Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Ác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
 
== Thân thế ==
Dương Ác sinh năm 886, dưới triều đại của [[Đường Hy Tông]].<ref name=NHFD61/> Ông là trưởngcon tửcả của [[Dương Hành Mật]]- khi đó đang giữ chức Lư châu<ref group="chú">廬州, nay thuộc [[Hợp Phì]], [[An Huy]]</ref> thứ sử.<ref name=ZZTJ256>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷256|quyển 256]].</ref> Mẫu thân của ông là [[Sử phu nhân (Dương Hành Mật)|Sử thị]]- thiếp của Dương Hành Mật, sau đó bà cũng sinh thêm [[Dương Long Diễn]]. Dương Ác còn có bốn đệem khác: [[Dương Mông]], [[Dương Phổ]], Dương Tầm (楊潯), và Dương Triệt (楊澈).<ref>''[[Thập Quốc Xuân Thu]]'', [http://www.archive.org/stream/06080945.cn#page/n106/mode/2up quyển 4].</ref>
 
== Thời Dương Hành Mật ==
Dòng 43:
Do nhanh chóng đạt được các thắng lợi, Dương Ác trở nên ngạo mạn. Dương Ác cho rằng Chu Ẩn mưu phản nên quyết định xử tử Chu Ẩn, điều này khiến các quan lại khác trở nên lo sợ. Mặc dù vẫn trong thời kỳ để tang Dương Hành Mật, song Dương Ác vẫn ngày đêm tiệc tùng vui đùa. Khi Từ Ôn và Trương Hạo đẫm lệ khuyên can, Dương Ác giận dữ nói với họ: "Nếu thấy ta bất tài, sao không giết ta rồi tự mình cai quản?" Điều này khiến Từ và Trương sợ hãi, do vậy quay sang lập mưu chống Dương Ác. Thoạt đầu, Từ Ôn và Trương Hạo phái ba chỉ huy sứ Chu Tư Kình (朱思勍), Phạm Tư Tòng (范思從), và Trần Phan (陳璠) đem thân binh hợp với Tần Bùi bình định Trấn Nam, sau đó lại phái Trần Hựu (陳祐) đi trừ khử họ tại doanh trại của Tần Bùi với tội danh mưu phản. Khi Dương Ác hay tin, ông chuẩn bị giết Từ Ôn và Trương Hạo, song hai người này lại ra tay trước. Vào mùa xuân năm 907, Từ Ôn và Trương Hạo đem 200 nha binh dưới quyền nhập đình, xưng là tiến hành ''binh gián''. Họ trừ khử một nhóm các thân tín của Dương Ác và sau đó việc quân chính đều quy về hai người Từ Ôn và Trương Hạo, Dương Ác không thể quản nổi. Nếu như có quan lại nào không đồng ý với Từ Ôn và Trương Hạo, hai người này sẽ tìm ra cớ để xử tử.<ref name=ZZTJ266>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷266|quyển 266]].</ref>
 
Cũng trong năm 907, một quân phiệt hùng mạnh là Tuyên Vũ<ref group="chú">宣武, trị sở nay thuộc [[Khai Phong]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref> tiết độ sứ [[Chu Toàn Trung]] soán vị triều Đường và lập ra [[triều Hậu Lương]]. Dương Ác cùng với Tấn vương [[Lý Khắc Dụng]], Kỳ vương [[Lý Mậu Trinh]], Thục vương [[Vương Kiến (Tiền Thục)|Vương Kiến]] từ chối công nhận Hoàng đế Hậu Lương, tiếp tục sử dụng niên hiệu "Thiên Hựu" của triều Đường. Vương Kiến và Dương Ác di hịch chư đạo, kêu gọi cùng Kì vương và Tấn vương hội binh hưng phục Đường thất, song không được hưởng ứng trên quy mô lớn. Sau đó, Vương Kiến xưng đế, còn Dương Ác, Lý Khắc Dụng và Lý Mậu Trinh mặc dù tuyên bố là thầnbầy tửtôi của Đại Đường, song trở thành các quân chủ cai quản lãnh địa của họ.<ref name=ZZTJ266/>
 
Cuối năm đó, Dương Ác khiển Lưu Tồn (劉存) làm ''Tây Nam diện đô chiêu thảo sứ'', cùng Trần Tri Tân, Lưu Uy (劉威), giám quân Hứa Huyền Ứng (許玄應) đem ba vạn thủy quân tiến công [[Sở (Thập quốc)|nước Sở]] của [[Mã Ân]] (nay xưng thần với Hậu Lương). Quân Hoằng Nông bị quân Sở tiêu diệt, Lưu Tồn và Trần Tri Tân bị bắt rồi bị Mã Ân xử tử, Hứa Huyền Ứng chạy thoát trở về song bị Trương Hạo và Từ Ôn xử tội chết.<ref name=ZZTJ266/>