Xa lộ không đèn là một bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Hoàng Anh Tuấn, ra mắt năm 1973.[1]

Xa lộ không đèn
Đạo diễnHoàng Anh Tuấn
Tác giảHoàng Anh Tuấn
Sản xuấtĐinh Văn Phát
Quay phimLê Đình Ấn
Âm nhạcY Vân
Hãng sản xuất
Phát hànhThúy Nga Paris
Công chiếu
1973
Thời lượng
95 phút
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Ngôn ngữTiếng Việt

Nội dung

sửa

Liễu là một cô gái con nhà lành tên Liễu do chiến tranh loạn lạc đã cùng với gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Cha Liễu ban ngày là thầy giáo dạy học, buổi tối thì ông chạy xe ôm, còn mẹ Liễu đi gánh bán chè. Vì nhà nghèo không đủ tiền để đóng học phí cho nên Liễu đã bỏ học để đi làm kiếm tiền đỡ đần cho gia đình. Liễu đã làm nghề gái nhảy và trong một lần đi khách, cô đã đánh mất sự trinh tiết. Ông giáo biết Liễu hư hỏng nên ông đã từ con. Liễu ra đi khỏi nhà rồi tìm đến với những người bạn trong giới hippie ăn chơi.

Liễu hành nghề vũ sexy rồi bị một tay vũ sư đưa Liễu sa vào một nhóm xã hội đen cưỡng hiếp để trả thù. Sau đó, Liễu cùng với những người bạn hippie làm một cuộc đánh cắp hàng buôn lậu của nhóm xã hội đen đã hãm hiếp Liễu, rồi chia tiền cho từng thành viên trong giới hippie sau đó giải tán để trở về cuộc sống lương thiện tránh sự truy tìm của nhóm xã hội đen. Nhưng rồi cuối cùng bọn xã hội đen đã bắt được một thành viên và từ đó những người còn lại trong giới hippie của Liễu đều bị bọn xã hội đen thanh toán đẫm máu. Trong một lần chạy trốn sự truy bắt của bọn xã hội đen, Liễu đã bị thương tích đầy mình. Liễu bê bết máu tìm đường về nhà với gia đình, gia đình đã đưa Liễu đi nhà thương để giải phẫu cứu sống Liễu.

Diễn viên

sửa

Nhạc phim

sửa
STTNhan đềSáng tácThể hiệnThời lượng
1."Xa lộ không đèn"Y VânCarol Kim[5] 

Tham khảo

sửa
  1. ^ Trương Billy – Đông Kha (29 tháng 11 năm 2020). “Đôi nét về ca khúc "Xa Lộ Không Đèn" (nhạc sĩ Y Vân) và cuốn phim nhựa "Xa Lộ Không Đèn" năm 1972”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Mai Nhật (1 tháng 12 năm 2018). “Cố nghệ sĩ Thanh Nga - bông hồng ngát hương của làng cổ nhạc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Y Nguyên (15 tháng 8 năm 2020). “Nhan sắc của minh tinh màn bạc xưa”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Đỗ Tuấn (21 tháng 2 năm 2009). “Trang Thanh Lan trở lại trong Đêm hội ngộ”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Phương Anh (29 tháng 8 năm 2021). “Ca sĩ Carol Kim tiết lộ "cuộc sống bôn ba" của chị tại Mỹ”. Đài tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2021. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.

Đọc thêm

sửa