Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 9:
Ông tên thật là '''Nguyễn Tuân''', sinh ngày [[25 tháng 9]] năm [[1933]], quê quán tại làng Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện [[Phú Vang]], tỉnh [[Thừa Thiên - Huế]]<ref>Theo lý lịch tự khai của Tuân Nguyễn. Xem "Nhớ Tuân Nguyễn" Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội-2008.</ref>. Thủa nhỏ, có thời gian theo cha làm nghề kiểm lâm ra sống ở [[Quảng Bình]].
 
Thời niên thiếu, ông theo học trường dòng Pellerin ở Huế, tốt nghiệp Tú tài 2, thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, lại biết cả chữ Hán. Năm 1949, ông thoát ly gia đình tham gia Đoàn học sinh kháng chiến Huế khi mới 16 tuổi. Năm 1950, ông vào chiến khu tham gia [[Vệ binh quốc gia|Vệ quốc đoàn]], từng tham gia tại chiến trường [[Lào]].
 
Sau năm 1954, ông xuất ngũ, theo học khoa Văn khoá I, [[Trường Đại học Sư phạm Hà Nội|Đại học sư phạm Hà Nội]]. Năm 1957, ông tốt nghiệp ra trường làm giáo viên ở [[Trường học sinh miền Nam]] tại Hà Đông.
Dòng 23:
Ông bị đưa đi trại "cải tạo" 9 năm 7 tháng. Năm 1973, ra trại đi làm nghề đánh vécni và dọn vệ sinh ở ga Hàng Cỏ để kiếm sống. Sau năm 1975, ông được xác nhận một lý lịch khác ghi thời gian đi trại là ''"đi chữa bệnh"''!<ref name="Nhớ Tuân Nguyễn">[http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200828/249859.aspx/ Nhớ Tuân Nguyễn]</ref>.
 
Cuối năm 1974, ông lập gia đình với nhà thơ Phương Thúy<ref>[http://lethieunhon.com/read.php/4530.htm/ Phương Thúy, qua mấy bận đò vẫn cô đơn bến vắng]</ref>, giáo viên dạy đàn tam thập lục ở [[Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam|Nhạc viện Hà Nội]] – con gái [[Hoài Chân]] (là đồng tác giả [[Thi nhân Việt Nam]] với [[Hoài Thanh]]). Đầu năm 1976, gia đình ông chuyển vào [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] sinh sống. Tuân Nguyễn đi dạy học, dịch sách và đi lấy báo cho vợ bán.
 
Ngày [[25 tháng 4]] năm [[1983]], trên đường đi lấy báo về, ông gặp tai nạn giao thông, đưa đi cấp cứu tại [[Bệnh viện Chợ Rẫy]] nhưng không qua khỏi. Trước khi mất, Tuân Nguyễn có một lời trăng trối rất nhân đạo: ''"Đừng bắt tội người tài xế, ông ấy còn phải nuôi 8 đứa con... Lỗi tại tôi... "''.<ref name=a/>