Tòa án Nürnberg

các phiên xét xử quân sự vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai

Phiên tòa Nürnberg (tiếng Đức: Nürnberger Prozesse) là các phiên xét xử quân sự quân Đồng Minh mở ở Nürnberg, Đức theo luật quốc tếluật chiến tranh sau Thế chiến thứ hai, nổi tiếng vì truy tố các lãnh đạo chính trị, quân sự, tư pháp và kinh tế của Đức Quốc Xã đã kế hoạch, tiến hành hoặc tham gia cuộc Đại tàn sát và những tội chiến tranh khác; những phán quyết này đánh dấu bước ngoặt giữa luật quốc tế cổ điển và đương đại.

Ảnh chụp Hội đồng thẩm phán từ trên cao, năm 1945

Phiên tòa đầu tiên và nổi tiếng nhất là của những tội phạm chiến tranh chính trước Tòa án Quân sự Quốc tế, Norman Birkett gọi "phiên tòa lớn nhất trong lịch sử," một trong các thẩm phán Anh có mặt trong suốt.[1] Từ ngày 20 tháng 11 năm 1945 đến ngày 1 tháng 10 năm 1946,[2] Tòa được giao nhiệm vụ xét xử 24 trong các lãnh đạo chính trị, quân sự quan trọng nhất của Đế chế thứ ba, bị tố mưu chiến, phạm tội tội ác chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống lại loài người.

Adolf Hitler, Wilhelm Burgdorf, Hans KrebsJoseph Goebbels đều đã tự tử trong mùa xuân năm 1945 để tránh bị bắt giữ. Heinrich Himmler bị bắt và tự tử một ngày sau khi bị bắt bởi quân Anh.[3] Krebs và Burgdorf tự sát hai ngày sau Hitlercùng nơi.[4] Reinhard Heydrich bị ám sát bởi đảng phái Séc năm 1942. Josef Terboven tự sát bằng thuốc nổ ở Na Uy năm 1945. Adolf Eichmann chạy trốn đến Argentina để tránh bị bắt giữ, nhưng bị bắt giữ bởi Cục tình báo Israel (Mossad) và treo cổ năm 1962. Miklós Horthy là nhân chứng trong phiên tòa Bộ trưởng diễn ra ở Nürnberg năm 1948.

Phán quyết cuối cùng của tòa án bao gồm án tử hình đối với mười hai bị cáo: Martin Bormann (vắng mặt), Hans Frank, Wilhelm Frick, Hermann Göring (tự tử trước khi thi hành bản án), Alfred Jodl, Ernst Kaltenbrunner, Wilhelm Keitel, Joachim von Ribbentrop, Alfred Rosenberg, Fritz Sauckel, Arthur Seyss-InquartJulius Streicher. Bảy bị cáo nhận án tù từ mười năm đến tù chung thân: Karl Dönitz, Walther Funk, Rudolf Hess, Konstantin von Neurath, Erich Raeder, Baldur von SchirachAlbert Speer. Ba bị cáo được tha bổng là Hans Fritzsche, Franz von PapenHjalmar Schacht. Hai bị cáo còn lại không được tuyên án, Robert Ley tự tử trước khi phiên tòa bắt đầu, Gustav Krupp không được xét xử vì lí do sức khỏe.

Bài này chủ yếu nói về phiên tòa đầu tiên, được triệu tập bởi IMT. Những phiên tòa sau đó được triệu tập bởi Tòa án Quân sự Nürnberg (NMT) do Hòa Kỳ tổ chức, bao gồm phiên tòa Bác sĩphiên tòa Thẩm phán. Tương tự như Nürnberg, Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông được lập ra để xét xử những tội ác trên mặt trận Thái Bình Dương.

Việc phân loại các tội danh và sự hình thành của tòa án thể hiện một tiến bộ pháp lý mà sau này được dùng bởi Liên Hợp Quốc để phát triển một bộ luật quốc tế cụ thể cho các vấn đề tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, chiến tranh xâm lược, cũng như sự thành lập của Tòa án Hình sự Quốc tế. Bản cáo trạng Nürnberg cũng lần đầu tiên đề cập đến nạn diệt chủng trong pháp luật quốc tế (Điều ba, tội ác chiến tranh: "sự tiêu diệt các nhóm chủng tộc và dân tộc, chống lại quần thể nhân dân của một số khu vực bị chiếm đóng nhằm tiêu diện chủng tộc và tầng lớp và các nhóm quốc gia, chủng tộc hoặc tôn giáo nhất định, cụ thể là người Do Thái, người Ba Lan, người Di-gan và những nhóm khác.")[5]

Tiền lệ lịch sử sửa

Thông thường, một hiệp ước hòa bình giữa các cường quốc được sử dụng để phán xét và giải quyết các mâu thuẫn và thiệt hại, trao chiến lợi phẩm cho kẻ chiến thắng và buộc kẻ bại trận bồi thường. Để chấm dứt xung đột, một hiệp ước hòa bình luôn đi kèm với một điều khoản ân xá nghiêm cấm việc khơi dậy hoặc tố cáo những tội ác gây ra trong chiến tranh. Một điều khoản ân xá như thế đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại: "Sau khi Ba mươi Bạo chúa bị đuổi khỏi Athens, Thrasybulus đề ra đạo luật được dân Athens chấp thuận rằng cả hai bên sẽ quên hết mọi thứ diễn ra trong chiến tranh: bắt đầu từ thời điểm này thuật ngữ ân xá được sử dụng."[6] Những điều khoản ân xá thế này vẫn còn đến năm 1962 trong Hiệp định Évian kết thúc cuộc chiến tranh Algérie.

Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng cách thành lập một tòa án và quy trình pháp lý xét xử lãnh đạo của những nước thua cuộc là một hành động chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Napoleon là một trong những lãnh đạo đầu tiên mà việc xét xử hình sự bởi một tòa án quốc tế được đưa ra:

Đặc biệt phổ biến ở nước Anh, ý tưởng về việc xét xử bởi các đại diện của tất cả quốc gia ở châu Âu, có điều gì đó hấp dẫn; đó sẽ là phán xét vĩ đại và quyền lực nhất lịch sử thế giới; ta có thể phát triển những nguyên tắc cho luật pháp quốc tế... và dù mọi chuyện như thế nào, đó sẽ là một dấu mốc lớn trong lịch sử

— Joseph de Maistre

Một trong những tòa án có thẩm quyền đa quốc gia xuất hiện từ năm 1899, khi Tòa án Trọng tài thường trực được thành lập và tồn tại đến ngày nay, tuy nhiên không được công nhận thẩm quyền hình sự.

Ý tưởng về một tòa án hình sự quốc tế có từ Chiến tranh thế giới thứ nhất và bắt nguồn từ những hiệp định chấm dứt nó:

  • Điều 227 của Hòa ước Versailles bao gồm bản cáo trạng của Hoàng đế Wilhelm II: "một tội ác chống lại đạo đức quốc tế và sự tôn nghiêm của các hiệp ước". Nó cũng đặt ra nền tảng cho một tòa án đặc biệt bao gồm đại diện của Mỹ, Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản. Điều 228 yêu cầu xét xử các tội phạm chiến tranh, được thực hiện bởi chính phủ Đức mới, và phải dẫn độ khi có yêu cầu.

Tuy nhiên những quy định không thể được áp dụng trong thực tiễn:

  • Chính phủ Hà Lan, nơi Wilhelm II ẩn náu, từ chối thực hiện nó do tính hồi tố của nó. Phiên tòa vì thế không được diễn ra.[7].
  • Cộng hòa Weimar giải thích cho quân Đồng Minh rằng việc dẫn độ sẽ gây nên một cuộc chống đối toàn diện, làm suy yếu tính bền vững của chính phủ. Vì thế, việc xét xử các tội phạm chiến tranh, hay ít nhất một phần của nó, diễn ra tại Đức trước Reichsgericht (Tòa Dân sự Tối cao) tại Leipzig từ tháng 5 năm 1921 đến tháng 12 năm 1922. Kết quả nằm ngoài dự đoán: trong số 901 bị cáo, 888 người được tha bổng. 13 người còn lại nhận những bản án nhẹ nhưng cũng không phải thực hiện chúng.[8]
  • Hòa ước Sèvres không được phê chuẩn; Hiệp ước Lausanne thay thế nó không đưa ra những quy định về Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1922, Toà án Thường trực Công lý Quốc tế được thành lập. Không khác những tòa án trước đó, nó không có thẩm quyền hình sự và tan rã năm 1946 với sự thành lập của Liên Hợp Quốc.

Nguồn gốc sửa

Có tất cả, tôi cho rằng, ba tình huống khả dĩ: bỏ qua và không trừng phạt những tội ác đã xảy ra; xử tử hoặc trừng phạt những tên tội phạm; hoặc xét xử chúng. Tình huống nào sẽ xảy ra? Liệu có thể để những tội ác hung tàn như thế được tha bổng? Liệu Pháp, liệu Nga, liệu Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Tiệp Khắc, Ba Lan hay Nam Tư có thể đồng thuận với khả năng đó? ... Cần nhớ rằng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất những tội phạm bị cáo buộc được xét xử bởi Đức, và đó thật là một trò hề! Phần lớn thoát tội và các bản án được đưa ra chẳng đáng là bao và sớm được xá tội.[9]

Geoffrey Lawrence
ngày 5 tháng 12 năm 1946

Đầu năm 1940, chính quyền Ba Lan lưu vong mong muốn chính phủ Anh và Pháp lên án cuộc xâm lược của Đức vào nước họ. Phía Anh ban đầu từ chối; tuy nhiên, sau khi Ba Lan xem xét và sửa đổi dự thảo, ngày 18 tháng 4 năm 1940, một tuyên bố chung được đưa ra bởi Anh, Pháp và Ba Lan. Tuyên bố tố cáo chính phủ Đức đã xâm lược Ba Lan "bằng những cuộc tấn công tàn bạo vào người dân Ba Lan và vi phạm những quy tắc của pháp luật quốc tế". Berlin bị lên án vì đã vi phạm luật chiến tranh và hiệp định quốc tế như Công ước Hague 1907. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng không mang ý nghĩa lớn: ba nước Đồng Minh "tái khẳng định trách nhiệm của Đức cho những tội ác này và quyết tâm chỉnh đốn những tội ác gây ra với người Ba Lan." [10]

Ngày 12 tháng 6 năm 1941, đại diện của tám chính quyền lưu vong tại Luân Đôn bao gồm Bỉ, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Nam Tư cùng với các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh và Ủy ban Quốc gia Pháp, ký Tuyên bố Cung điện Thánh James, thể hiện mong muốn xét xử tội phạm chiến tranh bằng một cơ quan quốc tế, được phát triển trong chiến tranh.

Ba năm rưỡi sau, ý định trừng phạt quân Đức trở nên quả quyết hơn hẳn. Ngày 1 tháng 11 năm 1943, Liên Xô, Anh và Mỹ đề ra "Tuyên bố về Tội ác của Đức ở châu Âu", đưa ra một "lời cảnh báo toàn diện" rằng, khi Đức Quốc Xã bị tiêu diệt, quân Đồng Minh sẽ "đuổi theo chúng đến tận cùng trái đất ... để công lý được thực thi. ... Tuyên bố trên không có định kiến về trường hợp những tên tội phạm chiến tranh với tội ác không xảy ra ở một vị trí địa l1y cụ thể nào và sẽ bị trừng phạt bởi quyết định chung của Chính phủ của lực lượng Đồng Minh."[11] Quyết tâm thực hiện công lý của quân Đồng Minh được thể hiện ở Hội nghị YaltaPotsdam năm 1945.[12]

Tài liệu của Nội các Chiến tranh Anh, phát hành ngày 2 tháng 1 năm, cho thấy ngay từ tháng 12 năm 1944 Nội các đã thảo luận chính sách trừng phạt lãnh đạo Đức Quốc Xã nếu bắt được chúng. Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ chính sách hành quyết không xét xử trong một số trường hợp, cùng với việc sử dụng Lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản để tránh các trở ngại pháp lý, nhưng rồi bị can ngăn qua những buổi thảo luận với Mỹ và Liên Xô sau này.[13]

 
Bị cáo trong tại phiên tòa Nürnberg. Mục tiêu chính của vụ truy tố là Hermann Göring (rìa bên trái hàng ghế đầu tiên), được xem là chỉ huy còn sống quan trọng nhất của Đệ tam Quốc Xã sau cái chết của Hitler.

Cuối năm 1943, trong Cuộc họp Bữa tối giữa Tam Cường tại Hội nghị Tehran, lãnh đạo Liên Xô, Joseph Stalin, kiến nghị xử tử 50.000–100.000 sĩ quan Đức để Đức không thể chuẩn bị cho trận chiến nào khác. Roosevelt, tin rằng Stalin không nghiêm túc, đùa rằng "có lẽ 49.000 là đủ". Churchill, tin rằng hai người kia nghiêm túc, lên cơn phẫn nộ và lên án "cuộc hành quyết máu lạnh những người lính đã chiến đấu vì Tổ quốc của họ" và nói rằng ông thà bị "đem ra khu đất trống và bắn" chính ông hơn là tham gia vào bất kỳ hành động nào như thế.[14] Tuy nhiên, ông cũng nói rằng tội phạm chiến tranh phải trả giá cho những tội ác họ đã gây ra và vì thế, dựa trên Văn bản Moskva mà chính ông đã viết, chúng nên bị xét xử tại nơi mà tội ác đã diễn ra. Churchill hoàn toàn phản đối việc hành quyết "vì mục đích chính trị"[15][16] Theo biên bản một cuộc gặp giữa Roosevelt và Stalin ở Yalta, ngày 4 tháng 2 năm 1945 tại Lâu đài Livadia, Tổng thống Roosevelt "nói rằng ông rất sốc trước quy mô hủy diệt của Đức Quốc Xã ở Crimea và vì thế ông khát máu với người Đức hơn so với một năm trước, và ông hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ nâng cốc mừng việc hành quyết 50.000 sĩ quan của Quân đội Đức."[17]

Henry Morgenthau Jr., Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, đề nghị một kế hoạch giải quốc xã toàn diện nước Đức;[18] đây còn gọi là Kế hoạch Morgenthau. Kế hoạch ủng hộ việc giải trừ công nghiệp bắt buộc cho Đức và hành quyết không xét xử những kẻ được gọi là "tội phạm chính", những tội phạm chiến tranh chủ chốt.[19] Roosevelt ban đầu ủng hộ kế hoạch này, và thuyết phục được Churchill ủng hộ nó với một số cắt giảm nhẹ. Tuy nhiên sau đó, chi tiết kế hoạch bị lộ gây nên sự chỉ trích mạnh mẽ trong báo chí Mỹ[20]. Roosevelt, nhận thấy rõ sự phản đối của công chúng, hủy bỏ kế hoạch, nhưng không sử dụng một biện pháp thay thế cho vấn đề. Sự sụp đổ của Kế hoạch Morgenthau yêu cầu cấp thiết một giải pháp thay thế để xử lý các lãnh đạo Đức Quốc Xã Plan. Kế hoạch "Xét xử Tội phạm Chiến tranh Châu Âu" được soạn thảo bởi Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. StimsonBộ Chiến tranh Hoa Kỳ. Nối tiếp cái chết của Roosevelt vào tháng 4 năm 1945, tổng thống mới, Harry S. Truman, bày tỏ sự đồng thuận cho quá trình pháp lý. Sau một cuộc đàm phán giữa Anh, Mỹ, Liên Xô và Pháp, chi tiết của cuộc xét xử được đưa ra. Phiên tòa dự kiến bắt đầu ngày 20 tháng 11 năm 1945, tại thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern.

Sự thành lập tòa án sửa

Ngày 20 tháng 4 năm 1942, đại diện từ chín nước bị chiếm đóng bởi quân Đức gặp mặt ở Luân Đôn để dự thảo "Nghị quyết Đồng Minh về Tội ác Chiến tranh của Đức". Tại cuộc họp mặt ở Tehran (1943), Yalta (1945) và Postdam (1945), ba cường quốc thời chiến, Anh, Mỹ và Liên Xô, nhất trí về hình thức trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm cho những tội ác trong Thế Chiến thứ hai. Pháp cũng được cho một ghế trong tòa án. Cơ sở pháp lý cho tòa án được xây dựng bởi Hiến chương Nürnberg, được chấp thuận bởi bốn Cường quốc vào ngày 8 tháng 8 năm 1945,[21] và giới hạn phiên tòa chỉ được "trừng phạt những tội phạm chiến tranh chính của các nước châu Âu Phe Trục".

Khoảng 200 bị cáo tội ác chiến tranh Đức bị xét xử ở Nürnberg, và 1.600 người khác bị xét xử theo quy trình truyền thống của các tòa án quân sự. Cơ sở pháp lý về quyền hạn của tòa án được định nghĩa trong Văn kiện Đầu hàng của Đức. Thẩm quyền chính trị của Đức được chuyển cho Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh, với quyền lực tối cao ở Đức, có thể trừng phạt vi phạm luật quốc tếluật chiến tranh. Vì tòa án chỉ có thẩm quyền trong giới hạn vi phạm luật chiến tranh, nó không có thẩm quyền tài phán với những tội danh xảy ra trước khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 năm 1939.

Địa điểm sửa

 
Tòa án ở Nürnberg, nơi diễn ra các vụ xét xử

LeipzigLuxembourg ban đầu được xem xét để làm địa điểm diễn ra phiên tòa.[22] Liên Xô muốn tòa án diễn ra tai Berlin, thủ đô của 'những kẻ âm mưu phát xít',[22] nhưng Nürnberg được chọn làm địa điểm diễn ra vì hai lý do, đặc biệt với lý do đầu tiên mang tính quyết định:[23]

  1. Cung điện Công lý rất rộng và ít bị hư hại (một trong số ít tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn qua những lần đánh bom nước Đức trên diện rộng của quân Đồng Minh), và đồng thời có một nhà tù lớn.
  2. Nürnberg được coi là nơi sinh ra của Đảng Quốc Xã. Đây là nơi diễn ra các cuộc biểu tình tuyên truyền hàng năm của Đảng[22] và phiên quốc hội Reichstag đã thông qua Luật Nürnberg.[23] Vì thế đây được coi là nơi thích hợp để đánh dấu sự sụp đổ của Đảng Quốc Xã.

Để thỏa hiệp với Liên Xô, quân Đồng Minh đồng ý rằng tuy phiên tòa diễn ra ở Nürnberg, Berlin sẽ là địa điểm chính thức của cơ quan tài phán.[24][25][26] Pháp cũng được chấp thuận làm thành viên thường trực của IMT[27] và phiên xử đầu tiên (một số phiên tòa đã được lên kế hoạch) sẽ diễn ra tại Nürnberg.[24][26]

Hầu hết bị cáo đều đã bị giam giữ trước đó tại Trại Ashcan, một trung tâm xử lý và thẩm vấn tại Luxembourg, và được đưa đến Nürnberg để xét xử.

Thành viên sửa

Mỗi nước trong bốn nước cử một thẩm phán và một người thẩm phán dự khuyết, cũng như các công tố viên.

 
Các thẩm phán tại Nürnberg, từ trái sang phải: Volchkov, Nikitchenko, Birkett, Sir Geoffrey Lawrence, Biddle, Parker, Donnedieu de VabresFalco

Thẩm phán sửa

Trưởng công tố viên sửa

Trợ giúp Jackson là các luật sư Telford Taylor,[28] William S. Kaplan[29]Thomas J. Dodd, cùng với Richard Sonnenfeldt, một phiên dịch viên của lục quân Hoa Kỳ. Trợ giúp Shawcross gồm có Thiếu tá David Maxwell-Fyfe, John Wheeler-BennettMervyn Griffith-Jones. Shawcross cũng chiêu mộ một luật sư tranh tụng trẻ, Anthony Marreco, con trai của một người bạn của ông, để giúp đoàn nước Anh xử lý lượng công việc lớn.

Luật sư bào chữa sửa

Hầu hết luật sư bào chữa là các luật sư người Đức,[30] bao gồm Georg Fröschmann, Heinz Fritz (Hans Fritzsche), Otto Kranzbühler (Karl Dönitz), Otto Pannenbecker (Wilhelm Frick), Alfred Thoma (Alfred Rosenberg), Kurt Kauffmann (Ernst Kaltenbrunner), Hans Laternser (tổng tham mưu và chỉ huy cấp cao), Franz Exner (Alfred Jodl), Alfred Seidl (Hans Frank), Otto Stahmer (Hermann Göring), Walter Ballas (Gustav Krupp von Bohlen und Halbach), Hans Flächsner (Albert Speer), Günther von Rohrscheidt (Rudolf Hess), Egon Kubuschok (Franz von Papen), Robert Servatius (Fritz Sauckel), Fritz Sauter (Joachim von Ribbentrop), Walther Funk (Baldur von Schirach), Hanns Marx (Julius Streicher), Otto Nelte (Wilhelm Keitel), và Herbert Kraus/Rudolph Dix (cả hai làm việc cho Hjalmar Schacht). Các luật sư chính được hỗ trợ bởi tổng cộng 70 trợ lý, thư ký và luật sư.[31] Các nhân chứng bào chữa bao gồm một vài người tham gia vào các tội ác chiến tranh trong Thế Chiến thứ hai, như Rudolf Höss.

Một phần Hiến chương của Toà án Quân sự Quốc tế

IV. Phiên tòa công bằng cho bị cáo Điều 16.

Bản cáo trạng sẽ bao gồm đầy đủ các chi tiết cụ thể các cáo buộc chống lại Bị cáo. Một bản sao của Bản cáo trạng và tất cả tài liệu được nộp cùng với Bản cáo trạng, được dịch sang ngôn ngữ mà anh ta hiểu, sẽ được cung cấp cho Bị cáo vào thời gian thích hợp trước phiên tòa.

http://avalon.law.yale.edu/imt/imtconst.asp

Tòa án sửa

 
Ảnh màu hiếm về phiên tòa ở Nürnberg, cho thấy các bị cáo được canh gác bởi Cảnh sát quân sự Hoa Kỳ

Tòa án Quân sự Quốc tế được bắt đầu vào ngày 19 tháng 11 năm 1945 tại Cung điện Công lý ở Nürnberg.[32][33] Phiên đầu tiên được chủ trì bởi thẩm phán Liên Xô Nikitchenko. Bản cáo trạng chống lại 24 tội phạm chiến tranh và 7 tổ chức – lãnh đạo của Đảng Quốc Xã, Nội các Đệ Tam Đế chế, Schutzstaffel (SS), Sicherheitsdienst (SD), Gestapo, Sturmabteilung (SA) và "Tổng tham mưu và Chỉ huy Cấp cao", bao gồm một vài cấp chỉ huy quân đội.[avalon 1] Các tổ chức này được coi là "tội phạm" nếu bị kết tội.

Bản cáo trạng gồm có bốn tội danh:

  1. Tham gia vào kế hoạch hay âm mưu tội ác chống lại hòa bình
  2. Lên kế hoạch, khởi xướng và tiến hành chiến tranh xâm lược và các tội danh khác chống lại hòa bình
  3. Tội ác chiến tranh
  4. Tội ác chống lại loài người

Danh sách dưới đây liệt kê các bị cáo, tội danh và phán quyết. Đối với từng tội danh, 24 bị cáo hoặc là bị buộc tội nhưng không bị kết tội (I), bị buộc tội và kết tội (G), hoặc không bị buộc tội (—):

Ảnh Tên Cáo trạng Mức án Ghi chú
1 2 3 4
  Martin Bormann I G G Tử hình (vắng mặt) Người kế nhiệm Hess làm Bí thư Đảng Quốc xã. Tuyên án vắng mặt.[avalon 2] Thi thể được tìm thấy ở Berlin năm 1972 và được xác định chết ngày 2 tháng 5 năm 1945 (theo thông tin của Artur Axmann); được cho là bị giết khi chạy trốn khỏi Berlin trong những ngày cuối của cuộc chiến.
  Karl Dönitz I G G 10 năm Tư lệnh Hải quân Đức Quốc Xã từ 1943, kế nhiệm Raeder. Người khởi xướng chiến dịch U-boat. Trở thành Tổng thống Đức trong thời gian ngắn sau cái chết của Hitler.[avalon 3] Bị kết án thực hiện chiến tranh tàu ngầm không giới hạn vi phạm Hiệp ước Hải quân Luân Đôn thứ hai 1936, nhưng không bị trừng phạt vì tội danh đó bởi Hoa Kỳ cũng vi phạm điều luật này. Được thả ngày 1 tháng 10 năm 1945, chết ngày 24 tháng 12 năm 1980. Luật sư bào chữa: Otto Kranzbühler.
  Hans Frank I G G Tử hình Luật sư của Đảng Quốc xã, Toàn quyền Đức Quốc xã ở Ba Lan bị chiếm đóng 1939–45. Ăn năn hối cải.[avalon 4] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Wilhelm Frick I G G G Tử hình Bộ trưởng Nội vụ của Hitler 1933–43 và là Bảo hộ công của Bohemia và Moravia 1943–45. Đồng tác giả của Luật Nürnberg.[avalon 5] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Hans Fritzsche I I I Tha bổng Bình luận viên đài phát thanh nổi tiếng;Giám đốc Cục Báo chí Quốc nội (1938), Giám đốc Cục Truyền thanh thuộc Bộ Tuyên truyền Quốc Xã.[avalon 6] Phát hành đầu năm 1950[34] Fritzsche có một sự nghiệp thành công trong đài phát thanh Đức, vì giọng của ông giống với giọng của Goebbels.[35] Chết ngày 27 tháng 9 năm 1953.
  Walther Funk I G G G Chung thân Bộ trưởng Kinh tế (1937–1945); kế nhiệm Schacht làm Thống đốc Reichsbank, ngân hàng trung ương của Đức. Được thả ngày 16 tháng 5 năm 1957 vì lý do sức khỏe.[avalon 7] Chết ngày 31 tháng 5 năm 1960.
  Hermann Göring G G G G Tử hình Thống chế Đế chế, Tổng tư lệnh của Luftwaffe 1935–45, Toàn quyền Kế hoạch bốn năm 1936–40, Chỉ huy trưởng Gestapo trước khi SS nắm quyền vào tháng 4 năm 1934. Ban đầu có thứ bậc cao thứ hai trong Đảng Quốc Xã và được chỉ định làm người kế vị Hitler, ông xảy ra mâu thuẫn với Hitler vào tháng 4 năm 1945. Sĩ quan Quốc Xã cấp cao nhất bị xét xử ở Nürnberg.[36] Tự tử đêm trước ngày thi hành án.[avalon 8]
  Rudolf Hess G G I I Chung
thân
Phó Quốc trưởng Đức Quốc Xã cho đến khi ông bay đến Scotland năm 1941 nhằm đàm phán hòa bình với Anh. Bị bỏ tù kể từ đó. Sau xét xử, bị giam giữ tại Nhà tù Spandau, nơi ông tự sát năm 1987.[avalon 9]
  Alfred Jodl G G G G Tử hình Đại tướng Wehrmacht, hạ cấp của Keitel và là Tư lệnh Hành quân của Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht 1938–45. Ký lệnh hành quyết không xét xử quân biệt kích Đồng Minh và cấp ủy Liên Xô.[avalon 10]Văn kiện Đầu hàng của Đức ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Reims với tư cách đại diện của Karl Dönitz. Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946. Được Tòa án Bài trừ Quốc xã xóa tội năm 1953, nhưng rồi bị hủy bỏ.
  Ernst Kaltenbrunner I G G Tử hình Viên chức SS cao nhất bị xét xử tại Nürnberg. Chủ tịch Văn phòng An ninh Chính Reich 1943–45, tổ chức Quốc Xã bao gồm dịch vụ tình báo (SD), Cảnh sát ngầm quốc gia (Gestapo) và Cảnh sát hình sự (Kripo) và có quyền lãnh đạo Einsatzgruppen. Phủ nhận tất cả cáo buộc.[avalon 11] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Wilhelm Keitel G G G G Tử hình Chỉ huy trưởng của Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht (OKW) và là Bộ trưởng Chiến tranh 1938–45. Được biết với lòng trung thành tuyệt đối với Hitler.[37] Ký nhiều sắc lệnh yêu cầu quân binh và tù nhân chính trị bị hành quyết. Ăn năn hối cải.[avalon 12] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Gustav Krupp von Bohlen und Halbach   I I I Không
phán quyết
Nhà công nghiệp lớn. C.E.O. của Friedrich Krupp AG 1912–45. Sức khỏe không phù hợp cho xét xử; bị liệt một phần từ năm 1941. Do một sơ suất, thay vì con ông Alfried (người điều hành Krupp hầu hết thời gian diễn ra chiến tranh), Gustav được chọn cho bản cáo trạng.[38] Các công tố viên cố thay thế con ông trong bản cáo trạng nhưng quan tòa bác bỏ do sắp đến phiên xét xử. Tuy nhiên, các cáo buộc chống lại ông vẫn còn trong trường hợp ông phục hồi (chết vào tháng 2 năm 1950).[39] Alfried bị xét xử trong một phiên tòa Nürnberg riêng (Phiên tòa Krupp) về việc sử dụng nô lệ, từ đó thoát khỏi những tội danh nặng hơn và khả năng bị xét xử.
  Robert Ley I I I I Không
phán quyết
Chỉ huy của Mặt trận Lao động Đức (DAF).

Tự sát ngày 25 tháng 10 năm 1945, trước khi tòa án bắt đầu. Bị cáo buộc nhưng không được tha hay kết tội do phiên tòa không diễn ra.

  Konstantin von Neurath G G G G 15 năm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1932–38, kế nhiệm Ribbentrop. Sau trở thành Bảo hộ công của Bohemia và Moravia 1939–43. Nghỉ phép từ 1941, ông từ chức năm 1943 do tranh chấp với Hitler. Được thả do sức khỏe yếu ngày 6 tháng 11 năm 1954[avalon 13] sau khi lên cơn đau tim. Chết ngày 14 tháng 8 năm 1956.
  Franz von Papen I I Tha bổng Thủ tướng Đức năm 1932 và Phó Thủ tướng dưới quyền Hitler năm 1933–34. Đại sứ Áo 1934–38 và đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ 1939–44. Tuy được tha bổng tại Nürnberg, von Papen bị phân loại là tội phạm chiến tranh năm 1947 bởi một tòa án giải Quốc Xã Đức, và phải nhận tám năm lao động khổ sai. Được tha bổng khi kháng án sau khi hai năm lao động.[avalon 14]
  Erich Raeder G G G Chung thân Tổng tư lệnh Hải quân Đức Quốc Xã từ 1928 đến khi nghỉ hưu năm 1943, Dönitz kế nhiệm. Được thả (sức khỏe yếu) ngày 26 tháng 9 năm 1955.[avalon 15] Chết ngày 6 tháng 11 năm 1960.
  Joachim von Ribbentrop G G G G Tử hình Thượng tướng SS. Đại sứ Anh 1936–38. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1938–45.[avalon 16] Ăn năn hối cái.[40] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Alfred Rosenberg G G G G Tử hình Nhà lý luận và tư tưởng Học thuyết chủng tộc. Bộ trưởng Lãnh thổ Chiếm đóng phía đông 1941–45.[avalon 17] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Fritz Sauckel I I G G Tử hình Gauleiter của Thüringen 1927–45. Lãnh đạo của chương trình lao động nô dịch Đảng Quốc Xã 1942–45.[avalon 18] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946. Luật sư bào chữa: Robert Servatius
  Dr. Hjalmar Schacht I I Tha bổng Chủ ngân hàng và nhà kinh tế nổi bật. Chủ tịch của Reichsbank 1923–30 & 1933–38 và Bộ trưởng Bộ Kinh tế 1934–37. Thừa nhận đã vi phạm Hiệp ước Versailles.[avalon 19] Nhiều người ở Nürnberg cáo buộc người Anh đã giúp Schacht thoát tội để bảo vệ công nghiệp và tài chính Đức; Francis Biddle tiết lộ Geoffrey Lawrence khẳng định rằng Schacht, một "người đàn ông có tư cách", không hề giống những "tên du côn" khác trong tòa án.[41] Năm 1944, ông bị giam giữ trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã, và phẫn nộ khi bị xét xử dưới danh một tội phạm chiến tranh.[42]
  Baldur von Schirach I G 20 năm Đứng đầu Hitlerjugend 1933–40, Gauleiter của Viên 1940–45. Ăn năn hối cải.[avalon 20]
  Arthur Seyss-Inquart I G G G Tử hình Một phần của Anschluss và Thủ tướng Áo trong thời gian ngắn năm 1938. Cấp dưới của Frank tại Ba Lan 1939–40. Sau là Reichskommissar của Hà Lan 1940–45. Ăn năn hối cải.[avalon 21] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.
  Albert Speer I I G G 20 năm Bạn và là kiến trúc sư ưa thích của Hitler. Bộ trưởng Quân bị từ 1942 đến khi cuối cuộc chiến. Ông cuối cùng phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng lao động nô lệ từ các vùng bị chiếm đóng cho sản xuất vũ khí. Ăn năn hối cải.[avalon 22] Ra tù ngày 1 tháng 10 năm 1966. Chết ngày 1 tháng 9 năm 1981.
  Julius Streicher I G Tử hình Gauleiter của Franconia 1922–40, sau đó được từ bỏ chính quyền nhưng được Hitler cho giữ chức vụ chính thức. Nhà xuất bản tờ báo hàng tuần Der Stürmer bài Do Thái.[avalon 23] Treo cổ ngày 16 tháng 10 năm 1946.

Kiểm tra trí thông minh và sức khỏe tâm thần sửa

Các bị cáo phải làm bài trắc nghiệm Rorschach, cùng với Trắc nghiệm Năng lực Nhận thức Chủ đề Tổng Quát (TAT) và phiên bản tiếng Đức của Bài kiểm tra trí tuệ Wechsler-Bellevue (WAIS).[43] Tất cả bị cáo đều thông minh trên mức trung bình, một số rất thông minh.[44]

 
Các bị cáo nghe bằng chứng đã được dịch qua tai nghe
Tên Chỉ số IQ[45][46]
Dönitz, Karl 138
Frank, Hans 130
Frick, Wilhelm 124
Fritzsche, Hans 130
Funk, Walther 124
Göring, Hermann 138
Hess, Rudolf 120
Jodl, Alfred 127
Kaltenbrunner, Ernst 113
Keitel, Wilhelm 129
Neurath, Konstantin von 125
Papen, Franz von 134
Raeder, Erich 134
Ribbentrop, Joachim von 129
Rosenberg, Alfred 127
Sauckel, Fritz 118
Schacht, Hjalmar 143
Schirach, Baldur von 130
Seyss-Inquart, Arthur 141
Speer, Albert 128
Streicher, Julius 106

Trong suốt các phiên tòa, cụ thể giữa tháng 1 và tháng 7 năm 1946, các bị cáo và một số nhân chứng được phỏng vấn bởi bác sĩ tâm thần Mỹ Leon Goldensohn. Ghi chú của ông cho thấy hành vi lời nói của các bị cáo còn sống; chúng được chỉnh sửa thành sách và xuất bản năm 2004.[47] Jean Delay là chuyên gia tâm thần học cho phái đoàn Pháp trong phiên xét xử Rudolf Hess.[avalon 24]

Tổng quan phiên tòa sửa

 
Hermann Göring bị thẩm vấn chéo
Phim do quân đội Mỹ sản xuất "Trại tập trung và nhà tù của Đức Quốc Xã" và được dùng làm bằng chứng.
Bản tin Mỹ ngày 17 tháng 10 năm 1946 phán xử phiên tòa Nürnberg.
  • Ngày 20 tháng 11 năm 1945: Tòa án bắt đầu.
  • Ngày 21 tháng 11 năm 1945: Thẩm phán Robert H. Jackson mở đầu buổi truy tố với bài phát biểu kéo dài vài tiếng đồng hồ, gây ấn tượng đến cả quan tòa và công chúng.
  • Ngày 26 tháng 11 năm 1945: Bản ghi nhớ Hossbach (của một cuộc họp nơi Hitler giải thích kế hoạch chiến tranh) được trình bày.
  • Ngày 29 tháng 11 năm 1945: Bộ phim "Trại tập trung và nhà tù của Đức Quốc Xã" được chiếu.
  • Ngày 30 tháng 11 năm 1945: Nhân chứng Erwin von Lahousen làm chứng rằng Keitel và von Ribbentrop ra sắc lệnh giết người Ba Lan, Do Thái, và tù binh [[Liên Xô].
  • Ngày 11 tháng 12 năm 1945: Bộ phim Kế hoạch Đức Quốc Xã được chiếu, cho thấy việc lên kế hoạch và sự chuẩn bị dài hạn cho chiến tranh của Đức Quốc Xã.
  • Ngày 3 tháng 1 năm 1946: Nhân chứng Otto Ohlendorf, cựu lãnh đạo Einsatzgruppen, thú nhận đã giết khoảng 90.000 người Do Thái.
  • Ngày 3 tháng 1 năm 1946: Nhân chứng Dieter Wisliceny mô tả tổ chứng Văn phòng An ninh Chính Reich Ban IV-B-4, chịu trách nhiệm cho Giải pháp cuối cùng.
  • Ngày 7 tháng 1 năm 1946: Nhân chứng và cựu Obergruppenführer SS (Thượng tướng SS) Erich von dem Bach-Zelewski thú nhận đã tổ chức các cuộc thảm sát người Do Thái và người Liên Xô.
  • Ngày 28 tháng 1 năm 1946: Nhân chứng Marie-Claude Vaillant-Couturier, thành viên của Kháng chiến Pháp và là một người sống sót qua trại tập trung, trở thành nạn nhân Holocaust đầu tiên làm chứng cho sự việc Holocaust.
  • Ngày 11–12 tháng 2 năm 1946: Nhân chứng và cựu thống chế Friedrich Paulus, người được bí mật đưa đến Nürnberg, chứng thực về câu hỏi khởi xướng chiến tranh xâm lược.
  • Ngày 14 tháng 2 năm 1946: Các công tố viên Liên Xô cố đổ lỗi cho người Đức về vụ thảm sát Katyn.
  • Ngày 19 tháng 2 năm 1946: Bộ phim Sự tàn bạo của những tên Phát xít Đức xâm lược được chiếu, trình bày chi tiết về tội ác diễn ra ở các trại hành quyết.
  • Ngày 27 tháng 2 năm 1946: Nhân chứng Abraham Sutzkever xác nhận vụ thảm sát gần 80.000 người Do Thái ở Vilnius bởi quân Đức chiếm đóng thành phố này.
  • Ngày 8 tháng 3 năm 1946: Nhân chứng đầu tiên của bên bị làm chứng – cựu tướng Karl Bodenschatz.
  • Ngày 13–22 tháng 3 năm 1946: Hermann Göring đưa ra lời khai.
  • Ngày 15 tháng 4 năm 1946: Nhân chứng Rudolf Höss, cựu tư lệnh Auschwitz, xác nhận rằng Kaltenbrunner chưa từng ở đó, nhưng đồng thời thú nhận đã thực hiện thảm sát.
  • Ngày 21 tháng 5 năm 1946: Nhân chứng Ernst von Weizsäcker giải thích về Hiệp ước Xô-Đức 1939, bao gồm một nghị định bí mật về sự phân chia Đông Âu giữa Đức và Liên Xô.
  • Ngày 20 tháng 6 năm 1946: Albert Speer đưa ra lời khai. Ông là bị cáo duy nhất chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
  • Ngày 29 tháng 6 năm 1946: Luật sư bào chữa cho Martin Bormann làm chứng.
  • Ngày 1–2 tháng 7 năm 1946: Tòa án nghe sáu nhân chứng khai về vụ thảm sát Katyn; Liên Xô thất bại trong việc đổ tội cho Đức về vụ việc.
  • Ngày 2 tháng 7 năm 1946: Đô đốc Chester W. Nimitz cung cấp lời khai trên giấy về việc tấn công tàu buôn không báo trước, xác nhận rằng không chỉ Đức mà Mỹ cũng thực hiện những vụ tấn công như thế.
  • Ngày 4 tháng 7 năm 1946: Phán quyết cuối cùng cho bên bị.
  • Ngày 26 tháng 7 năm 1946: Phán quyết cuối cùng cho bên tố.
  • Ngày 30 tháng 7 năm 1946: Bắt đầu phiên tòa về "các tổ chức tội phạm".
  • Ngày 31 tháng 8 năm 1946: Những lời cuối cùng của các bị cáo.
  • Ngày 1 tháng 9 năm 1946: Tòa án tạm ngừng.
  • Ngày 30 tháng 9–ngày 1 tháng 10 năm 1946: Bản án được đưa ra trong hai ngày, với từng bản án đọc rõ vào chiều ngày 1 tháng 10.[48]

Bên tố cáo thành công trong việc vén màn những diễn tiến dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, cướp đi ít nhất 55 triệu mạng người ở châu Âu,[49] cũng như quy mô của tội ác diễn ra dưới chính quyền Hitler. Mười hai bị cáo nhận án tử hình, bảy người phải ở tù (từ 10 năm đến tù chung thân), ba người được tha bổng và hai bị cáo không bị kết tội.[50]

Thi hành bản án sửa

 
Thi thể của Hermann Göring, ngày 16 tháng 10 năm 1946

Các án tử được thực hiện ngày 16 tháng 10 năm 1946 bằng treo cổ sử dụng phương thức thả tiêu chuẩn thay vì thả dài. Quân đội Mỹ bác bỏ thông tin cho rằng chiều dài thả rơi quá ngắn khiến các bị cáo chết từ từ do siết cổ thay vì chết ngay lập tức do gãy cổ,[51] nhưng vẫn có bằng chứng cho thấy một số kẻ bị kết tội chết từ từ trong đau đớn, vùng vẫy trong khoảng 14 đến 28 phút trước khi cuối cùng ngạt thở mà chết.[52][53] Người hành hình là John C. Woods.[54] Buổi xử tử diễn ra tại phòng tập gym của tòa nhà (bị phá hủy năm 1983).[55]

Mặc dù tin đồn từ lâu rằng các thi thể được đem đến Dachau và hỏa táng, thực chất quân Đồng Minh đã thiêu chúng ở một lò hỏa táng tại Munich, và tro cốt được rải khắp sông Isar.[56] Quan tòa người Pháp đề nghị rằng những tù nhân quân sự (Göring, Keitel và Jodl) bị xử bắn, theo tiêu chuẩn của các tòa án quân sự, nhưng Biddle và các thẩm phán Liên Xô phản đối, cho rằng các sĩ quan quân đội đã vi phạm đạo đức quân đội và không đáng để được chết bằng xử bắn, hình thức xử tử được coi là nhân đạo hơn.[cần dẫn nguồn] Những tên tội phạm nhận án tù được chuyển đến nhà tù Spandau năm 1947.

Trong số 12 bị cáo nhận án tử, hai người không bị treo cổ: Martin Bormann bị kết án khi vắng mặt (quân Đồng Minh không biết ông đã chết trong lúc chạy trốn khỏi Berlin vào tháng 5 năm 1945), và Hermann Göring tự sát vào đêm trước buổi hành quyết. 10 bị cáo còn lại đều bị treo cổ chết.

Nguyên tắc Nürnberg sửa

Định nghĩa của các tội danh được xếp vào tội ác chiến tranh được mô tả bởi bộ nguyên tắc Nürnberg, một tập hợp các văn bản hướng dẫn được tạo ra từ kết quả của tòa án. Các thí nghiệm y khoa thực hiển bởi các bác sĩ Đức bị truy tố trong phiên tòa Bác sĩ dẫn đến sự ra đời của Bộ luật Nürnberg để kiểm soát các thử nghiệm tương lai liên quan đến con người, một bộ nguyên tắc nhân đạo cho thí nghiệm với con người.

Trong số các tổ chức bị tố cáo có những tổ chức sau không bị kết tội:

Các phiên tòa phụ và liên quan sửa

Quan chức Hoa Kỳ thực hiện các phiên tòa Nürnberg tiếp theo trong vùng chiếm đóng của Mỹ.

Các phiên tòa khác diễn ra sau phiên tòa Nürnberg đầu tiên bao gồm:

Vai trò của Mỹ sửa

 
Trưởng công tố viên Mỹ Robert H. Jackson mở đầu phiên tòa Nürnberg, ngày 20 tháng 11 năm 1945.

Tuy thẩm phán Anh Geoffrey Lawrence là người được chọn làm Chánh án, quan tòa nổi bật nhất có lẽ là vị thẩm phán người Mỹ, Francis Biddle.[57] Trước đó, Biddle từng làm Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ nhưng được Truman yêu cầu từ chức đầu năm 1945.[58]

Một số người cho rằng Truman đã chọn Biddle làm thẩm phán Mỹ chính cho phiên tòa nhằm xin lỗi cho việc yêu cầu ông từ chức.[58] Trớ trêu thay, Biddle trong lúc còn là Bộ trưởng được đã phản đối ý định xét xử các lãnh đạo Đức Quốc Xã về những tội ác gây ra trước chiến tranh và đã gửi đi một bản ghi nhớ về vấn đề này ngày 5 tháng 1 năm 1945.[59] Bản ghi nhớ cũng nói rõ ý kiến của Biddle rằng thay vì kế hoạch ban đầu xét xử toàn bộ tổ chức, cần phải có nhiều phiên tòa hơn dành cho từng bị cáo cụ thể.[59]

Biddle sớm đổi ý, và chấp thuận kế hoạch đã chỉnh sửa vào ngày 21 tháng 1 năm 1945, có lẽ vì hạn chế trong thời gian do phiên tòa sẽ là một trong những vấn đề chính tại hội nghị Yalta.[60] Tại phiên tòa, tòa án Nürnberg quy định rằng bất kì thành viên nào của tổ chức bị kết tội ác chiến tranh, ví dụ như SS hay Gestapo, và tham gia sau năm 1939 sẽ được coi là tội phạm chiến tranh.[61] Biddle thuyết phục được các thẩm phán khác miễn trừ những ai được chọn hoặc không biết về những tội ác mà các tổ chức này gây ra.[58]

Công tố viên Robert H. Jackson không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong phiên tòa, mà cũng trong việc hình thành Tòa án Quân sự Quốc tế. Ông dẫn đầu phái đoàn Mỹ đến Luân Đôn vào mùa hè năm 1945, ủng hộ kế hoạch xét xử lãnh đạo Đức Quốc Xã như là âm mưu tội phạm.[62] Theo Airey Neave, Jackson cũng là người đằng sau quyết định bao gồm tất cả thành viên của bất kỳ tổ chức nào trong sáu tổ chức tội phạm có trong bản cáo trạng, tuy nhiên bị IMT bác bỏ vì điều này chưa từng có tiền lệ ngay cả trong luật quốc tế hay luật pháp của bất kỳ nước Đồng Minh nào.[63] Jackson cũng cố gắng xét xử Alfried Krupp thay vì cha ông, Gustav, và thậm chí đề nghị Alfried tự nguyện được xét xử thay cho cha mình.[64] Cả hai kiến nghị đều bị bác bỏ bởi IMT, cụ thể là Lawrence và Biddle, và một số nguồn tin cho rằng điều này khiến Jackson không được Biddle coi trọng.[64]

Thomas Dodd là công tố viên cho Hoa Kỳ. Một lượng lớn bằng chứng được sử dụng để chứng minh các cáo trạng, đặc biệt với những ghi chép đầy đủ các hành động của Đức Quốc Xã vẫn được lưu giữ. Các công tố viên có những hồ sơ được ký bởi Đảng viên Quốc Xã cho mọi thứ, từ văn phòng phẩm cho đến hơi Zyklon B, được dùng để giết tù nhân của các trại hành quyết. Thomas Dodd chiếu một loạt các bức hình cho tòa án sau khi đọc qua các văn bản về tội ác của những bị cáo trong chiến tranh. Các bức hình được thu thập ghi những tù nhân được giải phóng khỏi trại tập trung.[65]

Henry F. Gerecke (de), một mục sư Luther, và Sixtus O'Connor, một linh mục Công giáo, được đưa đến để trông coi các bị cáo.[66] Hình ảnh của tòa án được chụp bởi một nhóm các nhiếp ảnh gia ảnh tĩnh của Lục quân Mỹ, dưới sự chỉ đạo của nhiếp ảnh gia chính Ray D'Addario.[67]

Di sản sửa

 
Phòng xử án 600 tháng 6 năm 2016 với cách bài trí hiện đại

Tòa án được ca ngợi vì đã xác định rõ "tội ác vi phạm luật pháp quốc tế được thực hiện bởi con người, không phải bởi các thực thể trừu tượng, và chỉ khi trừng phạt những cá nhân thực hiện các tội ác đó thì luật pháp quốc tế mới được thực thi."[68] Sự hình thành của Tòa án Quân sự Quốc tế mở đường cho các phiên tòa xét xử những quan chức Quốc Xã thấp hơn và các bác sĩ Quốc Xã, những người đã thực hiện thí nghiệm trên cơ thể tù nhân trại tập trung. Đồng thời đó cũng là hình mẫu cho Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông xét xử các quan chức Nhật Bản vì tội ác chống lại hòa bình và loài người. Nó cũng làm mẫu cho Phiên tòa Eichmann và các tòa án ngày nay ở Den Haag, cho việc xét xử những tội ác diễn ra trong cuộc chiến tranh Nam Tư, và tại Arusha, cho việc xét xử những người chịu trách nhiệm cho cuộc thảm sát ở Rwanda.

Tòa án Nürnberg có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của luật hình sự quốc tế. Quyết định của Tòa án Nürnberg là hình mẫu cho:

Ủy ban Pháp luật Quốc tế, theo yêu cầu của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, xuất bản báo cáo Các nguyên tắc của Pháp luật Quốc tế được công nhận trong Hiến chương của Tòa án Nürnberg và trong Phán quyết của Toà án (Niên giám của Ủy ban Pháp luật Quốc tế, 1950, quyển II[69]).

Ảnh hưởng của tòa án còn có thể thấy trong các kiến nghị về một tòa án hình sự quốc tế thường trực, và dự thảo của các bộ luật hình sự quốc tế, sau được chuẩn bị bởi Ủy ban Pháp luật Quốc tế.

Du khách hiện có thể tham quan phòng xét xử 600 những ngày không diễn ra phiên tòa. Một triển lãm thường xuyên đã được dành riêng cho các phiên tòa.[70]

Sự thành lập một Tòa án Hình sự Quốc tế thường trực sửa

Tòa án Nürnberg tạo điều kiện cho phong trào cho sự thành lập của một tòa án hình sự quốc tế thường trực, cuối cùng dẫn đến Đạo luật của Tòa án Quân sự Quốc tế được chấp thuận hơn năm mươi năm sau. Phong trào này bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong phương thức xét xử giữa hệ thống tòa án Đức và hệ thống tòa án Mỹ. Những tội ác và âm mưu chiến tranh chưa từng có trong hệ thống luật châu Âu lục địa. Do đó, phía nước Đức cảm thấy không công bằng khi kết tội các bị cáo vì âm mưu phạm tội, trong khi các thẩm phán từ những nước dùng thông luật thì đã quen với việc đó.[71]

Đây [IMT] là tòa án hình sự quốc tế đầu tiên thành công, và từ đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển luật pháp hình sự quốc tế và các tổ chức quốc tế.[72]

Chỉ trích sửa

Hình thức sửa

Hầu hết phiên tòa, nếu không nói là toàn bộ, đều dựa trên những văn bản, hiệp ước, tuyên bố, báo chí,... của chính quyền. Trừ những bị cáo, có rất ít lời khai của các nạn nhân. Sự thiếu sót này có lẽ đã khiến cho chính sách diệt chủng của Đức Quốc Xã, còn gọi là giải pháp cuối cùng, không được phát hiện sớm hơn. Đồng thời định nghĩa của tội ác chống lại loài người không bao gồm những tội ác trước 1939 và sau ngày 8 tháng 5 năm 1945. Joseph Kessel cho rằng: "Các hình vẽ, văn bản, giấy tờ chứng thực khá là dài dòng".[73]

Xu hướng báo chí sửa

Cuối phiên tòa, hai khuynh hướng xuất hiện rõ ràng trên báo chí quốc tế, trong khi đó báo chí Đức, dưới sự kiểm soát của phe Đồng Minh, không cho phép chỉ trích mạnh mẽ nào.

Một mặt, báo chí Liên Xô, cũng như các nước cộng sản khác và cánh tả Pháp phản đối ba trường hợp tha bổng. Với một số nhà báo, đó là "sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản và quân sự Đức".

Ngược lại, ở Mỹ và Anh, truyền thông thương tiếc cho sự hà khắc của phán quyết. Thượng nghị sĩ Robert Taft nói về "sự vi phạm công lý"; bình luận viên quân sự người Anh Fuller so sánh những viên chức Đức với người Do Thái. Taft cũng có so sánh tương tự, nói rằng "tìm sự khác nhau [giữ số phận của người Do Thái và những viên tướng].

Công lý của kẻ chiến thắng sửa

Rồi bạn sẽ thấy. Vài năm nữa các luật sư trên toàn thế giới sẽ lên án phiên tòa này. Bạn không thể có một phiên tòa không luật pháp.[74]

 —Joachim von Ribbentrop
Ngày 20 tháng 11 năm 1945

Những người chỉ trích tòa án Nürnberg cho rằng các tội danh chống lại bị cáo chỉ được xem là "tội ác" sau khi chúng đã được thực hiện nên phiên tòa không hợp lệ và khiến đây là một hình thức của "công lý của kẻ chiến thắng".[75][76]

Giáo sư Michael Biddiss cho rằng, "Tòa án Nürnberg tiếp tục ám ảnh chúng ta. ... Câu hỏi đặt ra về điểm mạnh và điểm yếu của chính quá trình tố tụng."[77][78][79] Một số người cho rằng Phát xít và những đồng phạm cần được xét xử bởi những nước trung lập trong chiến tranh, thậm chí là bởi các tòa án Đức chống phát xít. Giáo sư Ludwig Erhard, thủ tướng Tây Đức từ 1963 đến 1966, chỉ trích rằng:

Đáng tiếc là tại Nürnberg, luật pháp chỉ được sử dụng bởi những kẻ thắng trận. Lời hứa sử dụng luật lệ chung, không phải của những kẻ chiến thắng sẽ đáng tin hơn nếu thanh kiếm công lý được cầm bởi những nước trung lập. Đúng là có rất ít nước trung lập trong cuộc chiến này, nhưng vẫn có Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, những nước mà cả chuyên gia luật pháp quốc tế và các thẩm phán đều biết.[80]

Pháp luật hồi tố sửa

Tính hồi tố và đối phó của định nghĩa về tội ác chiến tranhtội ác chống lại loài người là một vấn đề lớn trong nền tảng của luật pháp, với nguyên tắc bất hồi tố của luật hình sự. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được xem xét trong các hiệp định quốc tế, ít nhất là đến năm 1945. Một số điều nhất định của Hiến chương của Tòa án quân sự Quốc tế, cụ thể 19 và 21, giảm nhẹ một số yêu cầu kĩ thuật trong việc thu thập bằng chứng. Điều 19 viết "Tòa án không bị giới hạn bởi những quy định kĩ thuật của bằng chứng... và sẽ sử dụng bất kì chứng cứ nào có giá trị làm chứng". Những điều này gây tranh cãi và nghi ngờ về tính hợp lệ của một số lí lẽ được đưa ra trong tòa án. Quincy Wright, viết mười tám tháng sau phán quyết của IMT, giải thích về sự chống đối với Tòa án:

Cơ sở nền tảng cho Hiến chương Liên Hợp Quốc, Điều lệ của Tòa án Công lý Quốc tế và Điều lệ của Tòa án Nürnberg khác xa những giả định thực chứng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của những luật gia trong thế kỷ 19. Hậu quả là những hoạt động của các tổ chức đó thường xuyên bị chỉ trích mạnh mẽ bởi các luật gia thực chứng ... [những người] đã đặt câu hỏi: Lấy vị dụ, làm thế nào các nguyên tắc được đưa ra bởi Tòa án Nürnberg có giá trị pháp lý cho đến khi phần lớn các quốc gia đã nhất trí về một tòa án có thẩm quyền thực thi những nguyên tắc đó? Làm thế nào mà Tòa án Nürnberg có thẩm quyền để kết tội Đức xâm lược, trong khi Đức vẫn chưa chấp nhận tòa án? Làm thế nào mà luật pháp được chấp nhận lần đầu trong Hiến chương Nürnberg năm 1945, lại có thể dùng cho những bị cáo tại phiên tòa với hành vi bị cáo buộc được thực hiện nhiều năm về trước?[81]

Phó Chánh án Tòa án Tối cao William O. Douglas cáo buộc quân Đồng Minh đã phạm tội "thay thế nguyên tắc bằng quyền lực" tại Nürnberg. "Tôi nghĩ lúc đó và cả bây giờ rằng Tòa án Nürnberg không hề có nguyên tắc," ông viết. "Luật lệ được tạo ra có hiệu lực hồi tố để thỏa mãn mong muốn và dư luận lúc bấy giờ."[82]

Để củng cố nền tảng pháp lý của phiên tòa, những lập luận sau về tính bất hồi tố của luật hình sự đã được đưa ra:

  1. Tháng 1 năm 1942, chín chính phủ Châu Âu đang tị nạn ở Luân Đôn, kiên quyết chốn lại việc xét xử con tin bởi quân đội Đức, xuất bản Tuyên bố Saint-James cùng với chính phủ Anh, thông báo rằng sẽ bắt đầu một tiến trình pháp lý chống lại lãnh đạo của Đế chế thứ ba[83]. Tháng 11 năm 1943, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Tam Cường, Anthony Eden của Anh, Cordell Hull của Mĩ, và Vyacheslav Molotov của Liên Xô tập trung ở Moskva, quyết định tham gia vào việc truy tố lãnh đạo của Đệ tam đế chế[84].
  2. Mặt khác, để biện minh cho tội danh chống lại hòa bình không có trong phát biểu của Saint-James và Moskva, các luật sư Anh đã sử dụng Hiệp ước Kellogg–Briand năm 1928, trong đó tất cả bên ký, bao gồm Mĩ, Đức, Anh và Pháp phải hạn chế sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Do đó, theo William Chanler, cố vấn pháp lý của quân đội Mĩ ở Đức, "người vi phạm hiệp ước này sẽ mất đi quyền gây chiến và chiến tranh mà họ gây ra sẽ được coi là sát hại và tấn công theo luật của nước bị xâm lược."[85]
  3. Để thiết lập mối liên hệ giữa việc vi phạm hiệp ước Kellogg–Briand với một án phạt hình sự khả dĩ, các thẩm phán sử dụng một khái niệm từ Thông luật, đó là âm mưu: theo đó, bất kì hành nào của một nhóm hay tổ chức nhằm thực hiện một tội ác có tổ chức, nằm trong phạm vi của Thông luật, phải bị trừng phạt, bao gồm cả án tử hình.[86]

Tội ác của quân Đồng Minh sửa

 
Đống xác sau trận ném bom Dresden, tháng 2 năm 1945.

Tháng 10 năm 1945, Jackson, trong một bức thư viết về những điểm yếu của tòa án, nói với Tổng thống Mỹ Harry S. Truman rằng quân Đồng Minh "đã hoặc đang thực hiện chính những thứ chúng ta truy tố quân Đức. Pháp đang vi phạm Hiệp ước Geneva trong việc đối xử tù binh đến nỗi ta phải ra lệnh lấy lại những tù nhân đã gửi cho họ. Chúng ta tố cáo trộm cướp mà quân Đồng Minh lại đang thực hiện nó. Chúng ta bảo chiến tranh xâm lược là một tội ác và một trong những đồng minh của ta lại xâm lăng và khẳng định chủ quyền tại các nước Baltic."[87][88]

Mặc cho những nỗ lực của thẩm phán và công tố viên Xô Viết, vai trò của Liên Xô trong cuộc xâm lược Ba Lan vẫn được đề cập tới trong phiên tòa. Nghị định thư bí mật trong Hiệp ước Xô-Đức ký ngày 23 tháng 8 năm 1939, đưa ra sự phân chia lãnh thổ Ba Lan giữa Đức và Liên Xô và được thực hiện vào tháng 9 năm 1939. Tuy nhiên, lãnh đạo Liên Xô không bị xét xử trên việc đồng âm mưu.[89] Ngoài ra, Anh và Liên Xô đều không bị xét xử cho việc chuẩn bị và thực hiện chiến dịch Countenance (1941) hay chiến tranh mùa đông (1939-1940). Những cuộc tranh cãi về thảm sát Katyn hay vụ đắm tàu MV Wilhelm Gustloff cho thấy rõ ràng quân Đồng Minh cũng đã gây ra những tội ác chiến tranh. Mặc dù vậy, sử gia Ba Lan Bronisław Baczko cho rằng nếu những hành vi đó có thể được coi là tội ác, "chúng ta cần cảm ơn thẩm quyền của Nürnberg."[90]. Đi xa hơn việc chất vấn Liên Xô, thẩm phán Serge Fuster cùng một số người khác đã chỉ trích quân Đồng Minh về sự khác biệt giữa các cuộc thảm sát dân thường Nga ở Ukraine và các vụ ném bom ở Dresden, Hiroshima và Nagasaki. Nhà sử học Pháp Poliakov viết: "kể từ nay, tồn tại hai loại luật pháp quốc tế, một cho Đức, một cho phần còn lại của thế giới"[80]. Freda Utley, trong cuốn sách The High Cost of Vengeance xuất bản năm 1949,[91] cho rằng tòa án bằng tiêu chuẩn kép. Cô chỉ ra việc quân Đồng Minh sử dụng lao động dân sự ép buộc và cố tình bỏ đói dân thường[92][93] ở những khu vực bị chiếm đóng. Cô cũng chỉ ra rằng Tướng Rudenko, trưởng công tố viên của Liên Xô, sau phiên tòa đã trở thành chỉ huy của trại tập trung Sachsenhausen. Sau sự sụp đổ của Đông Đức, thi thể của 12.500 nạn nhân được tìm thấy ở trại, chủ yếu là "trẻ em, thanh niên và người già".[94])

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Marrus 1997, tr. 563.
  2. ^ Harris 2006, tr. 106.
  3. ^ “Himmler commits suicide”. HISTORY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ Cooper 2011, trang 38. "On October 6, in Berlin, the Chief Prosecutors signed the momentous Indictment setting forth the charges ... against Hermann Göring and his associates and the six organizations, named as criminal, to which they belonged."
  5. ^ “The trial of German major war criminals: proceedings of the International Military Tribunal sitting at Nuremberg Germany”. avalon.law.yale.edu. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ Jean-Baptiste Denisard (1775). Desaint (biên tập). Collection de décisions nouvelles et de notions relatives à la jurisprudence actuelle. I (ấn bản 9). Paris. tr. 84..
  7. ^ Emmanuel Decaux, Le statut du chef d'État déchu, Thư mục Luật quốc tế của Pháp, quyển 26, 1980, trang 105-114.
  8. ^ Norman Paech, Apports du Procès de Nuremberg au droit pénal, Collectif 1988, tr. 26-27.
  9. ^ Lawrence 1947, trang 152–3. Bài phát biểu này của Lawrence được tái bản trong Mettraux 2008, trang 290–9.
  10. ^ Kochavi 1998, tr. 7–8.
  11. ^ Heller 2011, trang 9. Theo Marrus 1997, trang 563, Roosevelt đã viết cho Rabbi Stephen Wise, chủ tịch của Đại hội Do Thái Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1942 rằng: "Người Mỹ không chỉ cảm thông với tất cả nạn nhân của tội ác của Đức Quốc Xã, mà còn buộc những kẻ gây ra nó phải chịu hình phạt xứng đáng vào một ngày đền tội mà chắc chắn sẽ đến."
  12. ^ Wright 1946, tr. 74.
  13. ^ “Shooting top Nazis? The Nuremberg option wasn't apple pie either”. The Guardian. ngày 26 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  14. ^ Senarclens 1988, tr. trang 19–20.
  15. ^ Crossland, John (ngày 1 tháng 1 năm 2006). “Churchill: execute Hitler without trial”. The Sunday Times. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  16. ^ Tehran Conference: Tripartite Dinner Meeting Lưu trữ 2006-06-29 tại Wayback Machine, ngày 29 tháng 11 năm 1943, Đại sứ quán Liên Xô, 8:30 tối
  17. ^ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Lưu trữ 2011-04-30 tại Wayback Machine Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ. Các hội nghị tại Malta và Yalta, 1945. trang 571.
  18. ^ “The original memorandum from 1944, signed by Morgenthau”. Fdrlibrary.marist.edu. ngày 27 tháng 5 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ “The original Morgenthau memorandum from 1944”. Fdrlibrary.marist.edu. ngày 27 tháng 5 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.
  20. ^ Irving, David (1986). Der Morgenthau-Plan 1944/45 [Kế hoạch Morgenthau 1944/45] (bằng tiếng Đức). Bremen: Faksimile Verlag.
  21. ^ Lawrence 1947, tr. 151.
  22. ^ a b c Overy 2001, tr. 19–20.
  23. ^ a b Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (German), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 32
  24. ^ a b Heydecker, Joe J.; Leeb, Johannes (1979). Der Nürnberger Prozeß (bằng tiếng Đức). Köln: Kiepenheuer und Witsch. tr. 97.
  25. ^ Minutes of 2nd meeting of BWCE and the Representatives of the USA. Kew, Luân Đôn: Văn phòng Đại Chưởng ấn, Cục Lưu trữ Công cộng. ngày 21 tháng 6 năm 1945.
  26. ^ a b Rough Notes Meeting with Russians. Kew, Luân Đôn: Văn phòng Đại Chưởng ấn, Cục Lưu trữ Công cộng. ngày 21 tháng 6 năm 1945.
  27. ^ Overy 2001, tr. 15.
  28. ^ Severo, Richard (ngày 24 tháng 5 năm 1998). “Telford Taylor, Who Prosecuted Top Nazis At the Nuremberg War Trials, Is Dead at 90”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2017.
  29. ^ “Lawyer William S. Kaplan, 76, prosecutor at Nuremberg trials”. ngày 25 tháng 3 năm 1986. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  30. ^ Davidson 1997, tr. 30–1.
  31. ^ Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (German), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 67–69
  32. ^ Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (German), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 78
  33. ^ Tóm tắt bản cáo trạng trong Bản tin Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ, ngày 21 tháng 10 năm 1945, trang 595
  34. ^ Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (tiếng Đức), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 46
  35. ^ William L. Shierer "Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba - Lịch sử Đức Quốc Xã", chương Nuremberg của phần IV
  36. ^ Evans 2008, tr. 509, 724.
  37. ^ Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (German), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 40
  38. ^ Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (German), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 47
  39. ^ Clapham, Andrew (2003). “Issues of complexity, complicity and complementarity: from the Nuremberg Trials to the dawn of the International Criminal”. Trong Philippe Sands (biên tập). From Nuremberg to the Hague: the future of international criminal justice. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 0-521-82991-7. Quyết định cuối cùng của tòa án là không thể xét xử Gustav Krupp vì điều kiện sức khỏe, nhưng 'các cáo buộc chống lại anh ta trong Bản cáo trạng sẽ được giữ lại để xét xử sau nếu tình trạng thể chất và tinh thần của bị cáo cho phép'.
  40. ^ "Chúa bảo vệ nước Đức. Chúa rủ lòng thương xót tâm hồn tôi. Ước nguyện cuối cùng của tôi là Đức sẽ thống nhất trở lại và, vì hòa bình, sẽ có sự hiểu nhau giữa phương Đông và phương Tây. Tôi mong cả thế giới sống trong hòa bình. Last and Near-Last Words of the Famous, Infamous and Those In-Between Bởi Joseph W. Lewis Jr. M.D., và sau khi trăn trối ông thì thầm với giáo sĩ, "Tôi sẽ lại gặp ông", Burton C. Andrus, I Was the Nuremberg Jailor, New York: Coward-McCann, 1969, trang 195.
  41. ^ Bower 1995, tr. 347.
  42. ^ William L Shierer "Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba - Lịch sử Đức Quốc Xã", phần IV, chương Nuremberg
  43. ^ Brunner 2001, tr. 234.
  44. ^ Gilbert 1995, trang 30–1. Gilbert không đưa ra IQ của Ley, có lẽ vì Ley tự tử trước khi bài kiểm tra diễn ra, tuy nhiên Gilbert không nói rõ. Sereny 1995, trang 573, ghi lại rằng Speer cho rằng bài kiểm tra là "ngu ngốc", và trả lời chúng, cụ thể là bài trắc nghiệm Rorschach, bằng câu trả lời "vô lý". Trùng hợp, Brunner 2001, trang 234, khẳng định rằng, trong hoàn cảnh của các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm Rorschach là "gần như vô dụng theo tiêu chuẩn hiện nay; cũng có thể đề cập một số yếu tố làm vô hiệu bài kiểm tra, như là kỹ thuật ghi chép lỗi thời và việc dùng phiên dịch viên trong một số bài phỏng vấn Rorschach. Hơn nữa, trong một số trường hợp không có ghi chú đúng từng chữ, trong khi một số biên bản khác được ghi chép bởi một nhà tâm lý học không hề có kinh nghiệm với Rorschach."
  45. ^ [1] Lưu trữ 2012-12-06 tại Wayback Machine. Bị cáo Nürnberg tại UKMC.
  46. ^ Xem Gustave Gilbert, Nhật ký Nürnberg (1947), trang 30-31, để biết thêm thông tin.
  47. ^ Goldensohn 2004.
  48. ^ Henkel (ed.), Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (tiếng Đức), Nürnberg: Museen der Stadt NuernbergQuản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết), trang 78–84
  49. ^ David W. Del Testa, Florence Lemoine, John Strickland (2003). Government leaders, military rulers, và political activists. Greenwood Publishing Group. trang 83. ISBN 1-57356-153-3
  50. ^ "Đức – Tòa án Nürnberg Lưu trữ 2016-04-06 tại Wayback Machine". Nghiên cứu Quốc gia Thư viện Quốc hội.
  51. ^ War Crimes: Night without Dawn. Lưu trữ 2009-11-02 tại Wayback Machine Tạp chí Time thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 1946
  52. ^ Shnayerson, Robert (tháng 10 năm 1996). “Judgment at Nürnberg” (PDF). Smithsonian Magazine. tr. 124–141. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2011. The trial removed 11 of the most despicable Nazis from life itself. In the early morning hours of Wednesday, ngày 16 tháng 10 năm 1946, ten men died in the courthouse gymnasium in a botched hanging that left some strangled to death for as long as 25 minutes.
  53. ^ “The Trial of the Century– and of All Time, part two”. Flagpole Magazine. ngày 17 tháng 7 năm 2002. tr. 6. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. người treo cổ kinh nghiệm của Quân đội, Thượng sĩ John C. Woods, phá hỏng buổi hành hình. Một số không chết ngay do gãy cổ như dự tính mà chết trong đau đớn do siết cổ từ từ. Ribbentrop và Sauckel mỗi người mất 14 phút để ngạt thở đến chết, trong khi Keitel, người chết đau đớn nhất, vùng vẫy trong 28 phút ở cuối sợi dây trước khi chết.
  54. ^ Thượng tá Pháp L. MacLean, The Fifth Field: The Story of the 96 American Soldiers Sentenced to Death and Executed in Europe and North Africa in World War II (Atglen, PA: Nhà xuất bản Schiffer, 2013), ISBN 9780764345777.
  55. ^ Henkel, Matthias (2011), Memoriam Nuernberger Prozesse, exhibition catalogue (tiếng Đức), Nürnberg: Museen der Stadt Nuernberg, trang 87
  56. ^ Overy 2001, tr. 205.
  57. ^ Persico 2000, tr. 111.
  58. ^ a b c Persico 2000, tr. 62.
  59. ^ a b Smith 1977, tr. 33.
  60. ^ Smith 1977, tr. 34.
  61. ^ Persico 2000, tr. 396.
  62. ^ Neave 1978, tr. 24.
  63. ^ Neave 1978, tr. 339–40.
  64. ^ a b Neave 1978, tr. 297.
  65. ^ Roland, Paul. The Nuremberg Trials. London: Arcturus Publishing Limited, 2012.
  66. ^ Service, Kimberly Winston Religion News (ngày 24 tháng 8 năm 2014). “The Strange Story Of The American Pastor Who Ministered To Nazis”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  67. ^ Hevesi, Dennis (ngày 16 tháng 2 năm 2011). “Raymond D'Addario, Photographer of Nazis, Dies at 90”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  68. ^ Heller 2011, tr. 3.
  69. ^ “Yearbook of the International Law Commission, 1950”. legal.un.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  70. ^ “Visitor Information – Memorium Nuremberg Trials”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  71. ^ Ehrenfreund, Norbert (2007). “Chương 5: Defending the indefensible”. The Nuremberg Legacy. New York: Palgrave Macmillan. ISBN 978-1-403-97965-0.
  72. ^ Fichtelberg 2009, tr. 5.
  73. ^ Kessel, 27 tháng 11 năm 1945.
  74. ^ Gilbert 1995, tr. 36.
  75. ^ Zolo 2009.
  76. ^ Xem phát biểu của Giáo sư Nicholls tại Đại học St Antony, Oxford, rằng "Tòa án Nürnberg không có được thiện cảm của báo chí. Chúng thường bị coi là một dạng công lý của kẻ chiến thắng, trong đó các bị cáo bị xét xử về những tội không tồn tại trong pháp luật khi họ thực hiện chúng, ví dụ như âm mưu chiến tranh." Giáo sư Anthony Nicholls, Đại học Oxford Lưu trữ 2009-01-01 tại Wayback Machine
  77. ^ Biddiss 1995.
  78. ^ Xem Bài báo BBC bởi Giáo sư Richard Overy Lưu trữ 2017-07-07 tại Wayback Machine ("Ý kiến cho rằng những phiên tòa tội phạm chiến tranh... là biểu hiện của 'công lý của kẻ chiến thắng' mập mờ về mặt pháp lý [xuất hiện]... Ngay ở phía Đồng Minh có những chuyên gia luật pháp kinh nghiệm nghi ngờ về tính pháp lý của cả quy trình... Chưa từng có tiền lệ. Không một chính phủ nào khác từng bị xét xử bởi chính quyền của những nước khác... Cái mà quân Đồng Minh quan tâm là một tòa án mà sẽ khiến việc phát động chiến tranh, vi phạm chủ quyền và cái được biết đến vào năm 1945 là 'tội ác chống lại loại người' trở thành tội ác quốc tế. Tuy nhiên, những điều này trước đây không phải là những tội ác được định nghĩa trong pháp luật quốc tế, khiến quân Đồng Minh ở trong một trạng thái mơ hồ về mặt pháp lý khi phải thực thi công lý – phải trừng phạt những hành vi không được coi là tội tại thời điểm chúng diễn ra.")
  79. ^ Xem Nghiên cứu của Jonathan Graubart, Đại học bang San Diego, Khoa Chính trị học, xuất bản trực tuyến Graubart Article Lưu trữ 2011-04-30 tại Wayback Machine
  80. ^ a b Poliakov 1951, tr. 274.
  81. ^ Wright 1948, tr. 405–7.
  82. ^ 'Dönitz at Nuremberg: A Reappraisal', H. K. Thompson, Jr., và Henry Strutz, (Torrance, California: 1983)
  83. ^ Taylor 1995, tr. 37.
  84. ^ Taylor 1995, tr. 39.
  85. ^ Taylor 1995, tr. 50.
  86. ^ Taylor 1995, tr. 48.
  87. ^ Luban 1994, tr. 360–361.
  88. ^ “The Legacy of Nürnberg”. PBS/WGBH. ngày 1 tháng 3 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2019.
  89. ^ Bauer, Eddy The Marshall Cavendish Illustrated Encyclopedia of World War II Volume 22 New York: Marshall Cavendish Corporation 1972 page 3071.
  90. ^ L’Histoire, Bản mẫu:N°, tháng 9 năm 1990, tr. 63.
  91. ^ “The Nuremberg Judgments”. Fredautley.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.
  92. ^ Richard Dominic Wiggers, The United States and the Refusal to Feed German Civilians after World War II[liên kết hỏng]
  93. ^ Davidson 1999, tr. 85. US military personnel and their wives were under strict orders to destroy or otherwise render inedible their own leftover surplus so as to ensure it could not be eaten by German civilians.
  94. ^ "Germans Find Mass Graves at an Ex-Soviet Camp Lưu trữ 2009-02-23 tại Wayback Machine". The New York Times, ngày 24 tháng 9 năm 1992

Trích dẫn sửa

Dự án Avalon sửa

Những chú thích sau dẫn từ các văn bản tại “The International Military Tribunal for Germany”. Dự án Avalon: Văn bản Pháp Luật, Lịch sử và Ngoại giao. Trường Luật Yale Thư viện Luật Lillian Goldman.

  1. ^ “Nuremberg Trial Proceedings Indictment: Appendix B”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  2. ^ “Bormann judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ “Dönitz judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ “Frank judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ “Frick judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ “Fritzsche judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ “Funk judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “Goering judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ “Hess judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ “Jodl judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ “Kaltenbrunner judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  12. ^ “Keitel judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  13. ^ “Von Neurath judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  14. ^ “Von Papen judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  15. ^ “Raeder judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  16. ^ “Von Ribbentrop judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  17. ^ “Rosenberg judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  18. ^ “Sauckel judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  19. ^ “Schacht judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  20. ^ “Von Schirach judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  21. ^ “Seyss-Inquart judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  22. ^ “Speer judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  23. ^ “Streicher judgement”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  24. ^ “Nuremberg Trial Proceedings Vol. 1: Report of Commission to Examine Defendant Hess”. Lillian Goldman Law Library, Yale Law School. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.

Thư mục sửa

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa