Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Tankerviet (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Loidong.905851
Thẻ: Lùi tất cả
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n thuỷ --> thủy (via JWB)
Dòng 156:
#Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964.
 
Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] trong [[Chiến tranh Việt Nam]]. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày [[16 tháng 3]] năm 1964, McNamara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm: "''Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểm soát tới 50% hoặc nhiều hơn. Tại [[Phước Tuy (tỉnh)|Phước Tuy]], Việt Cộng kiểm soát 80%; [[Bình Dương]] 90%; [[Hậu Nghĩa]] 90%; [[Long An]] 90%; [[Định Tường]] 90%; [[Kiến Hoà]] 90%; An Xuyên (Cà Mau) 85%. Quận [[Mõ Cày]] và các xã [[Định ThuỷThủy]], [[Bình Khánh]], [[Phước Hiệp]], "đỏ 100%"; trên 900 xã như trong trường hợp ba xã này...<ref>Phúc trình gửi Tổng thống Johnson, Mc. Mamara, 16-3-1964</ref>''". Sau đảo chính 1963, trong một thời gian ngắn, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một "xa lộ thênh thang", lượng hàng vận chuyển vào miền Nam tăng vọt. Trước đây, đoàn vận tải ô tô chỉ vào Khe Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa Thiên. Đầu năm 1964, các đoàn ô tô đã có thể đi tới điểm trạm ngã ba biên giới Kontum, số lượng vận tải tăng 40 lần so với năm trước, tỉ trọng vận tải cơ giới là 51%. Trước những thất bại này, Tổng thống Mỹ quyết định huy động quân viễn chinh trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam. [[Báo Quân đội Nhân dân]] nhận định "''Đầu năm 1965, tình hình cách mạng miền Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Cuộc "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ-ngụy ngày càng bị khủng hoảng và thất bại nghiêm trọng. Đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách cố tạo ra một "sức mạnh" để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chúng ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động ném bom đánh phá miền Bắc.''"<ref>[https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/40-nam-chien-thang-vi-dai-30-4/quan-vien-chinh-my-vao-mien-nam-mo-dau-chien-tranh-cuc-bo-259873 Quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam, mở đầu "chiến tranh cục bộ"], 09/04/201, Báo Quân đội Nhân dân</ref>.
 
Ngày 8/3/1965, Mỹ chính thức đổ quân viễn chinh lên [[Đà Nẵng]]. Phía Mỹ đã không thông báo cho Việt Nam Cộng hòa về thời gian và địa điểm đổ quân, mặc dù bản tin của Bộ Quốc phòng Mỹ 2 ngày trước tuyên bố rằng Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam là theo yêu cầu của chính phủ Sài Gòn. Sáng 8/3, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa là Phan Huy Quát, yêu cầu soạn thảo một thông cáo chung bằng hai thứ tiếng Anh-Việt để thông báo rộng rãi, lúc đó ông Quát mới biết quân Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam. Theo báo Đà Nẵng điều này cho thấy Mỹ rất coi thường và không tin tưởng chế độ Việt Nam Cộng hòa<ref>[https://www.baodanang.vn/channel/5433/201503/50-nam-my-do-quan-vao-da-nang-nhat-ky-ngay-8-3-1965-2399736/index.htm 50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng: Nhật ký ngày 8-3-1965], Báo Đà Nẵng, 06/03/2015</ref>. Khi biết tin thì quân Mỹ đã đổ bộ rồi, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa phải hợp thức hóa việc này bằng cách gọi Tổng trưởng Phủ Thủ tướng là [[Bùi Diễm]] cùng với một viên chức Mỹ là [[Melvin Manfull]] soạn ngay thông cáo chào mừng quân Mỹ, với chỉ đạo: ''"Viết càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi"''<ref>In the jaws of history. Bùi Diễm (với sự cộng tác của David Chanoff). Indiana University Press 1999. Trang 131 và 132</ref>. Trong những tháng sau đó, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.