Đường Sơn đại địa chấn

Phim điện ảnh thảm họa - chính kịch - tình cảm của Hồng Kông - Trung Quốc năm 2010

Đường Sơn đại địa chấn (tiếng Trung: 唐山大地震, tiếng Anh: Aftershock) là một bộ phim điện ảnh Trung Quốc thuộc thể loại thảm họa – chính kịch ra mắt năm 2010 do Phùng Tiểu Cương làm đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên gồm Từ Phàm, Trương Tịnh Sơ, Lý Thần, Lục Nghị, Vương Tử Văn, Trương Tử Phong, Trương Quốc Cường, Trần CẩnTrần Đạo Minh[3]. Bộ phim miêu tả những hậu quả của trận động đất Đường Sơn năm 1976.

Đường Sơn đại địa chấn
Áp phích chiếu rạp của phim tại Việt Nam
Đạo diễnPhùng Tiểu Cương
Sản xuấtTrần Quốc Phú
Trương Đại Quân
Lợi Nhã Bác
Vương Trung Lỗi
Kịch bảnTô Tiểu Vệ
Dựa trênDư chấn
của Trương Linh
Diễn viênTừ Phàm
Trương Tịnh Sơ
Lý Thần
Lục Nghị
Trương Quốc Cường
Trương Tử Phong
Vương Tử Văn
Trần Cẩn
Trần Đạo Minh
Âm nhạcVương Lê Quang
Quay phimLữ Nhạc
Dựng phimTiểu Dương
Hãng sản xuất
Đài phát thanh và truyền hình Đường Sơn
Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc
Hoa Nghị huynh đệ
Tập đoàn phim Chiết Giang
Hãng phim Hoàn Á
Hãng phim Anh Hoàng
Công ty hợp tác điện ảnh Trung Quốc
Chính quyền thành phố Đường Sơn
Tập đoàn Điện ảnh Thượng Hải
Chiết Giang TV
Phát hànhHoa Nghị huynh đệ (Trung Quốc)
Công ty phân phối và triển lãm phim Trung Quốc
Tập đoàn chiếu phim kỹ thuật số Trung Quốc (Trung Quốc)
Golden Village Pictures (Singapore)
Scorpio East (Singapore)
Tập đoàn điện ảnh Hoàn Á (Hồng Kông)
Buena Vista International (Đài Loan)
China Lion Film Distribution
Dream Movie Australia
Shokichu (Nhật Bản)
Central Park Films
Công chiếu
  • 22 tháng 7 năm 2010 (2010-07-22)
Độ dài
135 phút
Quốc gia Trung Quốc
Ngôn ngữTrung Quốc
Kinh phíDưới 25 triệu Đô la Mỹ [1]
Doanh thu665 Triệu Nhân dân Tệ (108 triệu Đô la Mỹ [2]

Bộ phim đã được phát hành ở Trung Quốc vào ngày 22 tháng 7 năm 2010 và là "phim thương mại lớn" IMAX đầu tiên được tạo ra bên ngoài nước Mỹ [4]. Bộ phim đạt được thành công lớn về doanh thu phòng vé và đã thu về hơn 100 triệu đô la Mỹ tại phòng vé Trung Quốc [5].

Nội dung sửa

Tại một căn hộ nhỏ ở Đường Sơn, cặp vợ chồng Lý Nguyên Ni và Phương Đại Cường sống cùng với hai đứa con Phương Đăng (chị) và Phương Đạt (em). Cuộc sống nơi đây như bao người dân khác, sau mỗi buổi làm việc là cả gia đình cùng trò chuyện vui vẻ với nhau. Một đêm vào ngày 27 tháng 7 năm 1976, sau khi đưa con đi ngủ, Nguyên Ni và Đại Cường làm tình ở đằng sau chiếc xe tải của họ. Một trận động đất bất ngờ nổ ra, khiến cho các tòa nhà sụp đổ và vỡ vụn. Trong khi chạy vội trở lại để cứu các con mình, Nguyên Ni bị kéo về phía chồng, Đại Cường nhanh chóng chạy trước mặt cô để giải cứu con và ngay lập tức bị các mảnh vỡ rơi xuống nghiền nát. Chỉ trong vòng chưa đầy vài giây (theo hình thức slow-motion), căn hộ chung cư của họ bị sập và hai đứa trẻ bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Sau trận động đất, một đội cứu hộ (đa phần là những người dân) thông báo với cô rằng hai đứa sinh đôi của cô bị mắc kẹt dưới một tấm bê tông lớn, mà nếu nâng tấm bê tông bằng bất cứ cách nào sẽ khiến cho một trong hai đứa con của cô bị đè chết, vì vậy cô chỉ có thể chọn một trong hai. Quá đau đớn và tuyệt vọng, Nguyên Ni quyết định hi sinh Phương Đăng để cứu Phương Đạt. Nhưng cô không ngờ rằng mọi chuyện đều đã bị Phương Đăng nghe thấy.

Một thời gian sau, Phương Đăng sống sót thần kỳ. Trong cơn mưa tầm tã ấy, cô được một cặp vợ chồng quân đội là Vương Đức Thanh và Đổng Quế Lan về nhận nuôi vì giờ cô chẳng biết đi đâu. Từ giờ đây, cô được đổi tên là Vương Đăng. Mười năm sau, Phương Đăng ngày nào giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh xắn, cô theo học tại một trường y ở Hàng Châu. Tại đây, cô đã gặp Dương Chí (một chàng sinh viên đã tốt nghiệp) và bắt đầu quan hệ mật thiết với anh. Nhiều năm sau, Quế Lan bị bệnh nặng và không thể qua khỏi. Trước khi chết, bà yêu cầu Phương Đăng sử dụng số tiền họ tiết kiệm được để đi tìm gia đình thực sự của cô. Phương Đăng phát hiện ra rằng mình đã có con. Mặc dù Dương Chí ép cô phải phá cái bụng bầu đó, cô từ chối bỏ rơi đứa con của mình và bí mật rời khỏi trường đại học và cắt đứt liên lạc với Dương Chí và cha nuôi của cô.

Ở một diễn biến khác, bà ngoại và dì của Phương Đạt muốn anh sống với họ ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông nhưng cuối cùng anh quyết định ở lại Đường Sơn với mẹ. Trận động đất vừa rồi đã cướp đi cánh tay trái của anh nên sau khi quyết định không tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc (mặc dù mẹ anh khăng khăng muốn anh tham gia), Phương Đạt bắt đầu làm nghề lái xe kéo và trở thành ông chủ của một đại lý lữ hành thành công ở Hàng Châu. Anh lấy Tiểu Hạ làm vợ và có một con trai tên là Điền Điền. Sau bốn năm, Phương Đăng mang theo con gái, cũng tên là Điền Điền, về đoàn tụ với người cha nuôi Đức Thanh. Cô xin lỗi và hòa giải với ông.

Vào dịp tết Nguyên đán, Phương Đăng đã kết hôn với một người nước ngoài và cùng nhau di cư đến Vancouver với con gái. Một lần nọ, Phương Đăng nhìn thấy trận động đất ở Tứ Xuyên trên truyền hình. Cô rất xúc động và ngay lập tức tình nguyện trở về Trung Quốc tham gia cứu hộ. Phương Đạt cũng đã quyết định tình nguyện giúp đỡ ở đây. Tại đây, hai chị em tình cờ gặp lại nhau sau bao năm xa cách. Lúc giờ nghỉ, Phương Đăng nghe lỏm được Phương Đạt nói về trận động đất Đường Sơn. Cô nhận ra và đoàn tụ với em trai, và cả hai quyết định thăm mẹ. Họ chở mẹ tới nghĩa trang. Lúc đầu, Phương Đăng rất bực mình vì mẹ cô đã bỏ rơi cô. Nhưng sau khi nhận ra sự hối tiếc, đau đớn tinh thần và cảm giác tội lỗi mà Nguyên Ni đã phải trải qua, Phương Đăng bật khóc nức nở và tha thứ cho mẹ cô.

Diễn viên sửa

Diễn viên Vai Ghi chú Lồng tiếng Quảng Đông (DVD) TVB Lồng tiếng Quảng Đông
Từ Phàm Lý Nguyên Ni Cư dân Đường Sơn Trần An Oánh Lục Huệ Linh
Trương Quốc Cường Phương Đại Cường Diệp Chấn Thanh Diệp Chấn Thanh
Trương Tịnh Sơ lúc nhỏTrương Tử Phong Phương Đăng / Vương Đăng Tăng Tú Thanh
Lý Thần lúc nhỏ:Trương Gia Tuấn Phương Đạt Lúc nhỏ: Trang Xảo Nhi Tô Cường Văn

Lúc nhỏ:Trần Cầm Vân

David F.Morris Alexander Con trai Phương Đăng
Lữ Trung Bà Phương Trang Xảo Nhi Viên Thục Trân
Vịnh Mai Dì Phương Tạ Khiết Trinh
Trần Đạo Minh Vương Đức Thanh cha nuôi Phương Đăng Trần Hân
Trần Cẩn Đổng Quế Lan mẹ nuôi Phương Đăng Hoàng Ngọc Quyên
Vương Tử Văn Tiểu Hạ Vợ Phương Đạt Đặng Khiết Lệ Lưu Huệ Vân
Mã Thu Tử chủ nhiệm Triệu
Lục Nghị Dương Chí bạn trai Phương Đăng Hoàng Khải Xương
Dương Lập Tân lão Ngưu Hàng xóm, yêu đơn phương Nguyên Ni Chiêu Thế Lượng
Lưu Lị Lị mẹ Tứ Xuyên
Trương Bảo Văn vợ Vương Chí Quốc
Lữ Tinh cô giáo

Đội ngũ sản xuất sửa

Giám đốc sản xuất:

Hùng Quốc Tường, Trương Đại Quân, Lữ Huệ Quân, Uông Thiên Vân, Trình Uất Đông, Lưu Diễm Nga, Lợi Nhã Bác, Trần Quốc Ưng, Hàn Hiểu Lê, Khương Đào, Trần Quốc Phú

Tổng cố vấn: Triệu Dũng

Chỉ đạo nhiếp ảnh: Lữ Nhạc

Chỉ đạo mỹ thuật: Hoắc Đình Tiêu

Chỉ đạo tạo hình: Thạch Hải Ưng

Hướng dẫn thu âm: Ngô Giang

Hướng dẫn hiệu ứng đặc biệt: Phil Jones

Giám đốc hiệu ứng đặc biệt: Tưởng Yên Minh

Phó đạo diễn: Trương Trường Chinh, Anh Đồng, Nhâm Vĩnh Cường, Lưu Vi, Lưu Tác Đào

Giám sát kịch bản: Tôn Hạo, Vương Giai Lệ, Duẫn Hải Yến

Tổ trợ lý đạo diễn: Dương Lặc, Tả Ý

Giám đốc điều hành: Trương Thuật

Tổ nhiếp ảnh:

Tổ nhiếp ảnh A: Trần Chúc Tường, Tôn Lực Cương

Tổ tiêu điểm A: Tào Dược Tùng, Trương Quang Khỉ

Tổ ảnh phim A: Trần Kiệt

Tổ cơ giới A: Trần Khải, Tào Nghiễm Ngạn, Bạch Kiếm Phong, Tôn Quần Huy, Triệu Sủng Triêu

Tổ màn hình A: Vương Nguyên Phong, Thạch Vĩ Hào

Tổ nhiếp ảnh B: Vương Mẫn, Hạ Dương, Kha Dục Danh

Tổ tiêu điểm B: Trần Cường, Lương Viên

Tổ ảnh phim B: Mã Manh

Tổ cơ giới B: Tào Cảnh Dương, Trương Dương, Tôn Hiểu Tân, Tào Nhị Dương

Tổ màn hình B: Bùi Dũng Pha

Nhân viên cao cấp: Đại Bằng Bằng, Từ Minh Nguyệt, Diệp Vinh Kiệt

Tổ chiếu sáng:

Hướng dẫn chiếu sáng: Kháng Hiểu Thiên

Phó tổ trưởng chiếu sáng: Tôn Bính Thụy, Tào Đại Vĩ, Trương Đào

Trợ lý ánh sáng: Lý Tòng Lợi, Khang Á Phi, Lý Hải Quân

Thành viên nhóm chiếu sáng: Lý Lục Nghiêu, Tào Cường Vĩ, Bành Thủy Ngạn, Tôn Bính Sơ, Lý Chí Cường, Tào Khánh Vĩ, Khang Á Hi, Duẫn Sang Cử, Tôn Tây An, Tôn San Vĩ

Nhóm thu âm:

Trợ lý ghi âm: Vương Lập Trung, Vương Thánh, Lưu Anh Luân

Nhóm mĩ thuật:

Chấp hành mĩ thuật: Triệu Bân

Phó mĩ thuật: Triệu Thủ Nghệ, Lý Miểu

Trợ lý mĩ thuật: Lý Giai Ninh, Chương Ninh

Vẽ mĩ thuật: Dương Chiêm Gia, Lộ Chí Khuê

Nhóm dựng cảnh:

Trưởng nhóm: Lưu Kim Dũng

Thành viên nhóm dựng cảnh: Vương Tiểu Binh, Lưu Kiện, Triệu Toàn, Duẫn Kiến Long, Lưu Vạn Phúc, Dương Quang, Sử Hải Ba, Lưu Vận Bằng, Trương Bằng Tú, Vương Xương, Cao Khúc Huy

Tổ đạo cụ:

Chuyên gia đạo cụ: Từ Tiểu Long, Lý Bảo Thái

Nhân viên đạo cụ: Vương Tân Tâm, Đào Tân Kiến

Trợ lý đạo cụ: Trương khải Nghĩa, Thôi Văn Lương, Triệu Tiểu Long

Chuyên gia đạo cụ đặc biệt: Lưu Thiệu Xuân

Nhân viên đạo cụ đặc biệt: Lưu Vĩnh Giang, Tương Vĩnh Quốc, Thái Thế Toàn, Lưu Hồng Hải, Lưu Thiệu Tuấn, Lưu Chí Phúc, Từ Tiểu Cươn, Lý Tiến

Trung, Vương Thần Húc, Đặng Vĩ Đông, Dương Hựu Chương, Ngô Bảo Trình, Ngụy Lập Hải, Trình Phi Long

Tổ phục trang:

Chuyên gia phục trang: Lưu Hiểu Lị

Nhân viên phục trang: Du Cương, Du Quân, Lưu Lăng Huy

Trợ lý phục trang: Lưu Tú Binh, Từ Vệ Bình, Hầu Tiến Binh, Phạm Minh Lai, Dương Hi Tường, Trì Vĩ Vĩ, Chu Hoa Phi, Phượng Quyên, Trịnh Vĩ

Tổ hóa trang:

Chuyên gia hóa trang: Vương Quân

Trợ lý hóa trang: Đào Thiện Anh, Trâu Diễm Lô,i Dư Thuật Dung

Hỗ trợ kỹ thuật: Tăng Hải Binh

Phim tài liệu: Quá Hâm Chu, Hạ Xuân Hiểu

Nhiếp ảnh gia hậu trường: Hứa Phong

Tổ chỉ dạo võ thuật:

Phó chỉ đạo võ thuật: Lưu Minh Triết

Võ Sư: Mao Quốc Khánh, Tô Bình, Lưu Học Thân, Quách Hội Trung, Thạch Chiêm Kiệt, Hồ Lợi Phong, Lý Mỹ Lâm, Vương Minh Linh, Lưu Tinh, Vương Thanh Mai

Diễn viên đóng thế cảnh hành động: Vương Hà

Tổ sản xuất:

Phó chủ nhiệm sản xuất: Dương Đông, Lô Sâm, Chu Thụy Lâm

Sản xuất hiện trường: Duẫn Khôn, Lý Hiểu Lộ

Sản xuất: Chu Tử Lượng, Lý Quân, Tiêu Lực, Lý Lợi, Vi Điền

Trợ lý sản xuất: Trương Dũng Phong, Hác Y Manh

Chủ nhiệm dịch vụ: Lý Vạn Tuấn

Nhân viên dịch vụ: Trương Quân, Trương Chí Kiệt, Thư Hồng, Quách Á Quân

Nhân viên đoàn làm phim: Lô Tân

Trưởng nhóm dịch vụ phim trường: Lục Chấn Ngao

Thành viên nhóm dịch vụ phim trường: Vương Bảo Nguyên, Quách Hải Hâm, Khuất Hồng Đào, Triệu Tiêu Quân, Chu Kim Lon,g Vương Quốc Cường, Ngô Hội Tân, Lưu Quý Thu, Chu Vệ Lượng, Diêm Hải Đông, Mạnh Hồng

Dịch vụ phim trường: Lý Mặc Khôn, Lý Lộ

Giám đốc tài chính: Triệu Chí Quốc, Tiết Tiểu Thanh

Kế toán: Triệu Vệ Hoa

Nhân viên thu ngân: Trương Quốc Lệ

Đầu bếp: Vương Học Chí

Trà: Nhâm Hiểu Long

...

[6]

OST sửa

Thượng Văn Tiệp - 23 Seconds, 32 Years

Vương Phi - Tâm Kinh

Giải thưởng sửa

Năm Tên Hạng mục Kết quả Ghi chú
2010 LHP Amazonas Đạo diễn xuất sắc nhất Đoạt giải
LHP châu Á - Thái Bình Dương Nam diễn viên trình diễn xuất sắc nhất [7]
Phim xuất sắc nhất Đoạt giải
Thành tựu trong đạo diễn Đề cử
Thành tựu trong quay phhim
Nữ diễn viên xuất sắc nhất
Biên kịch xuất sắc nhất
LHP quốc tế Dubai Phim xuất sắc nhất Đề cử
Kim Mã Hiệu ứng xuất sắc nhất Đề cử
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Nữ diễn viên phụ xuất nhất - Trương Tịnh Sơ
2011 Giải thưởng phim châu Á Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đoạt giải
Hiệu ứng xuất sắc nhất
Doanh thu cao nhất (Đạo diễn)
Phim xuất sắc nhất Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất
Nữ diễn viên yêu thích
LHP sinh viên Trung Quốc

(Giải Jury)

Phim xuất sắc nhất Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc nhất Đề cử
Nữ diễn viên xuất sắc nhất
Hội đạo diễn Trung Quốc Phim xuất sắc nhất Đoạt giải
Nữ diễn viên xuất sắc nhất
Đạo diễn xuất sắc nhất Đề cử
LHP quốc tế Fribourg Giải Prand Prix - Phùng Tiểu Cương Đề cử
Phượng Hoàng vàng Nam diễn viên do hội đồng nghệ thuật bình chọn - Dương Lập Tân Đoạt giải
Kim Kê Âm nhạc xuất sắc nhất Đoạt giải
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất
Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đề cử
Phim xuất sắc nhất
Biên kịch xuất sắc nhất
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Đạo diễn xuất sắc nhất
Quay phim xuất sắc nhất
Kim Tượng Phim xuất sắc nhất châu Á Đề cử
Hoa Biểu Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đoạt giải
Hoa Đỉnh Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc nhất
Bách Hoa Phim xuất sắc nhất Đoạt giải
Kịch bản xuất sắc nhất
Đạo diễn xuất sắc nhất
Diễn viên mới xuất sắc nhất - Trương Tử Phong
Nữ diễn viên xuất sắc nhất Đề cử
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất - Lý Thần
LHP quốc tế Palm Springs

(Giải người hâm mộ)

Gương mặt nổi bật nhất 2
LHP châu Âu

(Giải người hâm mộ)

Người hâm mộ bình chọn - Phùng Tiểu Cương Đề cử

Tham khảo sửa

  1. ^ “Imax Set to Partner With Chinese Studio”. Dow Jones & Company, Inc.
  2. ^ “130526 "So Young" Enters China's All Time Top Ten!”.
  3. ^ “Aftershock (2010)”. Mtime (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  4. ^ “Imax Set to Partner With Chinese Studio”. The Wall Street Journal.
  5. ^ “Japanese Distributor Delays 'Aftershock' Release After Sendai Quake”. The Hollywood Reporter.
  6. ^ “《唐山大地震》字幕表”. SFS. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ “2010 APSA WINNERS ANNOUNCED: AFTERSHOCK WINS BEST FEATURE”.

Liên kết ngoài sửa