Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tĩnh Hải quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tĩnh Hải quân''' ([[chữ Hán]]: 靜海軍) là tên gọi [[Việt Nam]] từ cuối thời [[Bắc thuộc lần 3]] tới hết thời [[loạn 12 sứ quân]] trong [[lịch sử Việt Nam]], kéo dài 102 năm ([[866]]-[[968]]).
 
== Thay đổi tên gọi ==
Từ đầu cho tới giữa thời [[Bắc thuộc lần 3|thuộc Đường]], [[nhà Đường]] gọi Việt Nam là ''[[An Nam đô hộ phủ]], Trấn Nam đô hộ phủ'', với người đứng đầu là các quan Đô hộ hoặc ''Kinh lược sứ''. Đây là sự phân biệt giữa trấn nội thuộc và ngoại thuộc của nhà Đường vì các đơn vị hành chính tại chính quốc nhà Đường khi đó là các “quân” với người đứng đầu có chức danh là Tiết độ sứ<ref>[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr 281</ref>.
 
Năm [[866]], sau 2 năm bị quân [[Nam Chiếu]] chiếm đóng, An Nam đô hộ phủ trở về tay nhà Đường vì tướng [[Cao Biền]] có công đánh dẹp. [[Đường Ý Tông]] theo thỉnh cầu của Cao Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân. Điều này tương tự như việc [[Hán Hiến Đế]] làm năm [[203]] theo tờ biểu của thứ sử Trương Tân và thái thú quận Giao Chỉ là [[Sĩ Nhiếp]], cho Giao Chỉ được lập thành Giao châu, coi ngang hàng như các đơn vị hành chính ở Trung Quốc.<ref>Viện Sử học ([[2001]]), sách đã dẫn, tr 31</ref> Lúc này An Nam đô hộ phủ trở thành Tĩnh Hải quân cũng giống như các “quân” (đơn vị hành chính) ở [[Trung Quốc]] với người đứng đầu có chức danh là [[Tiết độ sứ]].
 
==Lịch sử ==
===Thời thuộc Đường ===
Sau [[loạn An Sử]], [[nhà Đường]] tuy diệt được [[Đại Yên]] nhưng trên thực tế không còn mạnh như trước. Các phiên trấn phía đông không tuân phục chính quyền trung ương, các vùng xa nhà An Nam đô hộ phủ thường xuyên bị nước [[Nam Chiếu]] (vùng [[Vân Nam]]) uy hiếp.
 
Năm [[863]], Nam Chiếu chiếm được An Nam đô hộ phủ, tướng Sái Tập nhà Đường tử trận. Cao Biền được điều sang phải mất 3 năm mới hoàn toàn đánh dẹp được Nam Chiếu. Để khôi phục và củng cố quyền hành tại [[Việt Nam]], [[Đường Ý Tông]] thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, cho Cao Biền làm [[Tiết độ sứ]]<ref>[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr 292</ref>.