Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Ottoman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Cloudymayofmine (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Phó Nháy
n →‎Trì trệ và cải tổ (1699-1827): sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu (2) using AWB
Dòng 116:
[[Tập tin:Prinz-Eugen-von-Savoyen1.jpg|phải|nhỏ|180px|Vương công [[Eugène xứ Savoie]] đã đánh tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Beograd, buộc Sultan phải giảng hòa.]]
 
[[Thời đại Tulip]], được đặt tên vì tình yêu của Sultan [[Ahmed III]] (1703-1730) với hoa [[tulip]] và được dùng như biểu tượng của triều đại thanh bình của ông. Trong giai đọan này, chính sách của đế chế với châu Âu có sự thay đổi. Sau khi quân Nga đánh thắng quân [[Đế quốc Thụy Điển|Thụy Điển]] trong [[trận Poltava]] vào năm [[1709]], vua Thụy Điển là [[Karl XII của Thụy Điển|Karl XII]] có lúc đã trốn sang xin người Thổ Nhĩ Kỳ cho tị nạn<ref>Jay Luvaas, ''Frederick the Great on the Art of War'', trang 357</ref>. Đất nước thanh bình từ năm 1718 đến 1730, sau khi Quân đội Thổ Ottoman đập tan tác quân Nga trong [[Trận Pruth|trận đánh]] tại [[sông Pruth]] năm 1712, Vương công [[Eugène xứ Savoie]] kéo quân Áo đánh chiếm thành phố [[Beograd]],<ref>Jay Luvaas, ''Frederick the Great on the art of war'', trang 50</ref> và [[Hiệp định Passarowits]] được ký kết sau đó mang đến một giai đoạn đình chiến. Sau đó, Đế quốc Ottoman cũng cải thiện hệ thống thành lũy ở các thành phố tiếp giáp các nước Balkan, để bảo vệ đất nước chống lại chủ nghĩa bành trướng của Châuchâu Âu. Một số cải cách không dứt khoát cũng được tiến hành: giảm [[thuế]]; cải thiện hình ảnh của các bang Ottoman; hình thái đầu tiên của đầu tư tư nhân và doanh nghiệp tư nhân xuất hiện.
 
Vào năm [[1736]], Đế quốc Ottoman lại phải lâm chiến với Áo, và nước Áo thất bại.<ref>Jay Luvaas, ''Frederick the Great on the Art of War'', trang 322</ref> Lúc này danh tướng Eugène xứ Savoie đã qua đời, do đó tinh thần quân Áo suy sụp, tổ chức kém cỏi, nên đại bại, và đồng minh của họ là Nga đạt lợi thế hơn trong cuộc chiến tranh này.<ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 79</ref> Sau này, cuộc [[Chiến tranh Bảy năm]] ([[1756]] - [[1763]]) bùng nổ ở [[châu Âu]].<ref>[[Gerhard Ritter]], ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 96</ref> Vua [[Vương quốc Phổ|nước Phổ]] là [[Friedrich II củ Phổ|Fryedrich II Đại Đế]] phải chống chọi với liên quân [[Đế quốc Nga|Nga]] - [[Họ Habsburg|Áo]] - [[Pháp]] - [[Thụy Điển]]. Nền [[Chế độ quân chủ|quân chủ]] Phổ bị suy sụy nghiêm trọng, nhiều lãnh thổ của nước này bị rơi vào tay địch quân. Vua Friedrich II Đại Đế trong vòng nhiều năm đã đàm phán với Đế quốc Ottoman và người Tartar, nhưng rồi ông chẳng thấy quân Thổ - Tartar đâu. Tuyệt vọng, nhà vua quyết định chờ quân Thổ - Tartar kéo đến vào [[tháng 2]] năm [[1762]], nếu không ông sẽ nhận lấy cái chết anh dũng của [[Cato Trẻ]].<ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 124</ref> Nhưng rồi liên quân chống Phổ đã tan rã và vua Friedrich II Đại Đế giành thắng lợi.<ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 126</ref> Sau năm [[1768]], khi tình hình [[Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva]] bất ổn, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng can thiệp vào. Nhưng rồi ba nước [[Vương quốc Phổ]], Áo và Nga đã tiến hành [[cuộc chia cắt Ba Lan]] lần thứ nhất vào nắm 1772.<ref>Jay Luvaas, ''Frederick the Great on the Art of War'', trang 100</ref>
 
[[Công cuộc cải tổ quân sự Ottoman]] được bắt đầu với Sultan [[Selim III]] (1789-1807), vị vua tiến hành những nỗ lực lớn đầu tiên để hiện đại hóa quân đội gần biên giới Châuchâu Âu. Những nỗ lực này, tuy vậy, đã bị cản trở bởi phong trào phản kháng bắt nguồn một phần từ các lãnh đạo tôn giáo và chủ yếu từ toán [[Ngự Lâm quân Janissary]] - toán kiêu binh này trở nên rất uy quyền và chẳng biết sợ vua. Với tư tưởng bảo thủ và lo sợ mất đại quyền, họ tiến hành cuộc [[bạo loạn Janissary]]. Do tiến hành một loạt [[cải cách]], Sultan Selim III bị lật đổ, Hoàng tử cổ hủ [[Mustafa IV|Mustafa]] lên làm vua - tức Sultan Mustafa IV, và sát hại phần lớn các công thần phò vua Selim III năm xưa. Dưới triều vua Mustafa IV, Quân đội Ottoman liên tục bị quân Nga đánh bại. Vào năm 1808, hai bên ngừng bắn, một cuộc binh biến nổ ra. [[Alemdar Mustafa Pasha]] - một công thần của cựu hoàng Selim III, kéo quân vào kinh thành Constantinopolis đánh Sultan Mustafa VI. Nhà vua bèn truyền lệnh cho hành quyết cựu hoàng Selim III và hoàng đệ Mahmud, nhưng không may Mahmud trốn thoát. Ông lên làm Sultan [[Mahmud II]] (1808 - 1839) và giết chết cựu hoàng Mustafa IV.<ref>Gábor Ágoston, Bruce Alan Masters, ''Encyclopedia of the Ottoman Empire'', trang 412</ref> Ông tiến hành thảm sát đẫm máu toán Ngự Lâm Quân Janissary, rồi giải tán luôn toán Ngự Lâm Quân này vaò năm 1826.
 
=== Suy vong và hiện đại hóa (1828-1908) ===