Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 462:
Việc giải quyết mâu thuẫn chúng ta cũng có hướng dẫn của wikipedia vậy tại sao bãi miễn quản lý lại không có quy trình của nó? Tôi không rành lắm về quyền hạn của người quản lý nhưng tôi thấy họ cũng bình đẳng với các thành viên khác về mọi phương diện, họ chỉ có thêm một số công cụ kỹ thuật ngoài ra họ có ưu tiên gì khác như bỏ phiếu, chọn bài viết chọn lọc thì tôi chưa rõ? Nhưng tôi thấy làm quản lý đúng là tự nguyện mua lấy việc vì lợi ích chung của cộng đồng, việc bãi miễn rồi không cho ứng cử hoặc không cho thành viên khác đề cử trở lại thật là khắt khe và vô lý, điều này xúc phạm đến tính tự nguyện của wiki nói chung, ai đặt ra điều này? Nếu việc bãi nhiệm thành coi như chúng ta mất hẵn không chỉ một quản lý mãi mãi, mà còn mất một thành viên tốt, từng có uy tín và đã từng đóng góp nhiều cho cộng đồng cho wikipedia tiếng Việt, thử tự đặt mình vào vị trí đó liệu chúng ta có buồn, tự ái và bỏ đi hẵn hay không? Hay là lập tài khoản mới để tiếp tục tham gia wiki? Tôi đề nghị bỏ đi điều khoản "'''sau đó không được ứng cử làm quản lý mãi mãi'''", không ai không mắc sai lầm và không ai nên bị trừng phạt mãi mãi vì một sai lầm, sai sót đã qua hơn nữa làm quản lý là góp phần đóng góp một cách tự nguyện, ngăn cấm sự đóng góp đó với mục đích gì? '''Muốn tuyệt tình chăng'''?
 
Tôi biết việc một số thành viên chưa rõ quy tắc làm việc chung trên wiki có thể gây phiền hà cho cộng đồng bằng các yêu cầu bỏ phiếu bãi miễn quản lý vô lối vì vậy cần có các hạn chế, nhưng không nên có quá nhiều hạn chế. Tại sao lại không cho người từng bị khóa tài khoản yêu cầu mãi miễn quản lý? Điều này có thể có hai lý do, một là vì họ mới vào không kịp biết thông lệ chung, cách thức giải quyết mâu thuẫn, hai là quản lý nhiều việc không kịp hiểu thành viên mới và khóa nhầm (quản lý tưởng rằng thành viên đó tiêu cực, phá hoại, nhất là trong các vấn đề thuần chuyên môn mà quản lý không rành) hoặc thành viên mới nghĩ rằng mình bị khóa oan, bị ép uổng. Để tránh việc lạm quyền của quản lý nếu có, để tránh tới mức tối đa nhầm lẫn dù chỉ một chút xíu khi khóa tài khoản, để tránh "'''cắn người mới đến'''", để tránh gây ức chế cho người mới thì việc bị khóa trong vòng 3 tháng hoặc 6 tháng không nên là điều kiện ngăn cản yêu cầu bỏ phiếu bãi nhiệm.
tránh "'''cắn người mới đến'''", để tránh gây ức chế cho người mới thì việc bị khóa trong vòng 3 tháng hoặc 6 tháng không nên là điều kiện ngăn cản yêu cầu bỏ phiếu bãi nhiệm.
 
Quyền bỏ phiếu, có nhiều hạn chế quá cũng là ức chế cho các thành viên mới hoặc không công bằng với một số thành viên khác. Đâu phải ai cũng có thời gian rãnh, đâu phải ai cũng có khả năng viết bài, sửa bài, nhưng họ cũng có khả năng hiểu biết và nhận định đúng sai chứ, tại sao không cho họ bỏ phiếu. Việc hạn chế chỉ nên và chỉ nhằm ngăn cản các tài khoản con rối, tài khoản ngủ nếu có, việc ngăn cản tránh tạo ra một tầng lớp trên, "một nhóm người cụ thể" có quyền bỏ phiếu mà ban quản lý có thể dễ dàng nhận ra qua công cụ đếm, theo từng thời điểm, chẳng hạn tôi chưa chắc có đủ 300 sửa đổi trong 6 tháng gần nhất và tôi tự hỏi tại sao không cho tôi bỏ phiếu? Nếu không cho tôi bỏ phiếu tôi có thể quậy tưng các trang thảo luận ấy chứ.
Hàng 479 ⟶ 478:
Trong thời gian thảo luận bãi nhiệm, người đề xuất bãi nhiệm đương nhiên không bị khóa tài khoản, họ có quyền bảo vệ quan điểm (ra tòa còn có luật sư biện hộ kia mà), nhưng họ chỉ bảo vệ mà '''không được công kích cá nhân''', Phải chấp nhận [[wikipedia: Thái độ văn minh]], không lam man sang các bài khác, việc khác, nếu việc đó xét thấy không làm rõ hơn quan điểm của họ về việc quản lý lạm quyền. Nếu tiếp tục vi phạm thì một quản lý khác hoặc một thành viên khác cảnh cáo và sau đó mới đề nghị khóa luôn tài khoản, lúc đó họ mất quyền tự biện hộ.
 
Tóm lại nên thảo luận trước khi bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý. Việc thảo luận và nêu rõ lý do cần thiết bỏ phiếu bãi nhiệm quản lý cũng như nêu cơ sở vi phạm quy định dành cho người quản lý '''là trách nhiệm của người đề xuất bãi nhiệm''' không phải là việc của cộng đồng.

[[Thành viên:Nghilevuong|Nghilevuong]] 04:35, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)
::Nghilevuong đưa ra các câu hỏi và đề nghị chính xác như tại sao có người có quyền bỏ phiếu và có người không, tại sao những người bị khóa không được đề nghị bãi nhiệm quản lý, tại sao quản lý đã bị bãi nhiệm không được thành quản lý trở lại...
::Trong một tình trạng tuyệt đối và lý tưởng thì tôi '''hoàn toàn''' đồng ý với Nghilevuong. Nhưng trong tay chúng ta hiện nay '''không''' phải là một tình trạng tuyệt đối và lý tưởng. Nếu Nghilevuong đồng ý với tôi là Wikipedia tiếng Việt đang có một vấn đề khó (''difficult problem'') thì sẽ thấy vấn đề khó đòi hỏi các giải quyết khó. Nếu Nghilevuong thấy nó là một vấn đề dễ (và có thể giải quyết dễ như Nghilevuong giải thích bên trên) thì chúng ta không cần thêm quy luật.
::Tôi là người đã làm việc tại đây lâu và tôi nghĩ là tôi đã nói rõ và nhiều lần là tôi không thích các quy luật cứng ngắc. Tôi cũng đã giải thích một lần là tôi, cũng như một số lớn các người tại đây, đến với Wikipedia vì hai tính chất đặc biệt của nó: nó là tự nguyện vì có nhiều người có niềm tin là sau cuộc sống hàng ngày mọi người nên làm thêm một việc nào đó để xây dựng chung cho một mục đích cao hơn; và nó cũng là "mở" vì có nhiều người có niềm tin là mọi người là "tốt" và có tự chủ, tự kiềm chế, tôn trọng cá nhân, sống hài hòa với cộng đồng... mà không cần một người nào hay một nhóm người nào ra lệnh.
::Cái trong thực tế, mà tôi thấy tại Wikipedia tiếng Việt, là đặc tính "mở" bị lạm dụng để dẫn lái Wikipedia đến mục đích khác mục đích xây dựng một bách khoa toàn thư (như quảng cáo hay tuyên truyền cho gia tộc, địa danh, công ty, đảng hay niềm tin chính trị của mình). Cái thực tế khác là số lớn của sự lạm dụng đó là vì không đọc hay không tìm hiểu về Wikipedia (trong giai đoạn đầu tôi đã chống đối dịch từ ''free'' thành từ "mở") nhưng cái số lớn đó, bình thường, không tiếp tục lạm dụng sau khi được giải thích. Cái thực tế nguy hiểm hơn là cái số nhỏ lạm dụng tính chất "mở" vì có mục đích (tôi không nói là mục đích đó sai hay đúng) và tiếp tục lạm dụng dù đã được giải thích -- số này ít nhưng chiếm 90% thời giờ của người quản lý và nhiều thành viên khác.
::Như vậy thì quy luật mới có quá khó không? Hay nó chỉ là để giải quyết một vấn đề mà với quy luật dễ chúng ta không giải quyết được?
::Nghilevuong cũng nhắc đến tự ái làm nhiều người bỏ đi. Có thể tôi là người thiếu nhạy cảm (''insensitive'') về cái "tự ái" mà Nghilevuong nói đến, hay là có thể tôi không hiểu loại "tự ái" (''pride'') đó. Đầu tiên, khi tôi tự nguyện làm việc X mà rồi vì tự ái để bỏ đi thì đó đâu còn là tự nguyên nữa, đó chỉ là tôi đã muốn làm việc X đó để thỏa mãn cái tự ái của tôi. Sau đó, tôi có thể hiểu sai "tự ái" tại đây, đối với tôi thì tự ái (''pride'') tại Wikipedia là các đóng góp của tôi mà được cộng đồng chấp nhận, là các giúp đỡ để xây dựng cộng đồng đó, là các bài viết có chất lượng cho người đọc ... Cái "tự ái" của tôi '''không''' bao gồm cái sự mù quáng, không nghe lời người khác, không đi theo quy luật và cố tính tấn công cá nhân như một số thành viên gần đây.
::[[Thành viên:Mekong Bluesman|Mekong Bluesman]] 11:13, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Quay lại trang dự án “Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ”.