Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Síp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:28.9390000
Dòng 246:
Những ước tính gần nhất của Sở Thống kê Síp cho rằng dân số hòn đảo này ở thời điểm cuối năm 2006 là 867.600 người, với 89.8% (778.700) ở vùng do chính phủ kiểm soát và 10.2% (88.900) người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Síp.<ref name=2007abstract/> Tuy nhiên, ước tính của Cộng hoà Síp về số người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ không phản ánh tổng số dân của miền Bắc Síp. Ngoài ra, Sở Thống kê Cộng hoà Síp cũng ước tính rằng 150.000-160.000 người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ (được gọi là "người định cư trái phép" trong ''Bản tóm tắt thống kê năm 2007'' của Cộng hoà Síp,<ref name=2007abstract/> Ghi chú tại tr. 72) đang sống ở miền Bắc Síp, đưa số dân trên thực tế của miền Bắc Síp lên khoảng 250.000 người. Ước tính do Cộng hoà Síp đưa ra khớp với các kết quả cuộc điều tra dân số năm 2006 do 'chính phủ' Bắc Síp tiến hành, theo đó tổng dân số Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ là 265.100 người.<ref name=TRNC2006>[http://nufussayimi.devplan.org/Census%202006.pdf TRNC General Population and Housing Unit Census 2006]</ref> Vì thế tổng dân số Síp hơi lớn hơn 1 triệu người, gồm 778.700 người ở vùng lãnh thổ do chính phủ Cộng hoà Síp kiểm soát và 265.100 người tại vùng lãnh thổ do chính phủ Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ quản lý.
 
<!--STILL TO BE UPDATED AS OF 25 FEBRUARY 2009 04:11-->Síp đã chứng kiến một làn sóng lớn người [[lao động nhập cư]] từ các quốc gia như [[Thái Lan]], [[Philippines]], và [[Sri Lanka]], cũng như số lượng lớn người cư trú thường xuyên thuộc các quốc tịch Nga, Anh và các quốc gia Liên minh châu Âu khác. Các cộng đồng người Nga và [[Ukraina]] khá lớn (chủ yếu là người [[Hy Lạp Hắc Hải]], nhập cư sau sự sụp đổ của [[Đông Âu|Khối Đông Âu]]), [[Bulgaria]], [[România]], và các quốc gia Đông Âu. Tới cuối năm 2007, khoảng 124.000 người nhập cư định cư tại Síp, ba nhóm người nhập cư lớn nhất là 37.000 người Hy Lạp, 27.000 người Anh, và 10.000 người Nga. Hòn đảo cũng là nơi sinh sống của một cộng đồng thiểu số người [[Nhà thờ Maronite|Maronite]] 6,.000 người, một cộng đồng người [[Người ArmeniaởArmenia tại Síp|Armenia]] khoảng 2,.000 người, và những người tị nạn chủ yếu đến từ [[Serbia]], [[Palestine]], và [[Liban]]. Cũng có một cộng đồng thiểu số [[người KurdishKurd]] tại Síp.
 
Bên ngoài Síp có một cộng đồng khá lớn và thịnh vượng người Síp gốc Do thái tại các quốc gia khác. Hoa Kỳ, Anh Quốc, Hy Lạp và Australia là những nước tiếp đón đa số người di cư rời bỏ hòn đảo sau khi nó bị phân chia trên thực tế năm 1974. Đặc biệt tại Anh Quốc ước tính có 150.000 người Síp.