Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự biến Huyền Vũ môn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Reverted 3 edits by 58.187.67.57 (talk): Nhân vật hư cấu trong truyện . (TW)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Sự biến cửa Huyền Vũ''' (玄武門之變, ''Huyền Vũ môn chi biến'') là sự kiện tranh giành quyền lực diễn ra vào ngày [[2 tháng 7]] năm [[626]]<ref>Ngày xảy ra Sự biến Huyền Vũ môn là ngày thứ tư của tháng thứ sáu hiệu Vũ Đức, tức ngay 2 tháng 7 năm 626, theo [[Sinica Academia]] [http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?lstype=2&dyna=%AD%F0&king=%B0%AA%AF%AA&reign=%AAZ%BCw&all=1&yy=&ycanzi=&mm=&dd=&dcanzi=].</ref> khi Tần vương [[Đường Thái Tông|Lý Thế Dân]], 1 người con trai của [[Đường Cao Tổ]] (vị hoàng đế sáng lập nhà Đường), trong sự cạnh tranh với hoàng huynh củaanh mình là Thái tử [[Lý Kiến Thành]] và lo sợ sẽ bị Kiến Thành sát hại, đã cho lập một cuộc phục kích trước cửa Huyền Vũ, trên con đường tới cung của vua Cao Tổ, và đã giết chết Lý Kiến Thành cùng em là Tề vương [[Lý Nguyên Cát]]. Sau khi biết được vụ việc, Đường Cao Tổ đã truyền ngôi cho Lý Thế Dân, tức Đường Thái Tông, còn mình làm [[Thái thượng hoàng]] cho đến hết đời.
 
== Nguyên nhân ==
[[Đường Thái Tông|Lý Thế Dân]] trong sự nghiệp binhchinh chiến đã cùng cha tạo lập [[nhà Đường]] và thống nhất đất nước. Ông từng đóng góp những công lao to lớn đương thời không ai sánh nổi, đồng thời trong cuộc nam chinh bắc phạt, ông cũng chiêu mộ được rất nhiều văn thần võ tướng võ nghệ cao cường. Lý Kiến Thành cảm thấy ngôi vị thái tử của mình đang bị đe dọa trước công trạng và thực lực của Lý Thế Dân, bèn ngấm ngầm câu kết với người em thứ ba là [[Lý Nguyên Cát]] và Bàng Cơ, đại thần của Lý Uyên, định trừ khử Lý Thế Dân càng sớm càng tốt.<ref name="Tư trị thông giám">''Tư trị thông giám'', [[Tư Mã Quang]], [[:zh:s:資治通鑑/卷192|quyển 192]]</ref>
 
Lý Thế Dân biết rõ dụng tâm của Thái tử và Tề Vương, đồng thời lại có các văn võ canh phòng cẩn mật nên kế hoạch của Lý Kiến Thành trước sau vẫn không có cách nào thành công. Lý Kiến Thành quyết định trước tiên đối với văn thần võ tướng trong phủ Tấn Vương hoặc là đẩy họ vào chỗ chết hoặc là điều đi xa để cô lập Lý Thế Dân. Quả nhiên danh tướng [[Trình Giảo Kim]] bị điều ra ngoài làm [[Thích Sử]], [[Phòng Huyền Linh]] và [[Đỗ Như Hối]] bị điều ra khỏi phủ Tấn Vương, còn [[Uất Trì Kính Đức]] suýt nữa bị Lý Uyên xử tội chết. Lúc đó trong phủ Tấn Vương, mọi người đều tự cảm nhận được sự nguy hiểm, dồn dập khuyên Lý Thế Dân nên có sự chuẩn bị sớm để tránh bị hại. Lý Thế Dân trong lòng đã có dự định, ngầm quan sát sự việc tiến triển nhưng ngoài mặt không hề có biểu hiện gì.<ref name="Tư trị thông giám"/><ref name="Cựu Đường thư">''Cựu Đường thư'', [[Lưu Hu]], quyển [[:zh:s:舊唐書/卷2|2]], 64 [http://ef.cdpa.nsysu.edu.tw/ccw/02/tan08.htm]</ref>