Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức Nhà nước Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
dời thảo luận
VietLong (thảo luận | đóng góp)
Dòng 5:
[[Nhà nước]] là tổ chức cao nhất quản lý quốc gia Việt Nam. Ở Việt Nam, ''quốc gia'' còn đồng nghĩa với ''đất nước'' vì đối với cư dân [[nông nghiệp]] thì không có gì quan trọng hơn ''đất'' và ''nước'', đất nước còn được gọi vắn tắt hơn là ''nước''. Chính vì thế danh từ ''làng nước'' thường đi đôi với nhau, ''[[làng]]'' quan trọng nhất rồi đến ''nước''. Danh từ ''nhà nước'' được du nhập sau khi chịu ảnh hưởng của văn hóa [[Trung Quốc]], ở đó gia đình (nhà) quan trọng hơn gia tộc (làng) nên ''làng nước'' được thay thế bằng ''nhà nước''.
 
==Tổ chức hành chính quyền của nhà nước Việt Nam==
Vì phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn nên tổ chức từ nhà nước đến nông thôn là quan trọng.
 
===Tổ chức quốcchính giaquyền của nhà nước Văn Lang===
Người đứng đầu nhà nước [[Văn Lang]] là [[Vua Hùng]], kinh đô ở Phong Châu ([[Phú Thọ]]). Dưới vua có các [[Lạc hầu]], Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các vấn đề trong nước. Dưới Lạc Hầu có các [[Lạc tướng]] đứng đầu các ''bộ'' (chuyển hóa từ bộ lạc). Dưới bộ là các làng (còn gọi là ''kẻ'', ''chạ'') truyền thống, một thứ công xã nông thôn do ''già làng'' đứng đầu.
 
===Tổ chức quốcchính giaquyền của nhà nước Vạn Xuân===
[[Lý Nam Đế|Lý Bí]] sau khi tiêu diệt quân [[nhà Lương]] năm 554, dựng nước [[Vạn Xuân]], lấy hiệu là [[Lý Nam Đế]], kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch ([[Hà Nội]]). Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có hai ban văn võ. Người đứng đầu ban văn lúc đó là [[Tinh Thiều]], người đứng đầu ban võ là [[Phạm Tu]]. Nước Vạn Xuân chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, nên cách tổ chức chi tiết không được ghi chép đầy đủ.
 
===Tổ chức quốcchính giaquyền của nhà nước Đại Việt===
Sau khi dời đô về [[Thăng Long]] và đặt tên nước là [[Đại Việt]], [[Lý Thái Tổ]] (Lý Công Uẩn), ông vua đầu tiên của [[nhà Lý]] đã tổ chức triều đình theo một cách mà [[Lê Quý Đôn]] gọi là "mẫu mực cho đời sau". Đứng đầu triều đình là nhà vua, dưới vua có nhóm cận thần gồm có ''Tam thái'' (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và ''Tam thiếu'' (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) chuyên lo về việc văn; các chức ''Thái úy'' (sau gọi là ''Tể tướng'') và ''Thiếu úy'' (chỉ huy cấm binh) chuyên lo về việc võ. Dưới các nhóm cận thần đó là hai ban văn võ với đầy đủ các chức vụ cụ thể.
 
Các đời sau, quan chế chủ yếu dựa vào [[nhà Lý]] nhưng có sửa đổi chút ít. [[Nhà Trần]] đặt thêm chức ''Tam tư'' (Tư đồ, Tư mã, Tư thông). Đến đời [[Lê Nghi Dân]] ([[1459]]) các ban văn võ được tổ chức theo Trung Hoa thành ''Lục bộ'': Bộ Lại (khen thưởng), Bộ Lễ (thi cử), Bộ Hộ (kinh tế), Bộ Binh (quân sự), Bộ Hình (pháp luật), Bộ Công (xây dựng). Đứng đầu mỗi bộ là quan ''Thượng thư''. Ngoài ra còn một số cơ quan chuyên trách như ''Hàn lâm viện'' lo biên soạn văn thư; ''Quốc tử giám'' lo dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền; ''Khâm thiên giám'' coi thiên văn, lịch pháp; ''Thái y viện'' lo việc thuốc men; ''Cơ mật viện'' tư vấn cho vua về các việc hệ trọng.
 
===Tổ chức quốcchính giaquyền của nhà nước [[Việt Nam]]===
 
==Chức năng của nhà nước==