Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 67:
'''Nguyễn Văn Thiệu''' (5 tháng 4 năm 1923 – 29 tháng 9 năm 2001) là một [[sĩ quan]], [[chính khách]] [[Người Việt|người Việt Nam]], người từng giữ chức [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]], Chủ tịch [[Đảng Dân chủ (Việt Nam Cộng hòa)|Đảng Dân chủ]] và [[Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội]] trong giai đoạn 1967–1975. Trong cương vị một [[trung tướng]] bộ binh của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]], Nguyễn Văn Thiệu được hội đồng tướng lĩnh bầu làm [[Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (Việt Nam Cộng hòa)|Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia]], trở thành [[Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa|Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa]] vào năm 1965. Là một chính trị gia theo đường lối [[chống cộng]] mạnh mẽ, ông đắc cử tổng thống sau khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1967 và nắm giữ cương vị này cho đến khi từ chức chỉ vài ngày trước khi chính quyền Sài Gòn đầu hàng [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] trong [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]].
 
Sinh ra tại [[Phan Rang – Tháp Chàm|Phan Rang]], duyên hải [[Duyên hải Nam Trung Bộ|Nam Trung Bộ Việt Nam]], Nguyễn Văn Thiệu ban đầu gia nhập lực lượng [[Việt Minh]] vào năm 1945, nhưng ông đào ngũ và tìm đường vào Sài Gòn chỉ một năm sau đó. Tại đây, ông gia nhập lực lượng [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] thuộc [[Liên hiệp Pháp]]. Sau khi [[Quốc gia Việt Nam#Quân Pháp rút khỏi Việt Nam|người Pháp rút khỏi Đông Dương]], Quân đội Quốc gia dần chuyển đổi thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn Nguyễn Văn Thiệu trở thành Chỉ huy trưởng [[Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt|Trường Võ bị Đà Lạt]] trước khi được thăng cấp [[đại tá]] và trở thành một tư lệnh sư đoàn. Tháng 11 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu tham gia [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính]] lật đổ anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Sau đó, ông được thăng cấp bậc [[thiếu tướng]] và bắt đầu tham chính. Nền chính trị Việt Nam Cộng hòa bước vào một giai đoạn bất ổn khi các cuộc đảo chính thường xuyên diễn ra. Bằng cách hành xử khôn khéo, Nguyễn Văn Thiệu leo lên vị trí hàng đầu trong bộ máy quyền lực Sài Gòn giữa lúc các sĩ quan xung quanh ông vướng vào những cuộc đấu đá và thanh trừng nội bộ. Năm 1965, tại thời điểm Nguyễn Văn Thiệu được [[Hội đồng Quân lực (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân lực]] bầu vào chức vụ quốc trưởng thì nền chính trị miền Nam đã dần ổn định trở lại.
 
Năm 1967, quá trình chuyển dịch từ chính quyền quân sự thành một chính phủ dân sự ở [[miền Nam Việt Nam]] được lên kế hoạch. Sau những cuộc tranh giành quyền lực ngay bên trong nội bộ quân đội, Nguyễn Văn Thiệu, trong liên danh cùng [[Nguyễn Cao Kỳ]], đã tham gia tranh cử tổng thống và giành chiến thắng. Tuy nhiên, căng thẳng bên trong bộ máy lãnh đạo ngày càng trở nên rõ rệt. Nguyễn Văn Thiệu tìm cách vô hiệu hóa Nguyễn Cao Kỳ bằng việc loại bỏ những người ủng hộ ông Kỳ ra khỏi các vị trí trọng yếu trong quân đội và nội các. Để nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử năm 1971, Nguyễn Văn Thiệu tiến hành áp đặt các quy định mới, ngăn cấm quyền tham gia tranh cử của hầu hết ứng cử viên. Số người còn lại, trong đó có Nguyễn Cao Kỳ, đều tự rút tư cách ứng cử viên vì biết trước rằng cuộc bầu cử sẽ có gian lận. Là ứng cử viên duy nhất tham gia tranh cử tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử với 94% số phiếu.