Đảng Tự do Canada (tiếng Pháp: Parti libéral du Canada), thông tục gọi là Grits, là chính đảng liên bang lâu đời nhất ở Canada, chính thức thành lập từ ngày 1 tháng 7 năm 1867 trong quá trình Liên bang hóa Canada. Đảng này ủng hộ các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do, và thường là ở vị trí giữa (trung dung) trong chính trường Canada,[1][2][3] đường lối chính trị được xem là trung (cánh giữa) đến trung-tả.[4][5] Trong lịch sử, khuynh hướng chính trị của Đảng Tự do được xếp vào cánh tả của Đảng Bảo thủ của Canadacánh hữu của Đảng Tân Dân chủ (NDP).[6]

Đảng Tự do Canada
Liberal Party of Canada
Parti libéral du Canada
Lãnh tụJustin Trudeau
Chủ tịchAnna Gainey
Thành lập1861 / 1867
Tổ chức thanh niênYoung Liberals
Ý thức hệChủ nghĩa tự do / Đảng phổ quát
Thuộc quốc giaCanada
Thuộc tổ chức quốc tếQuốc tế Tự do
Màu sắc chính thứcĐỏ
Trang webhttps://www.liberal.ca/

Đảng này đã thống trị chính trị liên bang Canada trong phần lớn lịch sử của Canada, nắm giữ quyền lực trong gần 69 năm trong thế kỷ 20, lâu hơn so với bất kỳ đảng khác ở một nước phát triển và kết quả là, đảng này đôi khi được gọi là "đảng cầm quyền tự nhiên" của Canada. Trong số các chính sách mang dấu ấn của đảng và thành tựu lập pháp bao gồm chương trình chăm sóc sức khỏe phổ quát, Chương trình bảo hiểm hưu trí Canada, cho sinh viên vay tiền đi học, gìn giữ hòa bình, tham gia cộng đồng quốc tế, công nhận song ngữ Anh và Pháp là ngôn ngữ chính thức, công nhận đa văn hóa, tạo tính độc lập và chủ quyền cho hiến pháp Canada [7] và ràng buộc với Hiến chương về các quyền và tự do của Canada (Charter of Rights and Freedoms), Đạo luật Clarity (tạo điều kiện cho chính phủ trung ương có thể can thiệp vào quá trình ly khai của các tỉnh), cân bằng ngân sách trong năm 1990, và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc.[1][8]

Trong thời gian đầu của thế kỷ 21, Đảng bị mất một số lượng ủng hộ đáng kể, vì sự tăng trưởng của cả hai đảng Bảo thủ và Tân Dân chủ. Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2011, đảng Tự do đã có kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử của họ, chỉ đạt 19% số phiếu bầu phổ thông và 34 ghế, và lần đầu tiên trở thành đảng thứ ba (Third party) trong Hạ nghị viện của Quốc hội Canada.[9] Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2015, Đảng Tự do dưới quyền lãnh đạo của Justin Trudeau trở nên nổi bật với kết quả tốt nhất của mình kể từ cuộc bầu cử liên bang Canada năm 2000, giành 39,5% số phiếu phổ thông và 184 ghế dân biểu, do đó giành lại đa số ghế trong Hạ nghị viện. Tại Thượng nghị viện Canada, hiện nay Đảng nắm giữ 29 trong tổng số 105 ghế. Từ ngày 4 tháng 11 năm 2015, Đảng Tự do trở lại nắm quyền sau 9 năm đối lập (thất bại từ năm 2006) với Thủ tướng Justin Trudeau.[10][11][12]

Kết quả của những kỳ tổng tuyển cử đã qua sửa

Năm bầu cử Lãnh tụ Số phiếu % Số dân biểu
(/trong tổng số)
+/– Vị trí Chính quyền
1867 George Brown 60.818 22,6
62 / 180
  62   2nd đối lập
1872 Edward Blake 110.556 34,7
95 / 200
  33   2nd đối lập
1874 Alexander Mackenzie 128.455 39,4
129 / 206
  34   1st đa số
1878 Alexander Mackenzie 180.074 33,0
63 / 206
  66   2nd đối lập
1882 Edward Blake 160.547 31,1
73 / 211
  10   2nd đối lập
1887 Edward Blake 312.736 43,1
80 / 215
  7   2nd đối lập
1891 Wilfrid Laurier 350.512 45,2
90 / 215
  10   2nd đối lập
1896 Wilfrid Laurier 350.512 45.2
117 / 213
  27   1st đa số
1900 Wilfrid Laurier 477.758 50,2
128 / 213
  11   1st đa số
1904 Wilfrid Laurier 521.041 50,8
137 / 214
  9   1st đa số
1908 Wilfrid Laurier 570.311 48,8
133 / 221
  4   1st đa số
1911 Wilfrid Laurier 596.871 45,8
85 / 221
  48   2nd đối lập
1917 Wilfrid Laurier 729.756 38,8
82 / 235
  3   2nd đối lập
1921 William Lyon Mackenzie King 1.285.998 41,1
118 / 235
  36   1st thiểu số
1925 William Lyon Mackenzie King 1.252.684 39,7
100 / 245
  18   2nd thiểu số
1926 William Lyon Mackenzie King 1.397.031 42,9
116 / 245
  16   1st thiểu số
1930 William Lyon Mackenzie King 1.716.798 44,0
89 / 245
  27   2nd đối lập
1935 William Lyon Mackenzie King 1.967.839 44,6
173 / 245
  84   1st đa số
1940 William Lyon Mackenzie King 2.365.979 51,3
179 / 245
  6   1st đa số
1945 William Lyon Mackenzie King 2.086.545 39,7
118 / 245
  61   1st đa số
1949 Louis St. Laurent 2.874.813 49,1
191 / 262
  73   1st đa số
1953 Louis St. Laurent 2.731.633 48,4
169 / 265
  22   1st đa số
1957 Louis St. Laurent 2.702.573 40,5
105 / 265
  64   2nd đối lập
1958 Lester Pearson 2.432.953 33,4
48 / 265
  67   2nd đối lập
1962 Lester Pearson 2.846.589 36,9
99 / 265
  51   2nd đối lập
1963 Lester Pearson 3.276.996 41,4
128 / 265
  29   1st thiểu số
1965 Lester Pearson 3.099.521 40,1
131 / 265
  3   1st thiểu số
1968 Pierre Trudeau 3.686.801 45,3
154 / 264
  23   1st đa số
1972 Pierre Trudeau 3.717.804 38,4
109 / 264
  46   1st thiểu số
1974 Pierre Trudeau 4.102.853 43,1
141 / 264
  32   1st đa số
1979 Pierre Trudeau 4.595.319 40,1
114 / 282
  27   2nd đối lập
1980 Pierre Trudeau 4.855.425 44,3
147 / 282
  33   1st đa số
1984 John Turner 3.516.486 28,0
40 / 282
  107   2nd đối lập
1988 John Turner 4.205.072 31,9
83 / 295
  43   2nd đối lập
1993 Jean Chrétien 5.647.952 41,2
177 / 295
  94   1st đa số
1997 Jean Chrétien 4.994.277 38,4
155 / 301
  22   1st đa số
2000 Jean Chrétien 5.252.031 40,8
172 / 301
  17   1st đa số
2004 Paul Martin 4.982.220 36,7
135 / 308
  37   1st thiểu số
2006 Paul Martin 4.479.415 30,2
103 / 308
  32   2nd đối lập
2008 Stéphane Dion 3.633.185 26,2
77 / 308
  26   2nd đối lập
2011 Michael Ignatieff 2.783.175 18,9
34 / 308
  43   3rd Third party / Bên lề
2015 Justin Trudeau 6.928.055 39,5
184 / 338
  150   1st đa số
2019 Justin Trudeau 6.018.728 33,1
157 / 338
  27   1st thiểu số
2021 Justin Trudeau 5.542.360 32,6
159 / 338
  2   1st thiểu số

Chú thích sửa

  1. ^ a b McCall, Christina; Stephen Clarkson. "Liberal Party". Lưu trữ 2013-10-05 tại Wayback Machine The Canadian Encyclopedia.
  2. ^ Dyck, Rand (2012). Canadian Politics: Concise Fifth Edition. Nelson Education. tr. 217, 229. ISBN 0176503439.
  3. ^ Delacourt, Susan (ngày 17 tháng 6 năm 2010). “Ignatieff: Liberal party is a 'coalition of the centre', Ignatieff says 'big red tent' needs left and right votes”. Toronto Star. Toronto. We have to stand in the centre, drawing people from both sides of the political spectrum.
  4. ^ David Rayside (2011). Faith, Politics, and Sexual Diversity in Canada and the United States. UBC Press. tr. 22. ISBN 978-0-7748-2011-0.
  5. ^ Richard Collin; Pamela L. Martin (2012). An Introduction to World Politics: Conflict and Consensus on a Small Planet. Rowman & Littlefield. tr. 138. ISBN 978-1-4422-1803-1.
  6. ^ Puddington, Arch (2007). Freedom in the World: The Annual Survey of Political Rights and Civil Liberties. Rowman & Littlefield. tr. 142. ISBN 978-0-7425-5897-7. After a dozen years of centre-left Liberal Party rule, the Conservative Party emerged from the 2006 parliamentary elections with a plurality and established a fragile thiểu số government.
  7. ^ Tách ra và chuyển đổi quyền lực trong hiến pháp (Patriation) là quá trình chính trị đã dẫn đến chủ quyền của Canada, mà đỉnh cao vào năm 1982. Cho đến ngày đó, Canada đã được cai trị bởi một hiến pháp gồm luật của Anh mà có thể thay đổi chỉ bởi nghị viện Anh, mặc dù chỉ với sự đồng ý của chính phủ Canada. Quá trình patriation được xem là thực hiện chủ quyền đầy đủ.
  8. ^ “Liberal Party of Canada”. Encyclopaedia Britannica. Encyclopaedia Britannica. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Fitzpatrick, Meagan (ngày 3 tháng 5 năm 2011). “Ignatieff's Liberals lose Official Opposition status”. Canadian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.
  10. ^ “Canada election: Liberals sweep to power”. BBC News. 20 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Canada election: Liberals win sweeping victory over Conservatives”. The Daily Telegraph. 20 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Stunning Liberal gains in Quebec as Trudeau wins majority government”. CBC News. 19 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa