Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính quyền liên bang Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Trần Nguyễn Minh Huy đã đổi Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thành Chính quyền liên bang Hoa Kỳ: Xem thảo luận và hàng đợi tại Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang
n đánh vần, replaced: qui trình → quy trình (2), Qui trình → Quy trình
Dòng 13:
Hiến pháp không có quy định nào về việc thiết lập các uỷ ban của quốc hội, nhưng theo đà tăng trưởng của đất nước, do nhu cầu thẩm định các dự luật mà các uỷ ban lần lượt ra đời. Quốc hội khoá 108 ([[2003]]-[[2005]]) có 19 uỷ ban thường trực ở Hạ viện và 17 uỷ ban ở Thượng viện, chưa kể bốn uỷ ban lưỡng viện có nhiệm vụ giám sát [[Thư viện Quốc hội Mỹ|Thư viện Quốc hội]], ấn loát, thuế và [[kinh tế]]. Mỗi viện còn có quyền bổ nhiệm, hoặc tuyển chọn các uỷ ban nghiên cứu các vấn đề đặc biệt. Vì khối lượng công việc gia tăng, các uỷ ban thường trực sản sinh thêm 150 tiểu ban trực thuộc.
 
Quốc hội có trách nhiệm giám sát và tác động đến các mặt điều hành của nhánh hành pháp. QuiQuy trình giám sát của quốc hội nhắm vào các mục tiêu như ngăn chặn sự lãng phí, cách hành vi dối trá, bảo vệ các quyền tự do dân sự cũng như các quyền cá nhân, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật của nhánh hành pháp, thu thập thông tin để làm luật và giáo dục quần chúng, cũng như thẩm định những thành quả của hành pháp. Quyền giám sát này được thực thi đối với các bộ của chính phủ, các cơ quan hành pháp, các uỷ ban pháp chế, và chức vụ tổng thống. Chức năng giám sát của Quốc hội được thể hiện trong nhiều hình thức:
* Uỷ ban thẩm tra và điều trần;
* Xem xét các tường trình của tổng thống và cho ý kiến;
Dòng 38:
Tất cả quyền lực hành pháp trong Chính phủ liên bang đều được uỷ nhiệm cho tổng thống, như vậy các viên chức chính phủ phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống và phó tổng thống được tuyển chọn theo thể thức liên danh bởi [[Cử tri đoàn]] đại diện cho các tiểu bang và [[Washington, D.C.|Đặc khu Columbia]], có số thành viên ngang bằng số ghế ở Thượng viện và Hạ viện cộng thêm các đại biểu của Washington, D. C.. Hiện nay, số thành viên của cử tri đoàn là 538 theo công thức 100 + 435 + 3. Như vậy, muốn chiếm được ghế tổng thống, một liên danh phải giành được 270 phiếu của cử tri đoàn.
 
Mối quan hệ giữa Tổng thống và [[Quốc hội Hoa Kỳ]] phản ảnh mối quan hệ giữa Vương quyền và [[Quốc hội Anh|Quốc hội Vương quốc Anh]] vào thời điểm hình thành [[Hiến pháp Hoa Kỳ]]. Quốc hội có quyền làm luật để hạn chế quyền hành pháp của tổng thống, ngay cả đối với quyền tư lệnh các lực lượng vũ trang của tổng thống mặc dù trường hợp này là hiếm hoi - một thí dụ là những giới hạn quốc hội đã áp đặt trên Tổng thống [[Richard Nixon]] khi ông ra lệnh oanh tạc [[Campuchia]] trong thời kỳ [[Chiến tranh Việt Nam]]. Dù tổng thống có quyền đệ trình các dự luật (như ngân sách liên bang), thường thì tổng thống phải dựa vào sự hỗ trợ của các nghị sĩ để vận động cho các dự luật. Sau khi các dự luật được thông qua ở hai viện Quốc hội, cần có chữ ký của tổng thống để trở thành luật, đó là lúc tổng thống có thể sử dụng quyền phủ quyết – dù không thường xuyên - để bác bỏ chúng. Quốc hội có thể vượt qua phủ quyết của tổng thống nếu có được đa số hai phần ba ở cả hai viện. Quyền lực tối hậu của quốc hội đối với tổng thống là quyền luận tội và bãi nhiệm tổng thống qua quiquy trình biểu quyết ở Hạ viện và xét xử ở Thượng viện (với đa số hai phần ba). Đã có sự phân hoá chính trị nghiêm trọng khi quiquy trình này được áp dụng cho các tổng thống [[Andrew Johnson]], [[Richard Nixon]] và [[Bill Clinton]].
 
Tổng thống bổ nhiệm khoảng 2.000 chức danh hành pháp, trong đó có các thành viên [[Nội các Hoa Kỳ|Nội các]] và các đại sứ (cần có sự phê chuẩn của Thượng viện); tổng thống có quyền ban hành sắc lệnh và lệnh ân xá và thi hành các chức trách hiến định khác như đọc Diễn văn Liên bang trước Quốc hội (theo thông lệ mỗi năm một lần). Hiến pháp không buộc tổng thống phải đích thân đọc diễn văn, nhưng có thể gởi thông điệp cho quốc hội, theo cách các tổng thống Hoa Kỳ thường làm trong [[thế kỷ 19]]. Dù vai trò hiến định của tổng thống có thể bị hạn chế, trong thực tế, với những đặc quyền to lớn, chức danh này thường chiếm ưu thế đối với quyền lực quốc hội; có thể nói Tổng thống Hoa Kỳ là nhân vật nhiều quyền lực nhất thế giới. Phó Tổng thống là nhân vật đứng đầu trong thứ tự kế nhiệm tổng thống và đương nhiên là [[Chủ tịch Thượng viện]]. Các thành viên Nội các chịu trách nhiệm điều hành những bộ ngành khác nhau của chính phủ như [[Bộ Quốc phòng]], [[Bộ Tư pháp]] và [[Bộ Ngoại giao]].