Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Kim – Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tống Cao Tông lên ngôi: dấu chấm sau chữ "cai trị" là dư thừa (tiếng Anh là do viết tắt)
→‎Tống Cao Tông lên ngôi: ông này công nhận (chủ động) không phải bị động
Dòng 89:
Trong khi đó, một hoàng tử nhà Tống là Triệu Cấu đã trốn thoát thành công.{{sfnm|Lorge|2005|Gernet|1962|1p=54|2p=22}} Triệu Cấu phải ở lại Từ Châu khi đang làm một nhiệm vụ ngoại giao, và không bao giờ quay trở lại Khai Phong. Ông không có mặt ở kinh đô khi thành phố rơi vào tay người Nữ Chân.{{sfn|Tao|2009|p=647}} Hoàng đế [[Tống Cao Tông]] tương lai đã cố gắng né tránh các lực lượng Nữ Chân đang bám theo mình bằng cách di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, đi khắp Hà Bắc, [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] và [[Sơn Đông]]. Người Nữ Chân từng dụ Triệu Cấu trở về Khai Phong để có thể dễ dàng bắt được ông, nhưng không thành công.{{sfn|Mote|1999|p=291}} Đầu tháng 6 năm 1127, Triệu Cấu dừng chân tại Ứng Thiên Phủ ([[Thương Khâu]] ngày nay), kinh đô Nam Tống.{{sfn|Tao|2009|p=647}} Với Cao Tông (cai trị 1127–1162), Ứng Thiên Phủ chỉ mới là kinh đô đầu tiên trong một chuỗi kinh đô, được gọi là ''hành tại''.{{sfnm|Franke|1994|Mote|1999|1p=230|2p=197}} Triều đình chuyển tới Ứng Thiên Phủ vì tầm quan trọng lịch sử của nó đối với nhà sáng lập triều đại, [[Tống Thái Tổ|Hoàng đế Tống Thái Tổ]], người từng là tiết độ sứ ở đây. Ý nghĩa biểu tượng của thành phố đảm bảo cho tính hợp pháp chính trị của tân hoàng đế Tống Cao Tông, người đã lên ngôi vào ngày 12 tháng 6.{{sfn|Mote|1999|p=292}}
 
Trị vì chưa đầy một tháng, Trương Bang Xương đã bị nhà Tống thuyết phục từ chức vua Đại Sở và được công nhận là một hoàngdòng thândõi nhà Tống.{{sfn|Tao|2009|p=647}} Lý Cương gây áp lực buộc Cao Tông phải hành quyết Bang Xương vì tội phản quốc.{{sfn|Tao|2009|p=649}} Hoàng đế mủi lòng nghe theo và ép Bang Xương tự tử.{{sfn|Franke|1994|pp=229–230}} Việc giết Trương Bang Xương cho thấy nhà Tống sẵn sàng khiêu khích nhà Kim, và nhà Kim thì vẫn chưa thể củng cố quyền kiểm soát của họ đối với những vùng lãnh thổ vừa chinh phục.{{sfnm|Tao|2009|Franke|1994|1p=649 (willing to provoke)|2pp=229–230 (Jin control not solidified)}} Việc Đại Sở chịu phục tùng và bị bãi bỏ đồng nghĩa với việc nhà Tống đã giành lại quyền kiểm soát Khai Phong. Tướng Tống chịu trách nhiệm củng cố Khai Phong là [[Tông Trạch]] (1059–1128), yêu cầu Cao Tông di dời triều đình về thành phố này, nhưng Cao Tông từ chối và chọn cách rút lui về phía nam.{{sfn|Tao|2009|p=650}} Trong lịch sử Trung Quốc, cuộc di tản của Tống Cao Tông đánh dấu điểm kết thúc giai đoạn Bắc Tống, mở ra giai đoạn Nam Tống.{{sfn|Holcombe|2011|p=129}}
 
Hậu duệ của [[Khổng Tử]] tại [[Khúc Phụ]] là Diện Thánh công Khổng Đoan Hữu, theo chân Tống Cao Tông chạy về phía nam đến Cù Châu. Trong khi đó, em trai của Đoan Hữu là Khổng Đoan Thao, được tân triều [[Nhà Kim|nhà Kim (1115–1234)]] bổ nhiệm làm Diện Thánh công khi ông vẫn tiếp tục ở lại Khúc Phụ.{{sfnm|Murray|2010|Wilson|1996|1p=3|2pp=571–572}} Chắt của Trương Tái là Trương Tuyển, cũng theo Cao Tông di tản về phương nam.