Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngôn ngữ tại Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎top: replaced: MexicoMéxico using AWB
Dòng 97:
[[Hoa Kỳ]] không có một [[ngôn ngữ chính thức]], nhưng [[tiếng Anh]] được khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là [[tiếng Anh Mỹ]]; cùng với [[tiếng Anh Canada]] nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được biết đến là [[tiếng Anh Bắc Mỹ]]. Có 96% dân số Hoa Kỳ nói thông thạo tiếng Anh<ref>[http://www.census.gov/population/www/cen2000/phc-t20.html Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000]</ref>. Ngày [[18 tháng 5]] năm [[2006]], [[Thượng viện Hoa Kỳ]] đã bỏ phiếu cho một [[tu chính án]] của một đạo luật cải cách di dân mà tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia của Hoa Kỳ<ref>[http://www.senate.gov/legislative/LIS/roll_call_lists/roll_call_vote_cfm.cfm?congress=109&session=2&vote=00131 Trang web Thượng viện Hoa Kỳ]</ref>. Đạo luật cải cách di dân chính nó, [[S. 2611]], đã được thông qua tại Thượng viện ngày [[25 tháng 5]] năm [[2006]] và hiện tại phải được đưa trở lại [[Hạ viện Hoa Kỳ]] để bảo đảm là các tu chính án được đồng thuận.
 
[[Tiếng Tây Ban Nha]] là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu người nói (hay 12% dân số) năm [[2005]]. Tại [[Puerto Rico]], cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh đều là [[ngôn ngữ chính thức]], và tại [[New Mexico]] cả hai ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi. Hoa Kỳ có dân số nói tiếng Tây Ban Nha đứng hàng thứ năm trên thế giới, chỉ sau [[México|Mexico]], [[Tây Ban Nha]], [[Argentina]] và [[Colombia]]. Puerto Rico có dân số nói tiếng Tây Ban Nha là đa số. Mặc dù các di dân mới đến từ [[mỹ Latinh|châu Mỹ Latinh]] ít thông thạo tiếng Anh nhưng thế hệ thứ hai gần như nói tiếng Anh lưu loát trong khi khoảng phân nửa vẫn còn nói tiếng Tây Ban Nha.
 
Người gốc Đức tạo thành nhóm sắc tộc riêng biệt lớn nhất tại Hoa Kỳ và [[tiếng Đức]] xếp hạng năm. [[Tiếng Ý]], [[tiếng Ba Lan]] và [[tiếng Hy Lạp]] vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong dân số có nguồn gốc di dân từ các quốc gia đó trong đầu [[thế kỷ 20]] nhưng việc sử dụng các ngôn ngữ này đã mai một khi các thế hệ người già mất đi. Bắt đầu từ [[thập niên 1970]] và tiếp tục cho đến giữa [[thập niên 1990]], nhiều người từ [[Liên Xô]] và sau đó là các nước cộng hòa kế thừa của nó như [[Nga]], [[Ukraina]], [[Belarus]] và [[Uzbekistan]] đã di dân đến Hoa Kỳ làm cho [[tiếng Nga]] trở thành một trong những ngôn ngữ thiểu số tại Hoa Kỳ.