Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Yên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: en:Liu Yan (Eastern Han Dynasty warlord); sửa cách trình bày
Dòng 1:
'''Lưu Yên''' ([[chữ Hán]]: 劉焉; ?-194) là tướng nhà [[Đông Hán]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông tham gia vào cuộc chiến quân phiệt cuối triều đại này và là người tạo cơ sở cát cứ ở Ích châu.
 
== Thân thế ==
Lưu Yên tên tự là '''Quân Lang'''. Ông là dòng dõi hoàng tộc [[nhà Hán]], hậu duệ chi Lỗ Cung vương dời đến đất Giang Hạ. Lưu Yên tỏ ra là người thâm trầm, có chí lớn<ref name="TVD216">Trần Văn Đức, sách đã dẫn, tr 216</ref>.
 
== Tìm đường thăng tiến ==
Khi còn trẻ, Lưu Yên đã làm quan ở châu quận, không lâu sau được giao làm trung lang lo việc thờ cúng tông miếu. Sau khi thày học Trúc Điềm qua đời, ông từ quan về ở ẩn tại núi Dương Thành, tiếp tục nghề nối nghề của Trúc Điềm chuyên nghiên cứu sách lược và dạy dỗ môn đồ.
 
Dòng 13:
Lưu Yên vốn có ý giành lấy chức Châu mục [[Giao Chỉ]] để cát cứ tách ra khỏi trung nguyên tạo thành một quốc gia độc lập<ref name="TVD217"/>. Bạn ông là Trương Đổng Phù khuyên ông nên vào Ích châu. Lưu Yên nghe theo, bèn xin Linh Đế làm Ích châu mục. Linh Đế đồng ý.
 
== Châu mục Ích châu ==
Ích châu lúc đó do Khước Kiệm làm Thứ sử, áp dụng chính sách [[thuế]] khoá hà khắc khiến người dân bất mãn, cùng lúc tàn dư quân Khăn Vàng vẫn đánh phá nhiều nơi. Thứ sử Lương châu là Cảnh Bỉ và thứ sử Trương Nhất ở Tinh châu là Trương Nhất đều bị quân [[khởi nghĩa Khăn Vàng|Khăn Vàng]] giết. Tình thế của Khước Kiệm rất nguy cấp.
 
Dòng 22:
Nghe quận Kiện Vi cấp báo, Lưu Yên sai Giả Long ra kháng cự, ngăn chặn được Mã Tương lấn ra xung quanh. Sau đó ông tự mình dẫn quân chủ lực ra trận, dẹp yên được Mã Tương, lấy lại thành Miên Trúc.
 
== Ly khai triều đình ==
Năm 189, [[Hán Linh Đế]] mất, triều chính nhà Hán rơi vào tay [[Đổng Trác]]. [[Hán Thiếu Đế]] lên ngôi không lâu bị phế, [[Hán Hiến Đế]] được lập. Các chư hầu do [[Viên Thiệu]] đứng đầu chống lại Đổng Trác, tập hợp lực lượng chống lại. Đổng Trác bỏ kinh thành [[Lạc Dương]] chạy về [[Tràng An]].
 
Dòng 33:
Giết xong những người chống đối, Lưu Yên gấp rút xây dựng quân đội Ích châu để tự lập. Châu mục Kinh châu là [[Lưu Biểu]] biết tin bèn tâu lên Hán Hiến Đế đề nghị thẩm tra. Lúc đó các con Lưu Yên là Lưu Đảng, Lưu Phạm, [[Lưu Chương (lãnh chúa)|Lưu Chương]] đang làm quan ở [[Tràng An]]. Đổng Trác nắm triều chính bèn ra lệnh bắt giữ Lưu Đảng và Lưu Phạm, sai Lưu Chương vào Thục, thuyết phục Lưu Yên quay về hàng triều đình. Lưu Yên không nghe, giữ Lưu Chương ở lại Thục và không trả lời Đổng Trác nữa<ref name="TVD219">Trần Văn Đức, sách đã dẫn, tr 219</ref>.
 
Cùng lúc đó Chinh tây tướng quân [[Mã Đằng]] ở Lương châu cũng bất bình với [[Đổng Trác]] bèn khởi binh chống lại. Lưu Yên hưởng ứng với Mã Đằng, nhân đó ngầm sai người vào [[Tràng An]] sai Lưu Đảng làm nội ứng. Việc bị lộ, Đổng Trác bèn giết chết Lưu Đảng và Lưu Phạm rồi mang quân ra đối địch, đánh tan liên quân Ích – Lương của Mã Đằng và Lưu Yên<ref name="TVD219"/>.
 
Lưu Yên thất bại trở về Ích châu. Không lâu sau [[Đổng Trác]] bị giết (192), chiến tranh quân phiệt ở trung nguyên nổ ra kịch liệt nên Ích châu của Lưu Yên không gặp sự cố chiến tranh. Tuy nhiên ở Ích châu liên tiếp gặp việc không may: Thành Đô bị hoả hoạn nặng, lại gặp [[thiên tai]] nặng nề. Lưu Yên vừa buồn vì thương tiếc hai người con bị hại, vừa mệt vì khó khăn trước mắt nên không có ý định tấn công ra ngoài nữa.
Dòng 39:
Năm 194, ông lâm bệnh và qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Trưởng quan Triệu Vĩ lập [[Lưu Chương (lãnh chúa)|Lưu Chương]] lên làm Ích châu mục. Ích châu tương đối yên ổn trong hơn 20 năm thì bị [[Lưu Bị]] đánh chiếm (214).
 
== Xem thêm ==
* [[Hán Linh Đế]]
* [[Đổng Trác]]
Dòng 46:
* [[Lưu Chương (lãnh chúa)|Lưu Chương]]
 
== Tham khảo ==
* Trần Văn Đức (2008), ''Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện'', NXB Văn học
* Lê Đông Phương (2007), ''Kể chuyện Tam Quốc'', NXB Đà Nẵng
 
== Chú thích ==
{{reflist}}
 
Dòng 56:
[[Thể loại:Mất 194]]
 
[[en:Liu Yan (Three Kingdoms)]]
[[de:Liu Yan (Gouverneur)]]
[[en:Liu Yan (ThreeEastern KingdomsHan Dynasty warlord)]]
[[ko:유언 (후한)]]
[[ja:劉焉]]