Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thức uống có cồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
:''Bài này viết về các loại thức uống có chứa cồn ([[êtanol]]). Trong Wikipedia tiếng Việt còn có bài viết về [[rượu (hoá học)ancol|rượu]] nhìn theo phương diện hóa học.''
'''Thức uống có cồn''' là các hợp chất gồm [[nước]], [[cồn]] [[êtanol]] và các [[hợp chất]] có thể [[tiêu hoá được]] khác
 
Dòng 17:
 
== Lịch sử ==
Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. [[Người Ai Cập]] và [[người Sumer]] là những người đầu tiên sản xuất [[bia (thức uống)|bia]] và sau đó là [[rượu vang]] dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong [[y học]]. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]] đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.
 
Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong [[thế kỷ 1 TCN]] rượu vang cũng được người dân [[Đế quốc La Mã|La Mã]] dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên [[người Hy Lạp]] và cả [[người La Mã]] đều pha loãng rượu vang với nước.
 
Trong khoảng từ [[thế kỷ 8]] – [[thế kỷ 9|9]] các nhà [[giả kim thuật]] [[hồi giáo|đạo Hồi]] đã chưng cất [[rượu mạnh]] từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào [[châu Âu]] khoảng giữa [[thế kỷ 12]] qua các nhà giả kim thuật và từ giữa [[thế kỷ 14]] lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt.
 
=== Việt Nam ===
Từ xa xưa, người Việt đã biết nấu rượu.
<div style="background: #f3d3d3; border-width: 1px; border-color: #888888; border-style: solid; margin: 9px; padding: 8px">
[[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]] chép: "Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: ''Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi''. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ''Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao?'' Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong '''cơn say'''. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất."<ref>[[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]], quyển 1, Kỷ nhà Thục</ref>
</div>
 
Dòng 32:
{{bài thuốc}}
=== Hấp thụ và phân hủy trong cơ thể ===
[[Cồn]] được hấp thụ trên toàn tuyến của [[bộ phận tiêu hóa]], bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào [[máu]] và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến [[gan]] và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí dụ như nhiệt ([[Irish coffee]]), [[Đường (chất)|đường]] ([[rượu mùi]]) hay [[cacbon điôxít|điôxít cacbon]] (hơi ga trong [[sâm panh|sâm banh]]). Ngược lại, [[mỡ]] làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra. Trong gan cồn được [[enzym|enzim]] phân hóa thành [[êtanal]] (CH<sub>3</sub>-CHO), [[êtanal]] tiếp tục bị [[ôxi hóa]] thành axít axêtic. [[Axít axêtic]] được các tế bào trong toàn cơ thể phân hủy thành năng lượng và điôxít cacbon CO<sub>2</sub>. Sản phẩm trung gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh.
 
Tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Ở phần đông người [[châu Âu]] là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người [[chứng nghiện rượu|nghiện rượu]] không do phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn.
 
=== Biểu hiện của cơ thể do nồng độ cồn trong máu ===
Dòng 78:
=== Tác động đến bộ não và các tác hại khác ===
 
Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l [[bia]] hoặc 100 ml [[rượu vang]]), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến [[hệ thần kinh|hệ thống thần kinh]] và đặc biệt là lên [[não]]: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của [[Đại học Stockholm]] đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn [[say rượu]] con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
 
Cồn cũng ảnh hưởng đến [[tình dục]] và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến [[tinh hoàn]] và [[tinh trùng]]. Theo các nghiên cứu mới đây của giáo sư E. Abel ([[Hoa Kỳ|Mỹ]]), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
 
Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau:
Dòng 100:
 
=== Trong thương mại và tiêu dùng ===
Ở một số nước, đặc biệt là các nước theo [[hồi giáo|đạo Hồi]], rượu bị cấm rất nghiêm ngặt như [[ma túy]]. Một số loại thức uống có cồn như [[absinth]] cũng đã bị cấm ở nhiều nước [[châu Âu]] vì tiềm năng nguy hiểm cao. Ở Mỹ vẫn còn có một số nơi cấm rượu hoàn toàn thí dụ như Weston của [[Massachusetts]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]].
 
Ở [[Đức]] và [[Thụy Sĩ]] người ta chỉ được phép bán các thức uống có cồn cho những người trên 16 tuổi. Đối với những thức uống có cồn mạnh thậm chí phải trên 18 tuổi.
 
Ở [[Áo]] việc bảo vệ thanh thiếu niên thuộc về quyền hạn của các tiểu bang. Ở [[Viên]], [[Niederösterreich]] và [[Burgenland]] chỉ được phép uống rượu khi trên 16 tuổi. Ở những tiểu bang khác chỉ được phép uống các loại thức uống có lượng cồn 14% khi trên 16 tuổi, các loại có lượng cồn nhiều hơn chỉ được phép uống khi đủ 18 tuổi. Ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]], có nhiều qui định áp dụng độ tuổi ít nhất phải là 21 tuổi.
 
=== Trong giao thông ===
Dòng 122:
== Đọc thêm ==
{{Commons|Category:Alcoholic beverages}}
* [[Ancol|Rượu (hoá học)]]
* [[Chứng nghiện rượu]]
* [[Vodka|Rượu Vodka]]
 
{{Thức uống có cồn}}