Xe ba gác
Xe ba gác Xe ba gác là một loại xe chở hàng bằng sức người, dùng hai tay để đẩy về phía trước, khi người nông dân biết tận dụng con lăn để di chuyển đồ vật. Việc cải tiến con lăn thành bánh xe là rất khó khăn đối với việc chế tạo bánh xe bằng gỗ nên khi đó xe chỉ có thể tạo ra một bánh để biến đổi chuyển động trượt có ma sát lớn thành chuyển động quay có ma sát nhỏ hơn. Khi đó xe chỉ có cấu tạo là một khung phẳng cố định một trục với một bánh xe duy nhất, người nông dân chỉ "gác" hàng hóa lên chứ chưa đóng thành thùng chứa hàng. Đầu tiên bánh xe được làm từ một đoạn thân cây lớn, đục lỗ làm trục. Do bánh càng to thì moment càng lớn và đẩy dễ nhưng lại nặng nên dần dần bánh xe được chế tạo các thanh chống để giảm khối lượng. Để tối ưu về sự mâu thuẫn giữa tăng moment bằng bán kính bánh xe, giảm khó khăn khi chế tạo và cơ động khi vận chuyển, xe ba gác được kéo dài phần khung thành hai càng để giảm góc ma sát và có chỗ cho đầu gối di chuyển. Việc đẩy về phía trước là để dễ dàng định hướng lái và dễ phát hiện rơi hàng phía trên vì không có thùng. Khi thực dân Pháp vào đô hộ Việt Nam người dân đã học tập chế tạo mẫu xe này của Pháp tại các mỏ than, mỏ đá... được những người đi phu sử dụng để vận chuyển than, quặng... Sau này người nông dân biết đóng khung cho xe để tránh rơi hàng hóa thì họ thấy việc kéo nhẹ hơn là đẩy (hợp lực cùng chiều tạo ma sát lớn hơn), nhưng việc dẫn hướng lại khó khăn hơn. Cuối cùng việc cải tiến thành hai bánh để ổn định hơn cho tư thế kéo, chế tạo bánh bằng sắt có thanh chống, bọc cao su thải vào bánh để chống sóc và giảm ma sát, gắn thanh chống vào càng để nghỉ, buộc thêm dây để vai kéo kết hợp hai tay đã làm nên một thời đại "Xe cải tiến" của Hợp tác xã nông nghiệp. Chữ ba gác thì "gác" ở đây là gác hàng; "ba" ở đây là lộn xộn như "ba linh tinh", "ba trợn", "ba hoa", "ba bị", "ba gai" ...
Trong quá trình sử dụng người Pháp đã giao tiếp với người Việt đã dùng từ "baggade" là xe chở hàng nên phù hợp phiên âm "ba gác" tiếng Việt.