Xứ Oregon (Oregon Country) hay "Oregon" (khác biệt với Tiểu bang Oregon) là một thuật từ để chỉ một vùng phía tây Bắc Mỹ bao gồm lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 42° Bắc, phía nam vĩ tuyến 54°40'Bắc, và phía tây của Dãy núi Rocky hay còn gọi là Rặng Thạch Sơn cho đến Thái Bình Dương. Khu vực mà bây giờ là một phần của tỉnh bang British Columbia của Canada, tất cả các tiểu bang Oregon, Washington, Idaho, và một phần của MontanaWyoming của Hoa Kỳ. Vùng này có thể nói tương đương với định nghĩa rộng rãi về Tây Bắc Thái Bình Dương. Mặc dù thuật từ này đã được dùng để chỉ khu vực này từ lúc chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền đối với vùng này cho đến Hiệp ước Oregon năm 1846, ngày nay nó ít khi được dùng trong ý nghĩa như vậy. Tên người Anh gọi tương đương cho khu vực này là Khu Columbia (Columbia District); phía bắc Sông Thompson là một phần của Khu Tân Caledonia kéo dài khá xa về phía bắc khỏi vĩ tuyến 54°40' Bắc.

Bản đồ Xứ Oregon
Phong cảnh tại Xứ Oregon của Charles Marion Russell

Cuộc thám hiểm khi xưa

sửa

Alexander Mackenzie là người châu Âu đầu tiên vượt qua Bắc Mỹ, phía bắc México bằng đường bộ. Ông đến Bella Coola trên duyên hải Thái Bình Dương năm 1793. Meriwether LewisWilliam Clark đã thị sát lãnh thổ này cho Hoa Kỳ trong Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark từ năm 1804 đến năm 1806. David Thompson làm việc cho những công ty da thú của Anh đã khám phá phần nhiều vùng đất của Xứ Oregon. Năm 1811, ông đi dọc xuống theo cả dòng Sông Columbia và là người châu Âu đầu tiên làm vậy.

Nguồn gốc tên Oregon

sửa

Nguồn gốc của từ Oregon thì không biết được rõ ràng. Một giả thiết cho rằng những nhà thám hiểm Pháp gọi Sông Columbia là "con sông đầy bảo táp," ouragan mà có lẽ đó là nguồn gốc của tên "Oregon." Những giả thiết khả dĩ khác được nêu lên đã dựa vào những từ của tiếng Pháptiếng Tây Ban Nha (vì vùng này được nhiều người từ các nước đến thám hiểm), nhưng một nguồn gốc chính thức về cái tên thì không ai biết được. George R. Stewart có nói đến trong một bài luận viết trên American Speech năm 1944 rằng cái tên là từ một sự nhầm lẫn khắc chữ trong một bản đồ Pháp xuất bản đầu thế kỷ 18 mà trên đó Ouisiconsink (Sông Wisconsin) bị đánh vần thành "Ouaricon-sint" và bị tách ra làm thành hai hàng với chữ -sint nằm bên dưới nên thành ra có nghĩa như là một con sông chảy về hướng tây có tên là "Ouaricon". Giả thiết này được Các địa danh Oregon tán thành như "lời giải nghĩa hợp lý nhất".

Sự biến đổi lãnh thổ

sửa

Xứ Oregon lúc đầu bị Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Nga, và Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền. Hoa Kỳ dựa vào sự khám phá ra Sông Columbia của Robert Gray vào năm 1792 và Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark để tuyên bố chủ quyền. Vương quốc Anh dựa vào các cuộc thám hiểm trên Sông Columbia của người Anh để tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha thì dựa vào sự thật là họ đã khám phá ra duyên hải Thái Bình Dương vào cuối thế kỷ 18. Tuyên bố chủ quyền của Nga thì dựa vào các khu định cư của họ trải dài từ Alaska tới Oregon. Pháp và Tây Ban Nha đã phân chia vùng tranh chấp phía tây trong thế kỷ 18 dọc theo vĩ tuyến 42 độ. Việc pháp thất trận vào cuối Chiến tranh Bảy năm đã chính thức kết thúc tuyên bố chủ quyền của họ đối với vùng đất này. Tây Ban Nha từ bỏ tuyến bố chủ quyền của họ từng bước một tại hội nghị năm 1790 và từ bỏ luôn tuyên bố chủ quyền những phần lãnh thổ còn lại ở phía bắc vĩ tuyến 42 cho Hoa Kỳ như là một phần trong Hiệp ước Adams-Onís năm 1819. Nga từ bỏ tuyên bố chủ quyền trong các hiệp ước riêng biệt với Hoa Kỳ năm 1824 và với Vương quốc Anh năm 1825.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thương thuyết với nhau tại Hội nghị Anglo-Mỹ năm 1818 mở rộng ranh giới giữa các lãnh thổ của họ ở phía tây dọc theo vĩ tuyến 49 độ bắc đến Dãy núi Rocky. Hai quốc gia đồng ý "cùng chiếm đóng" vùng đất phía tây Dãy núi Rocky đến Thái Bình Dương.

Đầu thập niên 1840, một số người Oregon đã tuyên bố là đã thiết lập một cộng hòa lâm thời với một ban hành pháp 3 người và một hành chánh trưởng. Một số phần tử chính trị gia Oregon hy vọng tiếp tục biến đổi chính trị của Oregon thành một quốc gia độc lập, nhưng áp lực gia nhập Hoa Kỳ cuối cùng thắng thế vào năm 1848.[1]

Những khu định cư ban đầu

sửa

Sau cuộc thám hiểm của Lewis và Clark, những người buôn da thú như Jedediah SmithJim Beckwourth mà hiện giờ được biết đến như người núi (mountain men) đã lùng khắp Dãy núi Rocky để tìm da hải ly. Những người thợ đánh bẫy đã thực hiện theo các sống của người bản thổ châu Mỹ và nhiều người đã lấy phụ nữ bản thổ làm vợ. Họ dùng những con đường mòn của người bản thổ trong Dãy núi Rocky để đi tới California và Oregon.

Công ty North WestCông ty Vịnh Hudson là các công ty buôn da thú Anh đã xâm nhập Xứ Oregon từ miền bắc qua Đèo Athabasca. Cùng lúc đó, John Jacob Astor thành lập Công ty Da thú Thái Bình Dương mà chính công ty này đã thiết lập một trạm thu mua da thú tại Astoria, Oregon năm 1811 mở đầu thời đại cạnh tranh mua bán da thú giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc tại vùng. Sau Chiến tranh năm 1812, Công ty Vịnh Hudson chiếm lấy việc mua bán da thú của Tây Bắc Thái Bình Dương. Việc một tàu chiến của Anh vào đến Sông Columbia năm 1813 khiến người Astoria tận dụng hết những gì còn lấy được bằng cách bán toàn bộ Công ty Da thú Thái Bình Dương cho đối thủ cạnh tranh của Anh. Dưới quyền kiểm soát của người Anh, Astoria được đặt tên là Pháo đài George.[2] John McLoughlin được bổ nhiệm là trưởng vùng năm 1824 và di chuyển tổng hành dinh vùng về Trại quân Vancouver là nơi trở thành trung tâm chính trị de facto của Tây Bắc Thái Bình Dương cho đến Hiệp ước Oregon năm 1846. Trong thập niên 1820, người Mỹ bắt đầu di cư về vùng đất này nằm ngoài Dãy núi Rocky với số lượng di cư đông đảo bắt đầu trong thập niên 1840 theo Đường mòn Oregon.

Khi những hội nhà thờ miền Đông Hoa Kỳ nghe tin về Xứ Oregon, một số giáo hội quyết định gởi các đoàn truyền giáo đến để cải đạo cho người bản thổ. Jason Lee, một mục sư của nhà thờ Giám lý từ New York là người đầu tiên trong các người truyền giáo ở Oregon. Ông xây một trường học cho người bản thổ tại Thung lũng Willamette.

Hiệp ước Oregon

sửa

Năm 1843, những người định cư tại Thung lũng Willamette đã thiết lập một chính quyền tại Champoeg được đích thân (nhưng không chính thức) John McLoughlin của Công ty Vịnh Hudson công nhận năm 1845.

Sức ép chính trị tại Hoa Kỳ đã hối thúc một cuộc chiếm đóng toàn bộ Xứ Oregon. Những người theo chủ nghĩa bành trướng tại miền Nam Hoa Kỳ muốn sáp nhập Texas trong khi những người đồng liêu của họ tại Đông Bắc Hoa Kỳ lại muốn sáp nhập toàn bộ Xứ Oregon. Dường như việc bành trướng ở hai vùng vừa nói ở trên nên đồng lúc vì như thế có liên hệ tương đối với các tiểu bang và lãnh thổ khác khi có vẽ rằng Texas sẽ trở thành nơi ủng hộ chế độ nô lệ trong khi Oregon lại là nơi chống chế độ nô lệ.

 
Bức tranh treo trên tường của Tòa Quốc hội Oregon có hình con dấu của chính quyền lâm thời.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1844, các đảng viên Dân chủ kêu gọi bành trướng vào cả hai vùng. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, Tổng thống James K. Polk đã ủng hộ lấy vĩ tuyến 49 làm giới tuyến phía bắc cho việc sáp nhập Xứ Oregon (mặc dù biên giới của Xứ Oregon kéo dài lên tận vĩ tuyến 54°40'Bắc). Chính sự ủng hộ cương quyết của Polk trong việc bành trướng vào Texas và tương đối im lặng về tranh chấp biên giới Oregon đã dẫn đến câu nói "Năm mươi bốn Bốn mươi hay là Đánh!" (Fifty-Four Forty or Fight!) có ý ám chỉ đến biên giới tận phía bắc của Xứ Oregon và thường hay bị quy trách một cách sai lầm là do vận động tranh cử của Polk. Mục đích của khẩu hiệu đó là để trấn tỉnh những người theo chủ nghĩa bành trướng ở miền Nam (một số người trong họ muốn sáp nhập chỉ mình Texas trong một nỗ lực lật ngược thế cân bằng giữa các tiểu bang và lãnh thổ chống và ủng hộ chế độ nô lệ) ủng hộ nỗ lực sáp nhập Xứ Oregon. Trong khi đó chính phủ Anh tìm cách kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của Xứ Oregon nằm về phía bắc Sông Columbia.

Cuối cùng thì hai quốc gia đi đến một thỏa thuận hòa bình bằng Hiệp ước Oregon năm 1846 phân chia lãnh thổ dọc theo vĩ tuyến 49 đến Eo biển Georgia với toàn bộ Đảo Vancouver (bị vĩ tuyến 49 cắt ngang ở phía nam) vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của người Anh. Biên giới này ngày nay vẫn còn phân chia tỉnh bang British Columbia khỏi các tiểu bang lân cận của Hoa Kỳ là Washington, Idaho, và Montana.

Năm 1848, phần lãnh thổ Hoa Kỳ thuộc Xứ Oregon được chính thức tổ chức thành Lãnh thổ Oregon. Năm 1849, Đảo Vancouver trở thành một thuộc địa Vương miện Anh với phần lục địa còn lại của Xứ Oregon được tổ chức thành thuộc địa British Columbia năm 1858.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Clarke, S.A. (1905). Pioneer Days of Oregon History. J.K. Gill Company.
  2. ^ Meinig, D.W. (1968, pg.52) The Great Columbia Plain: A Historical Geography, 1805-1910, University of Washington Press, Seattle, ISBN 0-295-97485-0

Liên kết ngoài

sửa