Thủ tướng Canada

người đứng đầu chính phủ của Canada

Thủ tướng Canada (tiếng Pháp: premier ministre du Canada)[chú thích 1]người đứng đầu chính phủ của Canada. Chức vụ thủ tướng Không được quy định tại bất cứ văn bản hiến pháp nào mà chỉ tồn tại theo quy ước. Theo hệ thống Westminster, thủ tướng cầm quyền dựa trên sự tín nhiệm của Hạ viện và thường là hạ nghị sĩ lãnh đạo đảng lớn nhất hoặc liên minh những đảng. Thủ tướng do toàn quyền bổ nhiệm. Thủ tướng bổ nhiệm những bộ trưởng khác để thành lập Nội các và là người đứng đầu Nội các. Về mặt hiến pháp, quốc vương (là nguyên thủ quốc gia) thực hiện quyền hành pháp nhưng trên thực tế quốc vương và toàn quyền hầu như luôn thực hiện quyền hạn theo đề nghị của Nội các,[6] là cơ quan chịu trách nhiệm tập thể trước Hạ viện. Thủ tướng là thành viên Cơ mật viện và được phong danh hiệu Quý ngài rất đáng kính (tiếng Pháp: Le très honorable) suốt đời.[chú thích 2]

Thủ tướng Canada
Premier ministre du Canada
Đương nhiệm
Justin Trudeau

từ ngày 4 tháng 11 năm 2015
Chính phủ Canada
Văn phòng Cơ mật viện
Kính ngữ
Viết tắtPM
Thành viên của
Báo cáo tớiHạ viện
Dinh thự24 Sussex Drive[b]
Trụ sởVăn phòng Phủ Thủ tướng và Cơ mật viện
Bổ nhiệm bởiToàn quyền[3]
với sự tín nhiệm của Hạ viện[4]
Nhiệm kỳKhông cố định
Tuân theoKhông ai (quy ước hiến pháp)
Người đầu tiên nhậm chứcJohn A. Macdonald
Thành lập1 tháng 7 năm 1867
Cấp phóPhó Thủ tướng
Lương bổng379,000 CA$ (2023)[5][c]
Websitepm.gc.ca

Thủ tướng là người đứng đầu Văn phòng Cơ mật viện và được Phủ Thủ tướng giúp việc. Thủ tướng đề nghị bổ nhiệm toàn quyền, tỉnh trưởng, thành viên Thượng viện Canada, thẩm phán Tòa án tối cao Canada, những tòa án liên bang khác và chủ tịch, hội đồng quản trị của những doanh nghiệp vương thất.

Từ khi Canada liên bang hóa vào năm 1867, đã có 23 người đảm nhiệm chức vụ thủ tướng (một nữ thủ tướng). Justin Trudeau là thủ tướng đương nhiệm, nhậm chức từ ngày 4 tháng 11 năm 2015 sau khi Đảng Tự do Canada chiếm đa số trong Hạ viện trong cuộc bầu cử năm 2015. Từ năm 2019, Đảng Tự do Canada mất đa số, buộc Trudeau phải thành lập một chính phủ thiểu số.

Nguồn gốc

sửa

Chức vụ thủ tướng không được quy định tại bất cứ văn bản hiến pháp nào và chỉ được đề cập đến tại một vài điều khoản của Luật Hiến pháp 1982 và Chế cáo 1947 của Quốc vương George VI. Chức vụ thủ tướng Canada tồn tại theo quy ước hiến pháp và được mỏ phỏng theo chức vụ thủ tướng Anh.

Tiêu chuẩn và bổ nhiệm

sửa

Thủ tướng được toàn quyền bổ nhiệm thay mặt quốc vương.[7] Theo quy ước của chế độ chính phủ trách nhiệm, được thiết kế để duy trì sự ổn định hành chính, toàn quyền sẽ bổ nhiệm người có khả năng nhận được sự tín nhiệm của Hạ viện làm thủ tướng,[8] thường là lãnh đạo của đảng hoặc liên minh những đảng[9][10] chiếm đa số trong Hạ viện.[11] Thủ tướng được chỉ định trở thành thủ tướng ngay sau khi chấp nhận lời mời thành lập chính phủ của toàn quyền.[12]

Thủ tướng đã có ý định từ chức vẫn có thể tư vấn cho toàn quyền về việc bổ nhiệm thủ tướng tiếp theo. Tuy nhiên, nếu thủ tướng phải từ chức vì bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm thì toàn quyền không phải làm theo đề nghị của nguyên thủ tướng.[12] Luật sư Ivor Jennings viết rằng, "nếu chính phủ bị đánh bại mà có một lãnh đạo phe đối lập thì quốc vương phải mời người đó."[13] Nếu lãnh đạo phe đối lập không thể hoặc không muốn thành lập chính phủ thì[chú thích 3] toàn quyền có quyền mời bất cứ ai làm thủ tướng.[12]

Tuy pháp luật không quy định thủ tướng phải là hạ nghị sĩ[12] nhưng trên thực tế chính trị một người được bổ nhiệm làm thủ tướng được cho là phải nhanh chóng trở thành hạ nghị sĩ.[15] Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi một người không phải là hạ nghị sĩ vẫn được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ví dụ: hai nguyên thủ tướng John Abbott và Mackenzie Bowell là thượng nghị sĩ đóng vai trò đại diện Chính phủ tại Thượng viện khi trở thành thủ tướng.[16] Cả hai kế nhiệm thủ tướng qua đời tại chức: John A. Macdonald vào năm 1891 và John Sparrow David Thompson vào năm 1894.

 
John A. Macdonald, thủ tướng đầu tiên của Canada (1867–1873, 1878–1891)

Những thủ tướng không phải là hạ nghị sĩ khi được bổ nhiệm (hoặc thất cử khi đương chức) dự kiến phải ứng cử vào Hạ viện càng sớm càng tốt. Ví dụ: sau khi thất cử trong cuộc bầu cử liên bang năm 1925 (mặc dù đảng của ông thắng cử), William Lyon Mackenzie King giữ chức vụ thủ tướng một thời gian ngắn mà không phải là hạ nghị sĩ trước khi trúng cử trong cuộc bầu cử phụ vài tuần sau đó. Tương tự, John Turner thay thế Pierre Trudeau làm lãnh đạo Đảng Tự do vào năm 1984 và được bổ nhiệm làm thủ tướng tuy không phải là hạ nghị sĩ; Turner trúng cử trong cuộc bầu cử tiếp theo nhưng Đảng Tự do thất cử hoàn toàn.

Khi một thủ tướng mất ghế trong Hạ viện hoặc nếu một thủ tướng được bổ nhiệm mà không phải là hạ nghị sĩ thì thường là một hạ nghị sĩ của đảng cầm quyền giữ một ghế an toàn sẽ từ chức để cho phép thủ tướng ứng cử trong cuộc bầu cử phụ.[16] Đảng Tự doĐảng Bảo thủ thường tuân theo thông lệ không đề cử người tranh cử với lãnh đạo mới của đảng kia trong một cuộc bầu cử phụ nhưng Đảng Dân chủ Mới và những đảng nhỏ hơn thường không tuân theo thông lệ này.[17] Tuy nhiên, nếu đảng cầm quyền chọn một lãnh đạo mới ngay trước khi tổ chức bầu cử và lãnh đạo đó không phải là nghị sĩ Quốc hội thì thông thường họ sẽ đợi cuộc bầu cử sắp tới trước khi ứng cử vào Quốc hội.

Nhiệm kỳ

sửa

Thủ tướng không có nhiệm kỳ cố định và giữ chức vụ cho đến khi từ chức, bị miễn nhiệm hoặc qua đời.

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội được hiến pháp quy định tối đa là 5 năm nhưng Luật Bầu cử Canada ấn định ngày bầu cử Quốc hội là thứ Hai thứ ba của tháng 10 trong năm thứ tư sau ngày bầu cử trước đó, giới hạn nhiệm kỳ của chính phủ là 4 năm.[18] Toàn quyền vẫn có thể giải tán Quốc hội và ban hành lệnh bầu cử trước ngày được hiến pháp hoặc Luật Bầu cử Canada quy định theo đề nghị của thủ tướng; vụ King – Byng là lần duy nhất kể từ khi liên bang hóa Canada mà toàn quyền từ chối đề nghị giải tán Quốc hội của thủ tướng.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội, nếu đảng của thủ tướng giành được đa số ghế trong Hạ viện thì thủ tướng không phải được bổ nhiệm lại hoặc tuyên thệ nhậm chức lại.[16] Nếu đảng đối lập giành được đa số ghế thì thủ tướng phải từ chức hoặc đề nghị Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. Nếu đảng của thủ tướng thất cử nhưng đảng đối lập không giành được đa số ghế thì thủ tướng có ba phương án để giữ sự tín nhiệm của Hạ viện: liên minh với những đảng khác (lần cuối cùng Canada có một chính phủ liên hiệp là vào năm 1925), đạt được một thỏa thuận tín nhiệm và ngân sách, hoặc tranh thủ sự ủng hộ của những đảng khác trên cơ sở biểu quyết từng vấn đề.

Nhiệm vụ và quyền hạn

sửa
 
Những thủ tướng Canada trong thế kỷ đầu tiên

Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và có nhiệm vụ tư vấn cho Quân chủ về việc thực hiện những đặc quyền hoàng gia và quyền hành pháp[9] theo hiến pháp thành văn và những quy ước hiến pháp bất thành văn. Quyền hạn của thủ tướng đã gia tăng theo thời gian. Hiện tại, dưới chế độ quân chủ lập hiến của Canada, quân chủ và toàn quyền phải làm theo đề nghị của thủ tướng, tức là thủ tướng trên thực tế thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của quân chủ và toàn quyền.[9] Với sự giúp việc của Phủ Thủ tướng, thủ tướng bổ nhiệm nhiều chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước Canada, bao gồm toàn quyền, thành viên Nội các, thẩm phán Tòa án tối cao, thượng nghị sĩ, người đứng đầu các doanh nghiệp vương thất, đại sứ, cao ủy, tỉnh trưởng và khoảng 3.100 chức danh khác. Ngoài ra, thủ tướng tích cực tham gia vào quá trình lập pháp (phần lớn các dự luật được trình trước Quốc hội được Nội các soạn thảo) và lãnh đạo Quân đội Canada.

 
William Lyon Mackenzie King, thủ tướng Canada thứ 10 (1921–1926; 1926–1930; 1935–1948)

Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng của mình, Pierre Trudeau đã tập trung quyền hạn vào Phủ Thủ tướng,[19] là một cơ quan trực thuộc thủ tướng không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Từ cuối thế kỷ 20, những nhà phân tích như Jeffrey Simpson,[20] Donald Savoie, Andrew Coyne[21] và John Gomery nhận định rằng cả Nghị viện và Nội các đều đã bị thủ tướng làm lu mờ.[note 1][9] Savoie viết rằng: "ít nhất là trong nội bộ chính phủ, không có nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực để ngăn cản thủ tướng Canada làm theo ý mình."[22] Chức vụ thủ tướng được mô tả là đang "tổng thống hóa",[19][23] đến mức thủ tướng đương nhiệm tỏa sáng hơn nguyên thủ quốc gia (vợ của thủ tướng đôi khi được gọi là Đệ nhất phu nhân Canada[24][25]).[26][27] Nguyên toàn quyền Adrienne Clarkson nói rằng có "sự cạnh tranh ngầm" giữa thủ tướng và Quân chủ.[28] Có giả thuyết cho rằng sở dĩ thủ tướng Canada tập trung được quyền lực là vì Nghị viện Canada ít có ảnh hưởng lên chính phủ hơn so với những nước khác có hệ thống Westminster, cụ thể là Nghị viện có ít nghị sĩ hơn, tỷ lệ thay đổi nghị sĩ sau mỗi cuộc bầu cử cao hơn và hệ thống bầu lãnh đạo đảng theo kiểu Mỹ, làm giảm sức ảnh hưởng của chế độ họp kín ban lãnh đạo đảng (như ở Anh).[29]

Quyền lực của thủ tướng có bị kiểm soát. Hạ viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ tướng và một cuộc nổi dậy trong nội bộ đảng có thể nhanh chóng hạ bệ một thủ tướng đương nhiệm, thậm chí chỉ đe dọa nổi dậy cũng có thể thuyết phục hoặc buộc thủ tướng phải từ chức, như đã xảy ra với Thủ tướng Jean Chrétien. Luật Cải cách 2014[30] quy định quy trình xem xét sức lãnh đạo đảng và bầu một lãnh đạo lâm thời sau một nổi dậy trong nội bộ đảng, tăng cường sự kiểm soát của các hạ nghị sĩ trong đảng của thủ tướng. Nếu một đảng tuân theo Luật Cải cách 2014 thì việc bầu lãnh đạo phải được biểu quyết công khai.[31]

Thượng viện có thể trì hoãn hoặc bác bỏ dự luật của Nội các, chẳng hạn như khi dự luật thuế giá trị gia tăng của Brian Mulroney bị Thượng viện bác bỏ. Chế độ liên bang của Canada giới hạn thẩm quyền của chính phủ liên bang trong những lĩnh vực do hiến pháp quy định. Ngoài ra, quyền hành pháp được hiến pháp trao cho quốc vương và đặc quyền hoàng gia thuộc về Quân chủ chứ không phải bất cứ bộ trưởng nào[32][33][34] nên Quân chủ sở hữu quyền lực tối cao đối với thủ tướng trong trật tự hiến pháp.[35][36] Vì vậy, Quân chủ hoặc toàn quyền có thể phản đối thủ tướng trong những tình huống khủng hoảng cực đoan.[note 2] Gần cuối nhiệm kỳ, Toàn quyền Adrienne Clarkson nói rằng: "Vai trò hiến pháp của tôi nằm ở cái được gọi là 'quyền dự trữ': đảm bảo rằng có một thủ tướng và một chính phủ và thực hiện quyền 'khuyến khích, khuyên bảo và cảnh báo'[...] Tuy không được tiết lộ bất cứ bí mật nào nhưng tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã làm cả ba điều đó."[37]

Đặc quyền

sửa
 
24 Sussex Drive, nơi ở chính thức của thủ tướng Canada

Thủ tướng có hai nơi ở chính thức: 24 Sussex Drive ở Ottawa và Harrington Lake, một biệt thự nông thôn ở Công viên Gatineau. Thủ tướng làm việc tại Văn phòng Phủ Thủ tướng và Cơ mật viện (trước đây gọi là Langevin Block), đối diện Đồi Quốc hội.[38] Về phương tiện di chuyển, thủ tướng được cấp một chiếc xe bọc thép (trợ cấp đi lại 2.000 đô la Canada mỗi năm) và hai máy bay công vụ (một chiếc CC-150 Polaris khi bay quốc tế và một chiếc Challenger 601 khi bay nội địa). Thủ tướng và gia đình được Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada bố trí lực lượng cảnh vệ. Quốc hội quyết định tất cả những chế độ nói trên trong ngân sách nhà nước. Tổng số tiền lương hàng năm của thủ tướng là 357.800 đô la Canada (gồm lương của nghị sĩ là 178.900 đô la Canada và lương của thủ tướng là 178.900 đô la Canada).

Thủ tướng đương nhiệm và các nguyên thủ tướng được tổ chức quốc tang khi qua đời, linh cữu được quàn tại Nhà Quốc hội.[39] Chỉ có Thủ tướng Bowell và nguyên thủ tướng R. B. Bennett được tổ chức tang lễ riêng, Bennett là nguyên thủ tướng duy nhất qua đời và được chôn cất ở nước ngoài, trong khi Bowell là thủ tướng duy nhất có tang lễ không có những chính trị gia đến dự. Thủ tướng John Thompson qua đời tại Lâu đài Windsor, nơi Nữ hoàng Victoria cho phép linh cữu được quàn trước khi thi thể được đưa về Canada để tổ chức quốc tang tại Halifax.

 
Huy hiệu của chức vụ thủ tướng Canada, được thêm vào huy hiệu của các thủ tướng

Trước năm 1919, quân chủ theo truyền thống sẽ phong tước hiệp sĩ và tước hiệu Sir cho một tân thủ tướng Canada. Trong số tám thủ tướng đầu tiên của Canada, chỉ có Alexander Mackenzie từ chối được phong tước hiệp sĩ. Năm 1919, Hạ viện thông qua Nghị quyết Nickle, tuyên bố chính sách Quân chủ Canada không phong tặng danh hiệu quý tộc hoặc hiệp sĩ cho công dân Canada (và chính phủ Canada khuyên Quân chủ khi những danh hiệu đó không thuộc thẩm quyền ban tặng của Quân chủ). Quân chủ Canada (nhưng không phải Quân chủ Vương quốc Anh, nơi thường xuyên ban tặng những danh hiệu này cho công dân Anh) kể từ đó đã áp dụng chính sách này: thủ tướng cuối cùng được phong tước hiệp sĩ gần thời điểm bổ nhiệm là Robert Borden, là thủ tướng khi Nghị quyết Nickle được tranh luận tại Hạ viện (và được phong tước hiệp sĩ trước nghị quyết được thông qua). Tuy nhiên, sáu năm sau khi từ chức, Bennett được Quốc vương George VI phong tước quý tộc Vương quốc Anh làm Tử tước Bennett của Mickleham ở Quận Surrey và của Calgary và Hopewell ở Canada.[40][41] Kể từ đó, không có thủ tướng Canada nào được phong tước.

Danh hiệu

sửa
 
Kim Campbell, thủ tướng Canada thứ 19 (1993) và nữ thủ tướng từ British Columbia duy nhất

Theo truyền thống Westminster, một người nói chuyện với thủ tướng sử dụng chức danh Thủ tướng. Bộ Di sản văn hóa Canada khuyến cáo rằng không nên sử dụng Ngài Thủ tướng trong bối cảnh chính thức.[42] Trong văn bản, nên sử dụng chức danh Quốc hội đầy đủ của thủ tướng: Quý ngài/bà rất đáng kính [tên], [huân hàm], Thủ tướng Canada. Tuy nhiên, khi ở phiên chất vấn tại Hạ viện, những hạ nghị sĩ khác có thể gọi thủ tướng là Quý hạ nghị sĩ rất đáng kính cho [khu vực bầu cử của thủ tướng] hoặc đơn giản là Quý Thủ tướng rất đáng kính.[43] Nguyên thủ tướng giữ danh hiệu Quý ngài/bà rất đáng kính cho đến hết đời; nếu vẫn là hạ nghị sĩ thì được gọi là Quý hạ nghị sĩ rất đáng kính cho [khu vực bầu cử của hạ nghị sĩ], nếu được bổ nhiệm làm bộ trưởng thì được gọi là Quý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rất đáng kính, nếu trở thành lãnh đạo phe đối lập thì được gọi là Quý Lãnh đạo rất đáng kính của phe đối lập.

Hậu mãn nhiệm

sửa
 
Lester B. Pearson

Sau khi hết nhiệm kỳ, những nguyên thủ tướng Canada đã theo đuổi nhiều sự nghiệp. Một số nguyên thủ tướng tiếp tục làm chính trị: Bowell làm thượng nghị sĩ, Stephen Harper làm hạ nghị sĩ, Bennett chuyển đến Vương quốc Anh sau khi được bổ nhiệm vào Thượng Nghị viện.[44] Một số nguyên thủ tướng trở thành lãnh đạo của phe đối lập: John A. Macdonald, Arthur Meighen, Mackenzie King[45] và Pierre Trudeau, tất cả đều được tái bổ nhiệm làm thủ tướng (Mackenzie King hai lần); Alexander Mackenzie và John Diefenbaker làm lãnh đạo phe đối lập trước khi trở thành hạ nghị sĩ bình thường cho đến khi qua đời;[46] Wilfrid Laurier qua đời khi đang giữ chức vụ;[47] và Charles Tupper,[48] Louis St. Laurent[49] và John Turner làm lãnh đạo phe đối lập trước khi rút khỏi chính trường. Meighen cũng được bổ nhiệm vào Thượng viện sau nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai nhưng từ chức để tái tranh cử, sau cùng rút khỏi chính trường sau khi thất cử.[50] Những nguyên thủ tướng treo ấn từ quan cũng có: Robert Borden, Hiệu trưởng Đại học Nữ vương Kingston và Đại học McGill, đồng thời làm việc trong lĩnh vực tài chính; Lester B. Pearson, Hiệu trưởng Đại học Carleton;[51] Joe Clark và Kim Campbell, vốn là giảng viên đại học, Clark cũng làm tư vấn viên và Campbell làm việc trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế, đồng thời là giám đốc các công ty tư nhân và chủ tịch các nhóm lợi ích; Pierre Trudeau và Jean Chrétien quay lại hành nghề luật.[52] Những nguyên thủ tướng cũng thường viết tự truyện (như Tupper[48]) hoặc hồi ký (như Diefenbaker và Paul Martin).[46]

Danh sách Thủ tướng Canada

sửa
# Chân dung Thủ tướng Bắt đầu Kết thúc Đảng Thời gian
1   Sir John A. Macdonald 1 tháng 7 năm 1867 5 tháng 11 năm 1873 Tự do-Bảo thủ 6 năm, 4 tháng, 4 ngày
2   Alexander Mackenzie 7 tháng 11 năm 1873 8 tháng 10 năm 1878 Tự do 4 năm, 11 tháng, 1 ngày
(1)   Sir John A. Macdonald 17 tháng 10 năm 1878 6 tháng 6 năm 1891 Bảo thủ 12 năm, 7 tháng, 20 ngày
3   Sir John Abbott 16 tháng 6 năm 1891 24 tháng 11 năm 1892 Bảo thủ 5 năm, 5 tháng, 8 ngày
4   Sir John Thompson 5 tháng 12 năm 1892 12 tháng 12 năm 1894 Bảo thủ 2 năm, 0 tháng, 7 ngày
5   Sir Mackenzie Bowell 21 tháng 12 năm 1894 27 tháng 4 năm 1896 Bảo thủ 1 năm, 4 tháng, 6 ngày
6   Sir Charles Tupper 1 tháng 5 năm 1896 8 tháng 7 năm 1896 Bảo thủ 0 năm, 2 tháng, 7 ngày
7   Sir Wilfrid Laurier 11 tháng 7 năm 1896 7 tháng 10 năm 1911 Tự do 15 năm, 2 tháng, 26 ngày
8   Sir Robert Laird Borden 10 tháng 10 năm 1911 10 tháng 7 năm 1920 Bảo thủ/Liên minh (từ 1917) 8 năm, 9 tháng, 0 ngày
9   Arthur Meighen 10 tháng 7 năm 1920 29 tháng 12 năm 1921 Liên minh/Tự do & Bảo thủ Quốc gia 1 năm, 5 tháng, 19 ngày
10   William Lyon Mackenzie King 29 tháng 12 năm 1921 28 tháng 6 năm 1926 Tự do 4 năm, 5 tháng, 30 ngày
(9)   Arthur Meighen 29 tháng 6 năm 1926 25 tháng 9 năm 1926 Bảo thủ 2 năm, 2 tháng, 27 ngày
(10)   William Lyon Mackenzie King 25 tháng 9 năm 1926 7 tháng 8 năm 1930 Tự do 3 năm, 10 tháng, 11 ngày
11   Richard Bedford Bennett 7 tháng 8 năm 1930 23 tháng 10 năm 1935 Bảo thủ 5 năm, 2 tháng, 16 ngày
(10)   William Lyon Mackenzie King 23 tháng 10 năm 1935 15 tháng 11 năm 1948 Tự do 13 năm, 0 tháng, 23 ngày
12   Louis St. Laurent 15 tháng 11 năm 1948 21 tháng 6 năm 1957 Tự do 8 năm, 7 tháng, 6 ngày
13   John Diefenbaker 21 tháng 6 năm 1957 22 tháng 4 năm 1963 Bảo thủ Tiến bộ 5 năm, 10 tháng, 1 ngày
14   Lester B. Pearson 22 tháng 4 năm 1963 20 tháng 4 năm 1968 Tự do 4 năm, 11 tháng, 29 ngày
15   Pierre Trudeau 20 tháng 4 năm 1968 3 tháng 6 năm 1979 Tự do 11 năm, 1 tháng, 14 ngày
16   Joe Clark 4 tháng 6 năm 1979 2 tháng 3 năm 1980 Bảo thủ Tiến bộ 0 năm, 8 tháng, 27 ngày
(15)   Pierre Trudeau 3 tháng 3 năm 1980 30 tháng 6 năm 1984 Tự do 4 năm, 3 tháng, 27 ngày
17   John Turner 30 tháng 6 năm 1984 17 tháng 9 năm 1984 Tự do 0 năm, 2 tháng, 18 ngày
18   Brian Mulroney 17 tháng 9 năm 1984 25 tháng 6 năm 1993 Bảo thủ Tiến bộ 8 năm, 9 tháng, 8 ngày
19   Kim Campbell 25 tháng 6 năm 1993 4 tháng 11 năm 1993 Bảo thủ Tiến bộ 0 năm, 4 tháng, 10 ngày
20   Jean Chrétien 4 tháng 11 năm 1993 12 tháng 12 năm 2003 Tự do 10 năm, 1 tháng, 8 ngày
21   Paul Martin 12 tháng 12 năm 2003 6 tháng 2 năm 2006 Tự do 2 năm, 1 tháng, 25 ngày
22   Stephen Harper 6 tháng 2 năm 2006 4 tháng 11 năm 2015 Bảo thủ 9 năm, 8 tháng, 29 ngày
23   Justin Trudeau 4 tháng 11 năm 2015 Đương nhiệm Tự do Đương nhiệm

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Khi là nữ thủ tướng thì tên gọi chức danh trong tiếng Pháp là première ministre du Canada.
  2. ^ Khi người được phong danh hiệu là nữ thì danh hiệu trong tiếng Pháp là: La très honorable.
  3. ^ Khi Thủ tướng John A. Macdonald qua đời vào năm 1891, Toàn quyền the Lord Stanley of Preston mời John Thompson làm thủ tướng nhưng Thompson từ chối và khuyên Stanley bổ nhiệm Thượng nghị sĩ John Abbott. Trước khi Thủ tướng Mackenzie Bowell từ chức vào năm 1896, Donald Smith từ chối lời mời làm thủ tướng, khiến Toàn quyền the Earl of Aberdeen bổ nhiệm Charles Tupper làm thủ tướng. Khi Robert Borden tuyên bố sẽ từ chức thủ tướng vào năm 1920, Thomas White được Toàn quyền the Viscount Byng of Vimy mời làm thủ tướng nhưng từ chối. Byng sau đó bổ nhiệm Arthur Meighen làm thủ tướng.[14]
  1. ^ This title is granted to holders of the office for life upon taking office.
  2. ^ Under renovation since 2015. Rideau Cottage is the current residence of Justin Trudeau.
  3. ^ Including a salary of CA$189,500 as a Member of Parliament. There is also a $2,000 car allowance.[5]
  1. ^ See note 2 at Cabinet of Canada.
  2. ^ See "Responsibilities" and note 1 at Cabinet of Canada.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Heritage, Canadian (16 tháng 10 năm 2017). “Styles of address”. aem. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ “The Canadian Parliamentary system - Our Procedure - House of Commons”. www.ourcommons.ca. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Constitutional Duties”. The Governor General of Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “House of Commons Procedure and Practice - 1. Parliamentary Institutions - Canadian Parliamentary Institutions”. www.ourcommons.ca. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ a b Parliament of Canada. “Indemnities, Salaries, and Allowances”. Library of Parliament. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Brooks, Stephen (2007). Canadian Democracy: An Introduction (ấn bản thứ 5). Don Mills: Oxford University Press. tr. 233–234. ISBN 978-0-19-543103-2.
  7. ^ Office of the Governor General of Canada, Media > Fact Sheets > The Swearing-In of a New Ministry, Queen's Printer for Canada, Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2008, truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2009
  8. ^ Pothen, Phil (2009), Disinformation as a Back Door to 'Constitutional Revolution' in Canada, Toronto: Ontario Bar Association, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010
  9. ^ a b c d Brooks 2007
  10. ^ Bryden, Joan (19 tháng 10 năm 2019), 'Complete nonsense': Experts dispute Scheer's claims about forming government, Global News, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2019
  11. ^ Forsey, Eugene (2005), How Canadians Govern Themselves (PDF) (ấn bản thứ 6), Ottawa: Queen's Printer for Canada, tr. 3–4, ISBN 0-662-39689-8, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2009, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2009
  12. ^ a b c d Government of Canada (1970), Governor General (PDF), WordPress, tr. 145, truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2024
  13. ^ Jennings, William Ivor (1947), Cabinet Government (ấn bản thứ 1), Cambridge, tr. 35
  14. ^ Government of Canada 1970, tr. 146
  15. ^ Forsey, Eugene (tháng 3 năm 2012). “How Canadians Govern Themselves > The Prime Minister”. Queen's Printer for Canada. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2015.
  16. ^ a b c Forsey 2005
  17. ^ Grenier, Éric (12 tháng 7 năm 2018). “NDP Leader Jagmeet Singh won't have a free pass if he runs in a byelection”. CBC News.
  18. ^ Branch, Legislative Services. “Consolidated federal laws of Canada, Canada Elections Act”. laws-lois.justice.gc.ca. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017.
  19. ^ a b Geddes, John (25 tháng 1 năm 2009). “Will the prorogation of Parliament set off a populist revolt?”. Maclean's. Toronto: Kenneth Whyte. ISSN 0024-9262. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2010.
  20. ^ Simpson, Jeffrey (2001). The Friendly Dictatorship. Toronto: McClelland & Stewart. tr. 248. ISBN 978-0-7710-8079-1.
  21. ^ Coyne, Andrew (30 tháng 6 năm 2015). “Liberals' idea for gender quota in Cabinet leaves out the principle of merit”. National Post. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  22. ^ Savoie, Donald (1999). Governing from the Centre: The Concentration of Power in Canadian Politics. Toronto: University of Toronto Press. tr. 362. ISBN 978-0-8020-8252-7.
  23. ^ “Time to address democratic deficit”, Toronto Star, 27 tháng 1 năm 2010, truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2010
  24. ^ Zamon, Rebecca (4 tháng 11 năm 2015). “The Prime Minister's Wife: What Is Her Title, Exactly?”. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  25. ^ Alberici, Emma (18 tháng 5 năm 2016), 'I need help': Why did Canada's first lady spark such a backlash?, Australian Broadcasting Corporation, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017
  26. ^ Jackson, Michael D. (2009). “The Senior Realms of the Queen” (PDF). Canadian Monarchist News. Autumn 2009 (30). Toronto: Monarchist League of Canada. tr. 10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
  27. ^ Blair, Louisa (2001). Venne, Michel (biên tập). Vive Quebec!: new thinking and new approaches to the Quebec nation. Toronto: James Lorimer & Company. tr. 91. ISBN 978-1-55028-734-9.
  28. ^ Franks, C.E.S. (9 tháng 4 năm 2010), “Keep the Queen and choose another head of state”, The Globe and Mail, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011
  29. ^ Foot, Richard (15 tháng 1 năm 2010), “Only in Canada: Harper's prorogation is a Canadian thing”, National Post, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010
  30. ^ Parliament of Canada (23 tháng 6 năm 2015), Bill C-586, Queen's Printer for Canada, truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015
  31. ^ Selley, Chris (28 tháng 5 năm 2015). “Thanks to the Senate, I've finally come around to liking the Reform Act”. National Post. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015.
  32. ^ MacLeod, Kevin S. (2008), A Crown of Maples (PDF) (ấn bản thứ 1), Ottawa: Queen's Printer for Canada, tr. 16, ISBN 978-0-662-46012-1, truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009
  33. ^ Cox, Noel (tháng 9 năm 2002). “Black v Chrétien: Suing a Minister of the Crown for Abuse of Power, Misfeasance in Public Office and Negligence”. Murdoch University Electronic Journal of Law. Perth: Murdoch University. 9 (3): 12. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  34. ^ Neitsch, Alfred Thomas (2008). “A Tradition of Vigilance: The Role of Lieutenant Governor in Alberta” (PDF). Canadian Parliamentary Review. Ottawa: Commonwealth Parliamentary Association. 30 (4): 23. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
  35. ^ Coyne, Andrew (13 tháng 11 năm 2009). “Defending the royals”. Maclean's. Toronto: Rogers Communications. ISSN 0024-9262. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.
  36. ^ Coyne, Andrew (10 tháng 4 năm 2002), “A lightning rod for patriotic love”, National Post, Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2006, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2006
  37. ^ “GG reflects on mandate during farewell address”. CTV. 14 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  38. ^ Privy Council Office. “Did You Know > The Langevin Block from Yesterday to Today”. Queen's Printer for Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
  39. ^ State Funerals in Canada. “Frequently Asked Questions on State Funerals in Canada”. Queen's Printer for Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
  40. ^ Library of Parliament. “Federal Government > Prime Ministers of Canada > Biographical Informarion > BENNETT, The Right Hon. Richard Bedford, P.C., K.C., K.G.St.J., LL.B.”. Queen's Printer for Canada. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
  41. ^ [1] The London Gazette, July 22, 1941.
  42. ^ Department of Canadian Heritage (16 tháng 10 năm 2017). “Styles of address”. Queen's Printer for Canada. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2020.
  43. ^ Department of Canadian Heritage. “Ceremonial and Canadian Symbols Promotion > Styles of address — Federal dignitaries”. Queen's Printer for Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  44. ^ “Bennett, Richard Bedford, 1st Viscount Bennett”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  45. ^ “King, William Lyon Mackenzie”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  46. ^ a b “Diefenbaker, John George”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  47. ^ “Laurier, Sir Wilfrid”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  48. ^ a b “Tupper, Sir Charles”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  49. ^ “St. Laurent, Louis”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  50. ^ “Meighen, Arthur”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  51. ^ “Pearson, Lester Bowles”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.
  52. ^ “Trudeau, Pierre Elliott”. Từ điển Tiểu sử Canada . Nhà xuất bản Đại học Toronto. 1979–2016.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa