Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu

Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu (ESA) là các loại thuốc kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu.[2] Chúng được sử dụng để điều trị thiếu máu do bệnh thận giai đoạn cuối, hóa trị, phẫu thuật chính, hoặc một số phương pháp điều trị trong HIV / AIDS. [1][1] Nếu sử dụng trong những tình huống này, thuốc sẽ làm giảm nhu cầu truyền máu.[1] Các yếu tố khác nhau sẽ có hiệu quả tương đương nhau.[1] Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm.[1]

Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu
Loại thuốc
Cấu trúc erythropoietin
Class identifiers
Đồng nghĩaErythropoiesis-stimulating drugs (ESD),[3] erythropoietin-type blood factors[1]
Sử dụngbệnh thận giai đoạn cuối, hóa trị, phẫu thuật chính, hoặc một số phương pháp điều trị trong HIV / AIDS[1][2]
Mã ATCB03XA
Tại Wikidata

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm đau khớp, phát ban, nôn mửađau đầu.[4] Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có như đau tim, đột quỵ, làm phát triển ung thư, hoặc thiếu máu do chỉ thiếu hồng cầu.[1] Cũng không rõ ràng về mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong khi mang thai.[5][6] Chúng hoạt động tương tự như hormone erythropoietin có mặt trong các sinh vật.[2]

Yếu tố kích thích sản sinh hồng cầu được chấp thuận đầu tiên cho việc sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1989.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Các đại lý thương mại có sẵn các yếu tố như epoetin alfadarbepoetin alfa, cũng như các chất sinh học tương tự khác.[1][2] Chi phí bán buôn của một phiên bản ở các nước đang phát triển, tính đến năm 2015, là khoảng 3.80 USD/2000 lọ đơn vị.[8] Tại Vương quốc Anh số tiền này có giá khoảng 10 bảng Anh tính đến năm 2015.[6] Việc sử dụng thuốc này ở các vận động viên bị cấm bởi Cơ quan Chống Doping Toàn cầu.[5]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h “WHO EML 2016-2017 - Application for erythropoietin-stimulating agents (erythropoietin type blood factors)” (PDF). WHO. ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b c d Research, Center for Drug Evaluation and. “Drug Safety and Availability - Information on Erythropoiesis-Stimulating Agents (ESA) Epoetin alfa (marketed as Procrit, Epogen), Darbepoetin alfa (marketed as Aranesp)”. www.fda.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ Tanne, Janice Hopkins (2010). “FDA restricts use of erythropoiesis stimulating drugs”. BMJ. 340. doi:10.1136/bmj.c1050.
  4. ^ “Highlights of Prescribing Information” (PDF). FDA. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ a b c “Epoetin alfa Use During Pregnancy | Drugs.com”. Drugs.com. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 666–671. ISBN 9780857111562.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (20th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ “Single Drug Information”. International Medical Products Price Guide. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.