Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phòng trà ca nhạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Duy9403 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
n sửa chính tả 3, replaced: Nghệ Sĩ → Nghệ sĩ (3), Thái ThanhThái Thanh (2) using AWB
Dòng 2:
 
== Tiền chiến ==
Phòng trà ca nhạc đầu tiên là Quán Nghệ , mở ở đường Bờ Hồ, Hà Nội năm 1946. Đây là nơi gặp gỡ của nhiều nhạc sĩ khi đó như [[Nguyễn Xuân Khoát]], [[Dương Thiệu Tước]], [[Thẩm Oánh]]... Không chỉ tân nhạc, phòng trà này còn trình diễn cả các nhạc phẩm [[nhạc cổ điển|cổ điển]]. Sau Quán Nghệ , một số phòng trà khác cũng được mở: Thăng Long ở phố [[Hàng Bông]], Tuyết Sơn ở phố [[Thợ Nhuộm]], Thiên Thai ở phố [[Hàng Gai]].
 
Trong hồi ký của mình, [[Phạm Duy]] viết:
{{cquote|Quán Nghệ ở đường Bờ Hồ, do tay violonist số một là Nguyễn Văn Giệp điều khiển. Có nam ca sĩ [[Mai Khanh]] thường tới hát bài ''Bên hồ liễu''. Nữ ca sĩ [[Tuyết Mai|Bùi Thị Thái]], người vợ tương lai của ông [[Đinh Ngọc Liên|Quản Liên]], trưởng ban Quân nhạc Lính Khố Xanh thì chuyên hát bài ''Con chim lạc bạn''. Thỉnh thoảng có Dương Thiệu Tước tới đánh [[ghi-ta#Ghi-ta Hawaii|guitare hawaienne]] và có Thẩm Oánh tới để làm xướng ngôn viên.''
 
Ở phố Hàng Bông, có phòng trà Thăng Long với các nhạc sĩ [[Đỗ Thế Phiệt]], Nguyễn Khắc Cung, [[Lương Ngọc Châu]], Vũ Anh Thường. Phòng trà này do ông Đinh Văn Tiệp, một thương gia thời đó làm chủ. Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, có phòng trà Tuyết Sơn với [[Vũ Thành]] thổi sáo. Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng [[Kim Tiêu]] là người hát hay nhất. Trong khi tôi còn vác bài ''[[Buồn tàn thu]]'' đi lưu diễn ở trong Nam thì ở Hà Nội, chính nhờ ở giọng hát của Kim Tiêu mà những bài ''[[Thiên Thai (bài hát)|Thiên Thai]]'', ''[[Trương Chi (bài hát)|Trương Chi]]'' của [[Văn Cao]] được nổi tiếng.
Dòng 16:
Năm [[1954]], nhiều nhạc sĩ, ca sĩ miền Bắc tới [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] định cư. Nền tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này đa dạng với nhiều dòng nhạc dành cho nhiều tầng lớp khán giả. Thị trường âm nhạc sôi động cùng những ca sĩ nổi tiếng giúp các phòng trà bước vào thời kỳ hoàng kim. Tới phòng trà nghe nhạc là một nét văn hóa của Sài Gòn khi đó. Những phòng trà được mở ra khắp nơi. Có thể kể tới một số như Văn Cảnh trên đường Calmete, Đức Quỳnh đướng Cao Thắng, Anh Vũ đường Bùi Viện... Đến khi chính phủ tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] cấm [[múa|khiêu vũ]] thì một số [[vũ trường]] cũng biến thành phòng trà như Tự Do, Baccara... Thời kỳ đó, Sài Gòn có 5 phòng trà nổi danh nhất là [[Phòng trà Queen Bee|Queen Bee]], [[Vũ trường Tự Do|Tự Do]], [[Phòng trà Ritz|Ritz]], [[Phòng trà Maxim's|Maxim's]], [[Phòng trà Đêm Màu Hồng|Đêm Màu Hồng]] với các ban nhạc tên tuổi và các giọng ca ngôi sao.
 
Phòng trà Đêm Màu Hồng với [[ban Thang Long]], ban nhạc gia đình gồm [[Thái Thanh (ca sĩ)|Thái Thanh]], Hoài Bắc (tức [[Phạm Đình Chương]]), [[Hoài Trung]], [[Thái Hằng]]. Tên phòng trà cũng được đặt theo tên một ca khúc của Phạm Đình Chương. Queen Bee, Tự Do, Maxim's nổi tiếng với các giọng ca của [[Khánh Ly]], [[Lệ Thu]]. Ritz có ban nhạc The Dreams với ca sĩ [[Julie Quang]], ông chủ phòng trà [[Jo Marcel]] cũng là một ca sĩ. Về sau [[Khánh Ly]] cũng mở một phòng trà mang tên mình.
 
Một loại phòng trà ca nhạc khác nữa là phòng trà sinh viên. Trong khi các phòng trà nổi tiếng là nơi dành các khán giả cao cấp thì phòng trà sinh viên do sinh viên mở ra và để dành cho chính họ. Trong số đó có [[Quán Văn]] với Khánh Ly và [[Trịnh Công Sơn]] thời kỳ đầu sự nghiệp.
 
Những nhạc công biểu diễn ở phòng trà cũng có các nhạc sĩ nổi tiếng, như [[Nguyễn Ánh 9]] thường đệm [[dương cầm]] cho các ca sĩ [[Khánh Ly]], [[Thái Thanh (ca sĩ)|Thái Thanh]]. Cũng có một vài giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó như [[Duy Trác]], [[Sĩ Phú]] hầu như không xuất hiện ở phòng trà. Ngoài Sài Gòn, còn có những phòng trà ở Đà Lạt và một số thành phố khác.
 
Sau [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]], các phòng trà của Sài Gòn đều đóng cửa.