Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (University of Architecture Ho Chi Minh City) là một trường đại học chuyên ngành, chuyên đào tạo về nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại Việt Nam, đồng thời, bên cạnh đào tạo, trường còn là trung tâm nghiên cứu, cố vấn, thực hiện các dự án cho doanh nghiệpChính phủ Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Xây dựng (Việt Nam).

Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
University of Architecture Ho Chi Minh City
Địa chỉ
Map
196 Pasteur, Quận 3
, ,
Tọa độ10°46′55,56″B 106°41′38,4″Đ / 10,76667°B 106,68333°Đ / 10.76667; 106.68333
Thông tin
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Khẩu hiệuTruyền thống – Sáng tạo – Chuyên nghiệp
Thành lậpDưới chế độ Pháp thuộc: 1 tháng 10 năm 1926; 97 năm trước (1926-10-01)
Dưới chế độ XHCN: 27 tháng 10 năm 1976; 47 năm trước (1976-10-27)
Mã trườngKTS
Hiệu trưởngPGS. TS. Lê Văn Thương
Giảng viên396 người (trong đó có 8 nhà giáo ưu tú, 13 PGS, 80 TS)
Số phòng học60 phòng học 50–100 chỗ
21 phòng học 100 chỗ
Bài hátHát lên Kiến Trúc ơi
Kinh phí139, 28 tỷ đồng
Giờ họcTừ 7 giờ đến 20 giờ 30
WebsiteTrang chủ
Trang cộng đồng
Thông tin khác
Viết tắtUAH
Thành viên củaBộ Xây dựng
Thành viên05 cơ sở đào tạo và 07 công ty thành viên
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS. Chung Bác Ái
TS. Nguyễn Hoàng Minh Vũ
Thống kê
Sinh viên đại học7.639 người, trong đó có 16 sinh viên quốc tế
Sinh viên sau đại học301 người
Nghiên cứu sinh27 người
Xếp hạng
Xếp hạng thế giới
Times Higher Education(2018)Nhóm 100 trường chuyên ngành xây dựng và thiết kế tại Đông Nam Á

Hiện tại, trường đã có tổng cộng năm cơ sở đào tạo tại ba thành phố khác nhau. Trong đó có một cơ sở tại TP Đà Lạt, hai cơ sở tại TP Cần Thơ.

Lịch sử sửa

Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Ban Kiến trúc Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc thời kỳ Pháp thuộc, được hình thành vào năm 1926 tại Hà Nội. Thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.[1] Trường trực thuộc Bộ Xây dựng Việt Nam.

 
Hình mô phỏng cổng Trường Đại học Kiến trúc khoảng năm 1960

Ngày 27/10/1924, Trường Mỹ thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine) được thành lập tại Hà Nội theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, Hiệu trưởng lúc này là họa sĩ Victor Tardieu. Sau quá trình phát triển, nay trường trở thành trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.[2]

Ngày 01/10/1926: Ban Kiến trúc trực thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương được hình thành.

Ngày 22/10/1942: Trường Mỹ thuật Đông Dương phân ra thành Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942: Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Ngày 22/02/1944: Trường Cao đẳng Kiến trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt.

Ngày 06/09/1948: Trường Kiến trúc Đà Lạt được tách ra khỏi trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris và hợp nhất vào Viện Đại học Đông Dương (sau đó là Viện Đại học Hà Nội) với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến trúc.

Cuối năm 1950: Trường Cao đẳng Kiến trúc được chuyển về Sài Gòn và trực thuộc Viện đại học Hà Nội chi nhánh miền Nam.

Ngày 01/03/1957: Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Viện đại học Hà Nội chi nhánh miền Nam được đổi tên thành Viện đại học Sài Gòn và Trường Cao đẳng Kiến trúc được nâng cấp thành Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, thuộc quyền sở hữu của Quốc gia Việt Nam. Lúc này niên học của trường được kéo dài lên 6 năm.

Năm 1972: Trường được xây mới dựa trên đồ án tốt nghiệp cùng năm của sinh viên Trương Văn Long, được chỉ đạo xây dựng bởi Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Thâng. Công trình có hình khối, phong cách kiến trúc tuân thủ chặt chẽ theo trường phái Kiến trúc Hiện đại, lúc này các dãy nhà trệt mái ngói vẫn bao bọc xung quanh khối nhà chính. Đến thập niên 1990, công trình được tiếp tục xây dựng các khối nhà mới kết cấu thay cho các dãy nhà mái ngói xung quanh.

Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975: Ban Quân Quản tiếp nhận trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn.

Ngày 27/10/1976: Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Năm 1979: Khoa Xây dựng được thành lập, mở đầu cho việc đào tạo các ngành ngoài Kiến trúc. Trường trở thành một trong những nơi đào tạo ngành Xây dựng đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1995: Theo quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trường Kiến Trúc là thành viên của Đại học Quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Ngày 10/10/2000: Đại học Kiến trúc cùng với Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm, Đại học Luật tách ra khỏi Đại học Quốc gia và trở thành trường độc lập.

Năm 2002: Theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải, Trường Đại học Kiến trúc trực thuộc Bộ Xây dựng.

Tháng 10/2010: Khai giảng khóa đầu tiên tại cơ sở Cần ThơĐà Lạt.

Giám đốc, Khoa trưởng và Hiệu trưởng qua các thời kỳ sửa

  • 1950-1954: Giám đốc O. Arthur Kruze.
  • 1955-1966: Giám đốc GS. TS. Trần Văn Tải.
  • 1967-1970: Khoa trưởng GS. TS. Nguyễn Quang Nhạc.
  • 1971-1973: Khoa trưởng GS. TS. Phạm Văn Thâng.
  • 1974-1975: Khoa trưởng GS. TS. Tô Công Vân.
  • 1976-1978: Hiệu trưởng PGS. TS. Trương Tùng.
  • 1979-1995: Hiệu trưởng PGS. TS. Mai Hà San.
  • 1995-2005: Hiệu trưởng TS. Hoàng Như Tấn.
  • 2005-2015: Hiệu trưởng NGƯT. PGS. TS. Phạm Tứ.
  • 2015 đến nay: Hiệu trưởng PGS. TS. Lê Văn Thương.

Tiêu cực sửa

Theo đại diện Thanh tra Bộ Tài chính kết luận, nhóm trường Đại học Kiến trúc bị tố cáo thu tiền học phí sai quy định, số tiền vi phạm là 4,7 tỉ đồng.[3]

Tích cực sửa

Trong 2 ngày (29/2 và 6/3/2024), đoàn sinh viên, giảng viên của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM và Đại học Hồng Kông đã có 2 chuyến tham quan, tìm hiểu quy trình, công nghệ tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước, Bình Chánh, TPHCM.[4]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Giới Thiệu Trường ĐHKT TPHCM”.
  2. ^ Noppe, Catherine và Hubert, Jean-François. Art of Vietnam. New York: Parkstone Press, 2003. tr 189-197
  3. ^ “Hai trường ĐH kiến trúc Hà Nội và TP.HCM thu nhiều khoản sai quy định”.
  4. ^ “Sinh viên Đại học Kiến trúc TPHCM và Đại học Hồng Kông tham quan tìm hiểu công nghệ tại bãi rác Đa Phước”.
Tiền nhiệm
Viện Đại học Sài Gòn
(Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn)
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
1976 - 1996
Kế nhiệm
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Kiến trúc)
Tiền nhiệm
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Kiến trúc)

1996 - 2000
Kế nhiệm
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệm
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Kiến trúc)
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
2000 - nay