D19E - "Đổi mới" (còn được gọi là CKD7F) là dòng đầu máy diesel phục vụ cho Đường sắt Việt Nam và được nhập khẩu về từ năm 2001 từ nhà máy Tư Dương, Trung Quốc sau đó là sản xuất trực tiếp bởi Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Biệt danh của dòng đầu máy này là "Đổi mới". Đây là loại đầu máy có số lượng nhiều nhất Việt Nam. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hiện có 80 đầu máy xe lửa diesel D19E, được quản lý bởi Xí nghiệp đầu máy Hà Nội, Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn, Xí Nghiệp Đầu Máy Vinh. Được sử dụng chủ yếu cho Tuyến đường sắt Bắc-Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyến Hà Nội-Hải Phòng, Tuyến Hà Nội-Lào Cai.

D19E
D19E-963 kéo tàu hàng vào Ga Nha Trang
Loại và xuất xứ
Chế tạoCSR Ziyang Locomotive Co., Ltd (2001-2004) Nhà máy xe lửa Gia Lâm (2007-2012)
KiểuCKD7F
Ngày chế tạo2001 - nay
Tổng số
đã sản xuất
80
Thông số kỹ thuật
Hình thể:
 • UICCo' Co'
Khổ1000 mm
Đường kính bánh xe1000 mm
Chiểu dài:
 • Thân tàu16000mm ( 901-910 ) 16392mm ( 911-940 )
Chiều rộng2850 mm
Chiều cao3900 mm
Kiểu khungBệ xe chịu lực
Tải trục13t, 3,5t
Tự trọng đầu máy78 t 81 t
Loại nhiên liệuDiesel
Dung tích nhiên liệu3500 lít
Kiểu động cơCaterpiller CAT3512B
Máy phát điệnJF-221
Động cơ kéoZQDR-310
Bộ truyền độngAC-DC
Phanh tàuKhí nén
Thông số kỹ thuật
Tốc độ tối đa120 km/h
Công suất kéo1455 kW
Công suất kéo ban đầu250 kN
Khai thác
Quản lý bởiĐường Sắt Việt Nam
LoạiD19E
Số hiệu901-980
TênĐổi Mới
Nơi khai thácViệt Nam
Ngày bàn giao2001
Chạy lần đầu2001

Lịch sử phát triển sửa

Năm 2001, để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của Đường sắt Việt Nam vì thế cần đầu máy diesel khổ 1000mm mới và tiến hành đấu thầu quốc tế cho việc này. Tháng 6 cùng năm, Nhà máy Tư Dương Trung Quốc (Ziyang Locomotive Co., Ltd) giành được gói thầy đầu máy diesel. Tổng giá trị hợp đồng là 7,36 triệu đô la Mỹ. Sau đó 6 tháng những thiết kế đầu tiên đã được cho ra mắt. Thiết kế này ban đầu được gọi là CKD7F, sau đó đổi thành D19E theo yêu cầu của Đường sắt Việt Nam (“D” là đầu máy diesel, “19” công suất định mức 1900 mã lực, "E" là cho hệ thống truyền động điện), ngoài ra đầu máy còn được gọi là Đổi Mới (tên được lấy từ chính sách "Đổi mới").

Vào tháng 11 năm 2001, 10 đầu máy đầu tiên (901-910), đã hoàn thành công đoạn chế tạo tại nhà máy Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Các đầu máy này lúc đầu sử dụng các bánh xe thuộc khổ ray tiêu chuẩn (1435mm) tạm để vận chuyển đến Nhà máy đầu máy Côn Minh tại đây các đầu máy được lắp đặt lại thành khổ ray hẹp (1000mm). Từ giữa tháng 12 năm 2001 đến đầu tháng 1 năm 2002, các đầu máy này đã hoàn thành nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau tại Nhà máy Đầu máy Côn Minh, Đường sắt Côn MinhTuyến nhánh Côn Minh-Tiêu Sơn, sau đó được vận chuyển theo các sườn núi thuộc tuyến Đường sắt Côn Minh dọc theo biên giới Trung-Việt tới nhà ga Shanyao (Hà Khẩu). Ngày 15 tháng 01 năm 2002, 10 đầu máy xuất phát từ ga Shanyao đến ga Lào Cai (Việt Nam), đầu máy được các cán bộ kỹ thuật Đường sắt Việt Nam nghiệm thu; ngày 20 tháng 01 cùng năm, Lễ bàn giao đầu máy D19E được tổ chức tại ga Lào Cai. Do đây là lần đầu tiên Việt Nam sau lệnh cấm vận nhập khẩu số lượng lớn thiết bị đường sắt nên Chính phủ Việt Nam rất coi trọng lễ bàn giao. Tham dự lễ bàn giao: Đại diện tỉnh Lào Cai, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đại diện Bộ Giao thông vận tải, đại diện Bộ Tài chính, đại diện Bộ Thương mại[1].

Những đầu máy này sau đó được giao cho Xí nghiệp đầu máy Hà Nội quản lí, sử dụng chủ yếu để kéo tàu khách và tàu hàng trên tuyến Đường sắt Bắc Nam. Vào tháng 5 năm 2002, Đường sắt Việt Nam tiến hành thử nghiệm tốc độ D19E trên tuyến đường sắt Bắc Nam vì khả năng bám đường tốt, đặc biệt các khúc cua nên đã rút ​​ngắn được thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh từ 32 giờ đến 30 giờ. Cùng năm, Đường sắt Việt Nam lại tiến hành đấu thầu lần thứ hai lô đầu máy (911-920). Đơn hàng này cũng do nhà máy Tư Dương trúng thầu và sau đó được giao cho Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn quản lí. Năm 2003, Đường sắt Việt Nam vì đã khá hài lòng với nhà máy Tư Dương nên đã trực tiếp đặt mua lô đầu máy thứ 3 gồm 20 đầu máy (921-940) với tổng giá trị hợp đồng là 14,4 triệu đô la Mỹ trực tiếp từ nhà máy Tư Dương việc giao hàng sau đó cũng được hoàn thành vào tháng 8 năm 2004.[2]

Năm 2005, trước tình hình hoạt động tốt của 40 đầu máy trên mạng lưới Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khởi động dự án “Lắp ráp đầu máy CKD7F trong nước”. Ngày 19 tháng 5 năm 2006, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty TNHH Đầu máy Tư Dương đã ký hợp đồng xuất khẩu 20 bộ linh kiện đầu máy CKD7F và hợp đồng xuất khẩu công nghệ sang Việt Nam” tại Hà Nội. Sau đó nhà máy Tư Dương đã xuất khẩu 5 đầu máy CKD7F làm mẫu sang cho Việt Nam và 15 bộ linh kiện, phụ tùng để lắp ráp 15 đầu máy, đồng thời xuất khẩu công nghệ lắp ráp đầu máy cho Công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm ở Việt Nam. Lô đầu máy diesel D19E (941-960) lắp ráp tại Việt Nam lần này có sự khác biệt rõ ràng về màu sơn, hình dáng so với ba lô đầu máy sản xuất tại Trung Quốc đầu tiên. Từ năm 2011 đến năm 2012, Công ty xe lửa Gia Lâm đã sản xuất lô thứ năm gồm 20 đầu máy D19E (961-980).

Tính năng kỹ thuật sửa

Bố cục chung sửa

Dòng đầu máy này là dòng có số lượng lớn nhất trong các đầu máy mà ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM quản lí hiện nay, với số lượng lên tới 80 chiếc, được xí nghiệp đầu máy Tư Dương (Trung Quốc) xếp loại thuộc dòng CKD7F. Đặc trưng của dòng đầu máy này tại Việt Nam là màu sơn xanh-đỏ và xanh-tím (cũng là 2 thiết kế khác nhau) cùng biển tên Đổi mới ở 2 mặt (riêng các máy 902, 903, 904, 905, 906, 907, 910, 911, 912, 913, 914, 917, 918, 919, 920, 921, 922, 923, 924, 925, 927, 928, 929, 930, 935 và 939 chữ Đổi mới đã không còn nữa, trừ máy 908 là còn chữ Đổi mới mặt cabin 1). Các đầu máy từ số 901 đến 940 được thiết kế 2 đầu góc cạnh, các đầu máy từ 941 đến 980 được bo tròn 2 đầu.

Cấu tạo cơ bản gồm buồng lái 1, buồng lái 2, gian điện khí, gian động lực, gian làm mát. Buồng lái 1 và 2 cấu tạo đối xứng nhau ở 2 đầu của thân đầu máy, cả hai buồng lái đều có chức năng điều khiển như nhau. Trong buồng lái có bố trí bàn điều khiển, quạt gió, đèn chiếu sáng.

Đầu máy sử dụng động cơ diesel Caterpillar 3512B EFI, bộ truyền động sử dụng máy phát điện JF221 dùng để kéo tàu hàng và tàu khách và động cơ kéo điện ZQDR-310 DC[3]. Bộ phận chạy là giá chuyển hướng 3 trục loại 13 tấn/trục. Trên đầu máy có thiết kế hệ thống điều khiển bằng vi tính, hệ thống khống chế cấp điện đoàn tàu, hệ thống đón nhận tín hiệu tự động, hệ thống cấp gió hai đường và bộ phận hãm điện trở.

Danh sách các đầu máy sửa

Stt Model Số hiệu Loại Xí nghiệp quản lí Ghi chú
1 CKD7F0001 D19E-901 Thiết kế 1 XNĐM Vinh Chuyển sang từ XNĐM Hà Nội (tháng 4/2021)
2 CKD7F0002 D19E-902 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
3 CKD7F0003 D19E-903 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
4 CKD7F0004 D19E-904 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
5 CKD7F0005 D19E-905 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
6 CKD7F0006 D19E-906 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
7 CKD7F0007 D19E-907 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
8 CKD7F0008 D19E-908 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới ở cabin 2 nhưng cabin 1 vẫn còn Đổi Mới
9 CKD7F0009 D19E-909 Thiết kế 1 XNĐM Vinh Chuyển sang từ XNĐM Hà Nội (tháng 4/2021)
10 CKD7F0010 D19E-910 Thiết kế 1 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
11 CKD7F0011 D19E-911 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
12 CKD7F0012 D19E-912 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
13 CKD7F0013 D19E-913 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
14 CKD7F0014 D19E-914 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
15 CKD7F0015 D19E-915 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
16 CKD7F0016 D19E-916 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
17 CKD7F0017 D19E-917 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
18 CKD7F0018 D19E-918 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
19 CKD7F0019 D19E-919 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
20 CKD7F0020 D19E-920 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi mới
21 CKD7F0021 D19E-921 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
22 CKD7F0022 D19E-922 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
23 CKD7F0023 D19E-923 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
24 CKD7F0024 D19E-924 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
25 CKD7F0025 D19E-925 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
26 CKD7F0026 D19E-926 Thiết kế 2 XNĐM Vinh Chuyển sang từ XNĐM Hà Nội (tháng 4/2021)
27 CKD7F0027 D19E-927 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
28 CKD7F0028 D19E-928 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
29 CKD7F0029 D19E-929 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
30 CKD7F0030 D19E-930 Thiết kế 2 XNĐM Hà Nội Không còn chữ Đổi Mới
31 CKD7F0031 D19E-931 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
32 CKD7F0032 D19E-932 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
33 CKD7F0033 D19E-933 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
34 CKD7F0034 D19E-934 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
35 CKD7F0035 D19E-935 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
36 CKD7F0036 D19E-936 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
37 CKD7F0037 D19E-937 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
38 CKD7F0038 D19E-938 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
39 CKD7F0039 D19E-939 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn Không còn chữ Đổi Mới
40 CKD7F0040 D19E-940 Thiết kế 2 XNĐM Sài Gòn
41 CKD7F0041 D19E-941 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
42 CKD7F0042 D19E-942 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
43 CKD7F0043 D19E-943 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội Thanh Niên Cộng Sản (Tổ Máy Thanh Niên)
44 CKD7F0044 D19E-944 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
45 CKD7F0045 D19E-945 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
46 CKD7F0046 D19E-946 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
47 CKD7F0047 D19E-947 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
48 CKD7F0048 D19E-948 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
49 CKD7F0049 D19E-949 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
50 CKD7F0050 D19E-950 Thiết kế 3 XNĐM Hà Nội
51 CKD7F0051 D19E-951 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
52 CKD7F0052 D19E-952 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
53 CKD7F0053 D19E-953 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
54 CKD7F0054 D19E-954 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
55 CKD7F0055 D19E-955 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
56 CKD7F0056 D19E-956 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
57 CKD7F0057 D19E-957 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
58 CKD7F0058 D19E-958 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
59 CKD7F0059 D19E-959 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn Thanh Niên Cộng Sản (Tổ Máy Thanh Niên)
60 CKD7F0060 D19E-960 Thiết kế 3 XNĐM Sài Gòn
61 CKD7F0061 D19E-961 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
62 CKD7F0062 D19E-962 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
63 CKD7F0063 D19E-963 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
64 CKD7F0064 D19E-964 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
65 CKD7F0065 D19E-965 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội Chuyển sang từ XNĐM Sài Gòn (năm 2015)
66 CKD7F0066 D19E-966 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
67 CKD7F0067 D19E-967 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
68 CKD7F0068 D19E-968 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
69 CKD7F0069 D19E-969 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
70 CKD7F0070 D19E-970 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
71 CKD7F0071 D19E-971 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
72 CKD7F0072 D19E-972 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
73 CKD7F0073 D19E-973 Thiết kế 4 XNĐM Sài Gòn
74 CKD7F0074 D19E-974 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội Chuyển sang từ XNĐM Đà Nẵng cũ (năm 2015)
75 CKD7F0075 D19E-975 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội Chuyển sang từ XNĐM Đà Nẵng cũ (năm 2015)
76 CKD7F0076 D19E-976 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội
77 CKD7F0077 D19E-977 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội
78 CKD7F0078 D19E-978 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội
79 CKD7F0079 D19E-979 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội
80 CKD7F0080 D19E-980 Thiết kế 4 XNĐM Hà Nội

Thư viện ảnh sửa

Những vụ tai nạn nghiêm trọng sửa

Số hiệu đoàn tàu Ngày Đầu máy kéo tàu bị nạn Địa điểm Thiệt hại về người Ghi chú
Bị thương Tử vong
E1 12 tháng 3 năm 2005 D19E-909 Km 751+950 khu gian Thừa Lưu - Lăng Cô (TT. Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) ~100 12 Vụ tai nạn được xác định là do tàu chạy quá tốc độ quy định.
TN6 6 tháng 8 năm 2010 D19E-921 Km 50 khu gian Đồng Văn - Phủ Lý (xã Tiên Tân, TP. Phủ Lý, Hà Nam) 1 0 Va chạm với xe tải vượt đường ngang
SE2 6 tháng 2 năm 2011 D19E-951 Cầu Ghềnh, Km 1700+007 khu gian Biên Hòa - Dĩ An (P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) 24 2 Va chạm với 6 xe ô tô
LP5 10 tháng 7 năm 2013 D19E-909 Km 64 khu gian Tiền Trung - Phạm Xá (xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương) 1 0 Va chạm với xe container vượt đường ngang
28 tháng 6 năm 2014 D19E-970 xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, Quảng Nam 1 0 Va chạm với xe tải vượt đường ngang
NA2 19 tháng 9 năm 2014 D19E-924 Km 90+500 khu gian Nam Định - Trình Xuyên (xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, Nam Định) 0 0 Va chạm với xe container vượt đường ngang
SE5 10 tháng 3 năm 2015 D19E-968 Km 639+700 khu gian Quảng Trị - Diên Sanh (xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) 4 1 (lái tàu bị mắc kẹt trong cabin) Va chạm với xe tải chở đá vượt đường ngang[4][5]
SE5 8 tháng 6 năm 2015 D19E-951 Km 1684+800 khu gian Trảng Bom - Hố Nai (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) 0 0 Va chạm với xe container vượt đường ngang
SE2 20 tháng 2 năm 2017 D19E-906 Km 438+245 khu gian Cầu Hai - Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) 4 3 Va chạm với xe tải vượt đường ngang
TN5 28 tháng 2 năm 2018 D19E-963 Km 915+200 (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) 0 1 Va chạm với xe tải vượt đường ngang
SE19 24 tháng 5 năm 2018 D19E-927 Km 234+050 khu gian Khoa Trường - Trường Lâm (xã Trường Lâm, TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa) 0 2 2 nhân viên gác chắn tàu hỏa đã không kéo rào chắn kịp thời
SE19 30 tháng 6 năm 2018 D19E-905 Km 314+500 khu gian Quán Hành - Vinh (xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) 0 0 Va chạm với xe bồn vượt đường ngang
NA1 10 tháng 7 năm 2018 D19E-902 Km 293+395 khu gian Chợ Sy - Mỹ Lý (xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) 0 0 Va chạm với xe tải bị chết máy tại đường ngang
SE8 20 tháng 4 năm 2019 D19E-941 Km 276+300 khu gian Chợ Sy - Yên Lý (Huyện Yên Lý, tỉnh Nghệ An) 0 0 Va chạm xe tải vượt đường ngang
SE2 20 tháng 7 năm 2019 D19E 912 Khu gian Tam Kỳ - Diêm Phổ (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) 0 1 Va chạm với xe tải
SNT2 1 tháng 10 năm 2019 D19E-955 Km 1400+700 khu gian Phước Nhơn - Tháp Chàm (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) 0 0 Va chạm với xe container vượt đường ngang
SE2 30 tháng 11 năm 2019 D19E-924 Khu vực xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP Hà Nội 0 0 Va chạm xe container vượt đường ngang
SH3 5 tháng 11 năm 2020 D19E-963 Km 1706+950 đường số 1 ga Dĩ An (P. Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương) 1 0 Gác chắn không được đóng, dẫn đến va chạm với xe container
SE21 15 tháng 3 năm 2021 D19E-952 Km 1328+600 (Ga Cây Cầy, Khánh Hòa) 0 0 Va chạm với xe container
HH8 15 tháng 5 năm 2021 D19E-905 Khu công nghiệp Bảo Minh (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) 0 0 Xe container mất lái đâm vào lan can
SE4 27 tháng 1 năm 2022 D19E-946 Km 46+300 khu gian Đồng Văn - Phủ Lý (Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) 2 0 Va chạm với xe tải chở gỗ
SE8 16 tháng 3 năm 2022 D19E-971 Km 1608+200 khu gian Gia Huynh - Suối Kiết (Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) 0 1 Va chạm xe công nông
SE8 23 tháng 3 năm 2022 D19E-945 Khu gian Yên Thái - Minh Khôi, tỉnh Thanh Hóa 0 0 Va chạm xe tải chở gạch
SE5 28 tháng 1 năm 2023 D19E-908 Km 28+800 khu gian Chợ Tía - Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) 0 0 Va chạm xe chở thép
SE7 30 tháng 7 năm 2023 D19E-923 Khu gian Hương Phố - Phúc Trạch (huyện Huơng Khê, Hà Tĩnh) 0 0 xe tải Chở Keo
SE8 11 tháng 3

năm 2024

D19E 921 tại km 304+600 đường sắt Bắc Nam, nơi giao nhau với đường ngang dân sinh vào xóm Vĩnh Long, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 0 0 Va chạm với xe đầu kéo

Tham khảo sửa

  1. ^ [云南日报 “我国新型内燃机车出口越南”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). 21 tháng 1 năm 2002.
  2. ^ “Hekou Sanyuan Trading Co., Ltd”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ “Đổi Mới Co-Co Diesel Electric Locomotive”. railwaysinvietnam. 8 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ “Train hits truck, throwing three carriages off railway, killing engine driver in Vietnam”. Tuổi Trẻ. ngày 11 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Chủ tịch Đường sắt: 'Tổn thất vụ tai nạn tàu SE5 vô cùng lớn' [Railway chairman: SE5 train loss is enormous]. VN Express. ngày 12 tháng 3 năm 2015.