Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triệu Tiết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Xâm lược Việt Nam: Việt Nam là nước nào?
Dòng 12:
Khi xưa đất đai Phu Duyên lộ bị bỏ hoang, những kẻ chiếm hữu ruộng đất không chịu nộp tô thuế, dựa vào sự bảo hộ của triều đình đối với các dân tộc thiểu số. Sau chiến tranh Hạ – Tống thời Tống Nhân Tông (1039), vùng này càng thêm điêu tàn, trong khi các tù trưởng chiếm hữu những diện tích rộng lớn. Tiết chiêu dụ các tù trưởng, hứa hẹn không hỏi đến ruộng đất, chỉ yêu cầu bổ sung hộ tịch; bọn họ cảm phục nên vui lòng làm theo. Tiết kiểm kê được ruộng đất bỏ hoang cả công lẫn tư có hơn 7500 khoảnh, mộ được 17000 kỵ binh. Tiết phát hiện binh sĩ người Phiên không có trong sổ bộ, tản mát không thể tra xét; nhân đó kiến nghị xăm ký hiệu trên tay của họ. Gặp năm đói kém, binh sĩ người Phiên tình nguyện xăm tay sẽ được ban thêm một hộc gạo, vì vậy người người tình nguyện xăm tay. Tiết huấn luyện bọn họ, trở nên tinh nhuệ hơn cả quân chánh quy. Tống Thần Tông nghe tin thì khen ngợi, thăng làm Thiên Chương các đãi chế.
 
==Xâm lược ViệtĐại NamViệt==
[[Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077|Chiến tranh Tống – Việt nổ ra (1076)]], có chiếu lấy Tiết làm An Nam hành doanh kinh lược, Chiêu thảo sứ, tổng thống 9 tướng quân đi đánh, lấy trung quan [[Lý Hiến (Bắc Tống)|Lý Hiến]] làm phó. Tiết cùng Hiến nghị luận không hợp, bèn xin bãi ông ta. Tống Thần Tông hỏi ai có thể thay thế, Tiết cho rằng Quách Quỳ lão luyện việc biên thùy, tự nguyện làm trợ thủ cho ông ta; vì thế triều đình lấy Quỳ làm Tuyên phủ sứ, Tiết làm phó. Nhưng sau khi Quỳ đến, Tiết lại cùng ông ta bất đồng ý kiến: Tiết muốn nhân lúc chưa động binh, phủ dụ tập hợp người Động ở Lưỡng Giang <ref>Người Động (峒) là dân tộc thiểu số ở vùng núi khu vực tây nam Trung Quốc. [[Lục Thứ Vân]] (nhà Thanh) – '''Động Khê tiêm chí, quyển thượng''': ''Người Động lấy Miêu làm tính, ham tranh giành, thích giết chóc. Tại 2 ti Thạch Thiên, Lãng Khê ấy, nhiều loại người Hán... Việt Tây có người Động, gảy hồ cầm, thổi lục quản, nữ giỏi Hán âm Sở ca''</ref>, dùng lợi ích dụ dỗ những kẻ tráng dũng, sai sứ giả chiêu nạp những kẻ hai lòng, phá hủy cơ sở của họ, về sau sẽ đưa đại quân đến đánh dẹp, Quỳ không nghe; Tiết lại muốn sai người treo sắc bảng chiêu nạp ở nước Nam, Quỳ lại không nghe. Trước đó Quỳ lệnh cho [[Yến Đạt]] phòng bị châu Quảng Nguyên, rồi lại điều ông ta về Vĩnh Bình; Tiết cho rằng Quảng Nguyên chỉ cách Nam đô Thăng Long khoảng chừng 12 trạm dịch <ref>Theo [[Marco Polo]], các trạm dịch (không kể lớn nhỏ) tại Trung Quốc cách nhau 25 đến 30 dặm</ref>, có thể tập kích, nên chia quân 3 lộ, thủy bộ cùng tiến, ắt đánh cho quân Nam tan vỡ; vì thế ông cố gắng tranh luận, nhưng vẫn không được.