Đà điểu đầu mào
Đà điểu đầu mào hay Đà điểu Úc đội mũ, Đà điểu New Guinea là các loài chim chạy thuộc họ Đà điểu châu Úc (Casuariidae), sống ở Australia và New Guinea cùng một số đảo cận kề. Cơ thể cao khoảng 1,2 mét. Chúng có cánh nhưng không thể bay, chỉ có thể chạy. Khi chạy, chúng giơ 2 cánh lên và vỗ vỗ để giữ thăng bằng. Chúng chạy ngắn nhưng nhảy tốt và bơi rất cừ. Cổ trụi lông, lộ ra những yếm thịt màu đỏ và lam. Trên đầu có một cái mào lớn chính là đặc điểm nhận dạng của các loài đà điểu này, đây cũng là phương pháp gây sự chú ý cho bạn tình khi đến mùa giao phối. Năm 2007 đà điểu đầu mào được ghi vào sách kỷ lục Guiness với danh hiệu là ''loài chim nguy hiểm nhất thế giới.''
Đà điểu đầu mào | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Pliocene sớm – nay | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Bộ (ordo) | Casuariiformes |
Họ (familia) | Casuariidae |
Chi (genus) | Casuarius Brisson, 1760[1] |
Các loài | |
Casuarius casuarius |
Phân loại
sửa- Casuarius casuarius: Đà điểu đầu mào phương nam hay đà điểu đầu mào hai yếm, tìm thấy tại miền nam New Guinea, đông bắc Australia và quần đảo Aru,[2] chủ yếu tại các khu vực đồng bằng.
- Casuarius bennetti: Đà điểu đầu mào lùn hay Đà điểu đầu mào Bennett, tìm thấy tại New Guinea, New Britain và đảo Yapen,[2] chủ yếu tại vùng cao nguyên.
- Casuarius unappendiculatus: Đà điểu đầu mào phương bắc hay đà điểu đầu mào một yếm, tìm thấy tại miền bắc và tây New Guinea cùng đảo Yapen,[2][3] chủ yếu tại các khu vực đồng bằng.
- Casuarius lydekki: tuyệt chủng.[1]
Đặc điểm
sửaTrên ngón út của đà điểu đầu mào có một chiếc móng dài và sắc nhọn. Khi gặp nguy hiểm chúng thường nổi nóng và dùng móng tấn công kẻ thù. Ngay cả trong đàn cũng thường xuyên xảy ra tranh chấp. Đà điểu đầu mào hay phá hủy nông trại, hoa màu có thể làm con người bị thương, thậm chí chỉ cần một nhát đâm là có thể khiến chó, ngựa... tử vong.
Phân bố và Môi trường sống
sửaĐà điểu đầu mào là loài bản địa,hiện chúng sống chủ yếu ở vùng đông bắc Úc, Papua new Guinea và một số đảo lân cận.
Tập tính và Sinh thái học
sửaThích sống độc lập nhưng đến mùa sinh sản chúng tập trung lại thành đàn. Sau khi giao phối con cái đẻ trứng bỏ đi, con đực ấp trứng từ 50 đến 52 ngày.
Rất hiếu kì với những vật thể có thể phát sáng như thủy tinh, sứ,...
Khi nhìn thấy than nóng chúng lập tức chay đến quan sát khi than nguội chúng sẽ nuốt vào bụng nhằm giúp chúng tiêu hóa những thực phẩm khó tiêu.
Tình trạng và Bảo tồn
sửaBước vào thế kỉ XIX, chúng bị săn bắt tràn lan nên đã từng gần như tuyệt chủng. Hiện nay, số lượng cá thể sống hoang dã không còn nhiều, chúng ta hầu như chỉ có thể chiêm ngưỡng trong vườn bách thú.
Trong tình trạng nuôi nhốt
sửaMối quan hệ với con người
sửaMặc dù loài chim này không có ý định tấn công con người nhưng chúng rất dễ bị kích động và khiến con người bị thương và thậm chí là tử vong.
Thư viện ảnh
sửa-
Đà điểu đầu mào
-
Cận cảnh đầu
-
Đôi đà điểu trong mùa giao phối ở Thái Lan
Chú thích
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đà điểu đầu mào. |
- ^ a b c Brands, Sheila (ngày 14 tháng 8 năm 2008). “Systema Naturae 2000 / Classification, Genus Casuarius”. Project: The Taxonomicon. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.[liên kết hỏng]
- ^ a b c Clements, James (2007). The Clements Checklist of the Birds of the World (ấn bản thứ 6). Ithaca, NY: Nhà in Đại học Cornell. ISBN 9780801445019.
- ^ Davies, S.J.J.F. (2003). “Cassowaries”. Trong Hutchins Michael (biên tập). Grzimek's Animal Life Encyclopedia. 8 Birds I Tinamous and Ratites to Hoatzins (ấn bản thứ 2). Farmington Hills, MI: Gale Group. tr. 75–77. ISBN 0787657840.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đà điểu đầu mào. |