißt Treue
(Danh dự của tôi là sự trung thành)
Huy hiệu
Biểu tượng
nhận dạng
Totenkopf

Tại tòa án Nürnberg sau chiến tranh, Waffen-SS bị kết tội có dính líu về chính trị với Đảng Quốc Xã trong việc thực hiện tội ác chiến tranh, trong đó có việc tàn sát người Do Thái hoặc các hành vi tàn sát ở các vùng chiếm đóng. Cũng vì thế mà những cựu binh Waffen-SS bị tước mất những quyền lợi mà những cựu binh khác từng phục vụ trong Heer (Lục quân), Luftwaffe (Không quân) hay Kriegsmarine (Hải quân) được hưởng. Những sĩ quan Waffen-SS bị quân Đồng minh giam giữ riêng biệt và phải chịu sự trừng phạt gay gắt của Liên Xô.

Lược sử sửa

Nguồn gốc hình thành sửa

 
Buổi lễ kỷ niệm năm thứ 3 của đơn vị LSSAH. Sepp Dietrich đứng trên bục. Tháng 5, 1935

Nguồn gốc của Waffen-SS có thể bắt đầu từ việc tuyển chọn một nhóm gồm 120 thành viên SS vào ngày 17 tháng 3 năm 1933 bởi Sepp Dietrich để thành lập một đơn vị quân sự riêng biệt với tên gọi "Sonderkommando" Berlin.[4] Đơn vị này được huấn luyện quân sự cơ bản từ Trung đoàn Bộ binh số 9 Phổ và được Cảnh sáng bang Phổ tài trợ kinh phí. Đến tháng 11 năm 1933, quy mô đơn vị này đã mở rộng đến 800 thành viên, và tại một buổi lễ kỷ niệm tại Munich để kỷ niệm lần thứ 10 của Đảo chính quán bia, đơn vị đã thề trung thành với Adolf Hitler. Lời thề của đơn vị là "Thề trung thành với cá nhân Người" và "Tuân lời đến chết".[4] Đơn vị được trao danh hiệu Leibstandarte Adolf Hitler ('LAH, Trung đoàn vệ sĩ Adolf Hitler).[5] Vào ngày 13 tháng 4 năm 1934, theo lệnh của Himmler, đơn vị được mang danh xưng Leibstandarte SS Adolf Hitler (LSSAH).[5] LSSAH đã nhanh chóng thể hiện lòng trung thành của mình với Hitler vào năm 1934 trong Đêm của những con dao dài khi là tổ chức chính trực tiếp thực hiện các vụ thanh trừng các lãnh đạo của Sturmabteilung (SA).[4][6][7]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Waffen-SS, Encyclopædia Britannica. Truy cập 17 tháng 7 2007.
  2. ^ Background to the SS and the Waffen SS, Valour and Horror. Truy cập 17 tháng 7 2007.
  3. ^ Ba lực lượng cốt lõi của Waffen-SS gồm SS Verfügungstruppe (SSVT), Leibstandarte Adolf Hitler và Totenkopfverbände lính canh trại tập trung. Matthew Thomas, National Maritime Museum, London. Truy cập July 17 2007.
  4. ^ a b c Flaherty 2004, tr. 144.
  5. ^ a b Cook & Bender 1994, tr. 17, 19.
  6. ^ Kershaw 2008, tr. 306–313.
  7. ^ Kershaw 2008, tr. 309–313.

Tham khảo sửa