Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Giao Quảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
=== Giao châu thời Tam Quốc ===
 
Cuối thời Đông Hán, đất nước Trung Quốc phát sinh nội loạn do sự tranh giành lãnh thổ của các lãnh chúa quân phiệt, cuối cùng hình thành ba quốc gia là Ngụy ở miền bắc, Thục ở miền tây nam và Ngô ở miền đông nam, tạo thành thế chân vạc. Vùng đất Giao Châu (thuộc miền nam Trung Quốc và bắc Việt Nam hiện nay) nằm dưới sự quản lý của nhà [[Đông Ngô]]. Năm [[226]], vua Ngô Đại Đế [[Tôn Quyền]] chia cắt Giao châu thành hai châu nhỏ: Giao châu ở phía nam và Quảng châu ở phía bắc. Sau cái chết của thái thú Giao Chỉ [[Sĩ Nhiếp]], Đông Ngô phong cho [[Sĩ Huy]], con [[Sĩ Nhiếp]] làm thái thú quận Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ Giao Chỉ. Thứ sử Giao Châu là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là [[Lã Đại]] cùng hợp binh tiến đánh và giết chết cả nhà họ Sĩ. SauDo cuộchọ nổi dậynhanh nàychóng bị dẹp, triều đình Đông Ngô quyết định sáp nhập lại Giao châu và Quảng châu thành Giao châu gồm 7 quận như cũ, phong Lã Đại làm thứ sử.
 
Năm [[248]] ở Giao châu nổ ra cuộc nổi dậy của bà Triệu nhưng nhanh chóng bị dẹp tan. Sang năm [[264]], vua Ngô Cảnh Đế [[Tôn Hưu]] lại một lần nữa chia tách Giao châu thành hai châu Giao, Quảng như trước kia, cắt 3 quận đã Hán hóa Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía bắc Giao châu hợp thành Quảng châu, Giao châu mới chỉ gồm 4 quận còn lại phía nam là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam<ref>Tương đương miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay</ref>.