Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Tây Bắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 23:
}}
{{Chiến tranh Việt-Pháp (1945-1954)}}
'''Chiến dịch Tây Bắc''' (từ [[14 tháng 10]] đến [[10 tháng 12]] năm 1952) là chiến dịch tiến công của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] (QĐNDVN) trên hướng Tây Bắc Việt Nam nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, giải phóng một bộ phận đất đai, làm thất bại ý đồ của thực dân Pháp lập ''"[[Xứ Thái tự trị]]"''.
 
==Hoàn cảnh==
Năm 1952, tình hình nước Pháp rất rối ren. Chỉ trong tháng 2 và tháng 3 năm 1952, nội các Pháp đổ liên tiếp 3 lần. Tình hình chiến trường Đông Dương vẫn là vấn đề nan giải đối với Chính phủ lâm thời. Tờ tuần báo Hành động (L’Action) số ra ngày [[2 tháng 4]] năm 1952, ký giả Pháp [[Henri Clau]] viết: ''“Dư"Dư luận lên án Chính phủ Pháp đang theo đuổi cuộc chiến ở Đông Dương, nhân dân Pháp bất bình vì tình trạng bắt lính kéo dài”dài"''.
 
Tại Đông Dương, tướng [[Raoul Salan]] được cử làm Tổng tư lệnh. Trên chiến trường Việt Nam, quân Pháp chủ trương thực hiện chiến lược phòng ngự, ráo riết bình định các vùng tạm chiếm. Tướng Salan nhiều lần điện về chính quốc xin viện trợ về lực lượng và tài chính nhưng không được chấp nhận vì ngân sách đã cạn.
 
Sau khi mở các chiến dịch ở [[đồng bằng sông Hồng|đồng bằng Bắc Bộ]] năm 1951 không thành công, rút kinh nghiệm qua các chiến dịch tiến công của QĐNDVNm kể từ sau [[Chiến dịch Biên giới]], phân tích tình hình trên chiến trường, đánh giá khách quan hơn về tương quan lực lượng, [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Trung ương Đảng Lao động Việt Nam]] và [[Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đã nhận định phương hướng chiến lược có lợi lúc này là chiến trường rừng núi. Vì vậy, ngày 17 tháng 7 năm 1952, Trung ương Đảng quyết định thành lập [[khu Tây Bắc]], gồm bốn tỉnh [[Lai Châu]], [[Sơn La]], [[Lào Cai]], [[Yên Bái]], rộng 44.300 km2, dân số 44 vạn người. Đây là một vùng rừng núi trùng điệp, nhiều dãy núi cao hơn 1000 mét; giữ vị trí chiến lược quan trọng đối với [[Đông Dương]]. Tháng 9 năm 1952, Trung ương Đảng chủ trương: ''"Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của dịch mà đánh và hướng tiến công chiến dịch lên Tây Bắc."''<ref>Lê Mậu Hãn (chủ biên), NXB: 2006, Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 3; NXB: Giáo dục.</ref>
 
Phương châm hoạt động là ''"đánh dài ngày, đánh liên tục, tiến từng bước chắc, đồng thời sẵn sàng nắm thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh chóng. Về chiến thuật là vây điểm, diệt viện; diệt viện, phá điểm”điểm"''<ref>Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch, t.4, tr.240.</ref>
 
==Lực lượng tham gia chiến dịch==
Dòng 64:
Ngày 14 và 15 những đồn bót nhỏ về phía đông, ven sông Hồng phải rút về Nghĩa lộ vì áp lực gia tăng của QĐNDVN. Ngày 15 tháng 10, đồn Gia Hội ở cách 20 cây số về phía bắc Nghĩa Lộ báo tin là bị cô lập. Trong ngày, Thiếu tá Tirillon (Ti-ri-ông), chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ đưa đại đội Tabor về phía Khâu Vác thăm dò lực lượng. Một đơn vị của Đại đoàn 312 đã tiêu diệt gọn đại đội này ở Nậm Mười.
 
Trước diễn biến quá nhanh, quân Pháp không kịp trở tay. Ngày [[15 tháng 10]], tướng Salan thảo gấp chỉ thị mật từ Sài Gòn gửi chuyển cho tướng [[De Linarès]], Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, trong đó chỉ rõ: ''“Nghĩa"Nghĩa Lộ và Sơn La đang bị uy hiếp nặng nề… nhưng các yếu tố nắm được chưa cho phép chúng ta có chủ trương… Phải đợi cho Việt Minh lộ rõ ý định của họ”họ"''
 
Ngày 16 tháng 10, quân Pháp ở các vị trí Thượng Bằng La, Ba Khe và một loạt vị trí nhỏ xung quanh những cứ điểm bị diệt tự động bỏ đồn rút chạy. Tướng [[De Linarès]] cho thả một [[tiểu đoàn dù]] do thiếu tá [[Marcel Bigeard]] chỉ huy xuống đồn [[Tu Lệ]], cách Gia Hội 10 cây số về phia tây tức là cách Nghĩa Lộ 30 cây số. Tu Lệ là một đồn nhỏ có một tiểu đội lính Thái trấn giữ nằm trên ngã ba đường, một đàng xuống Nghĩa Lộ (đông nam), một đàng về [[Sơn La]] (tây nam), một đàng lên Than Uyên, [[Quỳnh Nhai]] (Tây bắc).
Dòng 74:
Do chiếm lĩnh chậm, đến 3 giờ chiều ngày [[17 tháng 10]] năm 1952, trung đoàn 88 mới tiến công Nghĩa Lộ Phố. tất cả hoả lực đại bác của [[sư đoàn 308, Quân đội Nhân dân Việt Nam|đại đoàn 308]] QĐNDVN đổ vào đồn Nghĩa Lộ, tiếp theo là bộ binh xung phong với [[súng không giật]] và mìn, băng-ga-lo phá hàng rào, phá tường đồn, sau cùng là các mũi xung kích tràn vào những lỗ hổng đã phá được, rồi những trận giáp lá cà bằng dao găm, lưỡi lê cho đến lúc đại đội Pháp và Thái trấn giữ, đồn thượng bị tiêu diệt hết. Đến nửa đêm, đồn hạ cũng bị tấn công theo chiến thuật đó. 9 giờ sáng ngày 18 tháng 10, QĐNDVN hoàn toàn chiếm được hai đồn bảo vệ Nghĩa Lộ, loại khỏi vòng chiến đấu 280 lính (diệt 45, bắt 235), thu 2 khẩu [[pháo|đại bác]] 105 ly và hàng nghìn viên đạn pháo.
 
Khi đó, Tổng chỉ huy Salang ở Sài Gòn vẫn chờ tướng De Linarès điện báo về, đêm [[17 tháng 10]] là ''“một"một đêm đầy lo âu, vì những tin tức hằng giờ bay vào Sài Gòn luôn mâu thuẫn nhau”nhau"''. Ngày [[18 tháng 10]], lo ngại của tướng Salan đã thành sự thật, khi tướng De Linarès bay từ Tây Bắc về Hà Nội báo cáo: ''“Thế"Thếhết”hết"''. Nhà báo Pháp [[Bernard Fall]] viết: ''“Từ"Từ trên máy bay, các phi công nhìn thấy rất rõ từng đoàn tù binh kéo đi, tay giơ quá đầu, lê bước giữa hai hàng lính Việt Minh”Minh"''.<ref>http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/211518/print/Default.aspx</ref>
 
Trên hướng thứ yếu, đêm 14 tháng 10, [[trung đoàn 98]] tiến công tiêu diệt cứ điểm Nha Phù, và đêm 17 tháng 10, tiêu diệt sở chỉ huy tiểu khu Phù Yên ở Bản Mo. Quân Pháp ở Vạn Yên rút chạy sang hữu ngạn sông Đà.
Dòng 138:
 
==Kết quả==
[[Bernard Fall]] đã viết về tình hình chiến dịch như sau: ''“Các"Các sư đoàn Việt Minh ngay trước mắt người Pháp đang làm chủ trên không, đã vượt quá 180 dặm trong 6 tuần liền mà chẳng phải dùng đến môt con đường bay một xe cơ giới nào... Đến ngày [[10 tháng 12]], người Pháp mới rút lui tương đối an toàn về sau [[Phòng tuyến Tassigny]] ở phía bắc [[Hà Nội]] nhưng cũng phải thiệt hại khá nặng về cả người và trang bị"''.
 
Ngày [[10 tháng 12]] năm 1952, Hội nghị sơ kết chiến dịch phía [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] nhận định: ''“Chiến"Chiến dịch Thu Đông 1952 đã thành công vượt mức dự kiến."''<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, NXB: 2006, Tổng tập Hồi kí; NXB: Quân đội nhân dân (Hữu Mai thể hiện).</ref> Hướng Tây Bắc, QĐNDVN đã tiêu diệt và bắt 6.029 quân Pháp và chư hầu; ngoài ra còn thu được thắng lợi quan trọng ở [[Phú Thọ]], tiêu diệt 1.711, bắt 173. Toàn chiến dịch, QĐNDVN đã xóa bỏ và chiếm 85 vị trí, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1459 dù, mở rộng kiểm soát thêm 28.000 km2 với 250.000 dân trong đó có [[sơn La (thành phố)|thị xã Sơn La]] và toàn tỉnh [[Sơn La]] (trừ Nà Sản). Ở đồng bằng [[Liên khu 3]], tiêu diệt 12 vị trí cỡ đại đội, diệt 4.031 quân Pháp và chư hầu, bắt 1.746, mở rộng nhiều khu căn cứ ở tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, nối liền vùng kiểm soát Tây Bắc với căn cứ địa [[Việt Bắc]] và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của Pháp.
 
Tuy còn những hạn chế, nhưng chiến dịch này vẫn giành được thắng lợi lớn. Vì vậy, ngày 29 tháng 1 năm 1953, trong hội nghị tổng kết Chiến dịch Tây Bắc, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] khen ngợi: ''“Trung"Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác bằng lòng các chú, lần này chưa phải hoàn toàn, nhưng hơn mọi lần trước”trước"''<ref>Hồ sơ 579, trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.</ref>
 
Về ý nghĩa Chiến dịch Tây Bắc, ngày 10 tháng 12 năm 1952, thay mặt Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch, Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]], Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch đánh giá: ''“Thu"Thu đông 1952 là thu đông chiến thắng Tây Bắc. Nếu nhìn rộng ra toàn chiến trường Bắc Bộ thì đó là thắng lợi lớn của ta trên con đường tiếp tục giành thế chủ động... Thắng lợi đó đã rèn luyện nhiều cho bộ đội ta về kỹ thuật, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, củng cố và mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tăng cường lực lượng kháng chiến của nhân dân, nâng cao lòng tin tưởng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch…”tịch…"''<ref>Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm của các chiến dịch lớn, Bộ Tổng tham mưu, Xb. 1963, t. 2, tr.217</ref>
 
==Chú thích==