Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vân Cư Đạo Ưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vân Cư Đạo Ưng''' (雲居道膺, Ungo Dōyō, 835?-902): vị tăng của [[Tào Động tông|Tào Động Tông]] Trung Quốc, xuất thân Huyện Ngọc Điền (玉田縣), Kế Môn (薊門), [[Uchaux|U Châu]] (幽州, [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Tỉnh Hà Bắc]]), họ Vương (王).
 
==Cơ Duyên Hành Đạo==
Dòng 5:
Lúc còn nhỏ, ông đã lanh lợi, đến năm 25 tuổi thì thọ Cụ Túc giới tại Diên Thọ Tự (延壽寺) ở Phạm Dương (范陽, [[Uy Châu, Vấn Xuyên|U Châu]]). Ban đầu ông chuyên tu trì giới luật [[Tiểu Thừa]], nhưng sau đó đến tham vấn Vô Học (無學) ở Thúy Vi Tự (翠微寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山), Kinh Triệu (京兆). Kế đến, ông tham yết [[Động Sơn Lương Giới]] (洞山良价) và kế thừa dòng pháp của vị này.
 
Động Sơn  hỏi:- Từ đâu đến?
 
Sư thưa:- Đạp núi đến.
Dòng 21:
- Không đường.
 
-  Nếu không  đường làm sao được cùng Lão tăng gặp nhau?
 
- Nếu có đường thì cùng  Hòa thượng  cách núi vậy.
 
- Kẻ này về sau ngàn muôn người nắm chẳng đứng.
Dòng 32:
 
Sư đã dạy chúng:
{{cquote|Phật pháp  đâu có nhiều việc, hành được là phải. Chỉ biết tâm là Phật, chớ cho Phật chẳng biết nói. Muốn được việc như thế phải là người như thế. Nếu là người như thế thì còn lo cái gì? Nếu nói việc như thế là khó, thì các bậc  tiên đức  từ xưa thuần phác  chân thật, vốn không khôn khéo.  Giả sử  có người đến hỏi "thế nào là đạo", hoặc khi các ngài đáp "ngói gạch gốc cây làm gì" đều chú trọng việc  căn bản  ở dưới gót chân lâu nay đã sẵn có. Nếu  thật hữu  lực, là người bất tư nghì, nắm đất  biến thành  vàng.  Nếu không  có việc như thế, dù ông nói được như hoa như gấm, nói ta  phóng quang  động địa  thế giankhông ai hơn, nói tột hết, mà  mọi người  vẫn không tin nhận. Bởi lâu nay việc dưới chân nhà mình vẫn rỗng không, chẳng có một chút khí lực.}}
{{cquote|Các ông dù học được việc bên Phật, vẫn là  dụng tâm  sai lầm  rồi. Các ông đâu không thấy  cổ nhân  giảng được  chư thiênrải hoa  cúng dường, đá  gật đầu, còn chẳng can hệ việc chính mình,  ngoài ra  còn có nghĩa gì? Như hiện nay toan đem  thân tâm  hữu hạn nhằm trong vô hạn mà dùng thì có  giao thiệp  gì? Như đem khúc cây vuông tra vào lỗ tròn thì sự sai ngoa nhiều ít?  Nếu không  hợp việc ấy, dù ông nói tươi như hoa đẹp như gấm vẫn là  vô dụng, vì chưa rời tình thức vậy. Nếu tất cả việc đều hướng trong ấy đến sạch hết mới được không lỗi, mới được  xuất thân. Nếu một sợi lông một mảy tóc đẹp chẳng hết liền bị  trần lụy, huống là quá nhiều, sai chừng hào ly phạm lỗi bằng quả núi.  Cổ nhân  nói: Chỗ học chẳng sạch hết, ấy là kẻ thế gian; việc trong khuê các bỏ chẳng đặng, đều là rỉ chảy. Phải nhắm trong ấy nhận lấy, trong mọi hành động đều dẹp sạch tất cả việc, mới được không lỗi. Như người sự sự đều liễu, vật vật đều thông, chỉ gọi là người liễu sự, chẳng gọi là  tôn quí. Nên biết  tôn quí  tự có đường riêng, là vật  thế gian  rất trọng rất quý. Chẳng được sau này hướng bên  tôn quí. Nên biết không thể nghĩ bàn, chẳng xứng tâm mong muốn. Do đó  cổ nhân  nói: "Ví như hai  gương sáng, ánh sáng đối nhau, ánh sáng soi nhau, không thiếu không dư." Đâu chẳng phải là một loại,  vậy mà  vẫn còn gọi việc bên  ảnh tượng. Như khi  mặt trời  mọc lên, ánh sáng soi khắp  thế gian  là một nửa, một nửa này gọi là gì? Như hiện nay người chưa nhận được việc  thô thiển  bóng sáng ở ngoài cửa, mà muốn làm việc trong nhà thì làm sao làm được?}}
[{{cquote|Như xem vật trong lòng bàn tay,  quyết định  quyết định, mới có thể  tùy duyên. Nếu một như thế thì ngàn muôn cũng vậy, trong ngàn muôn khó làm một hai, một hai không thể được. Đâu chẳng nghe nói: Người hiển chiếu là dễ được, người hiển chiếu rồi thì khó được, chẳng nói  hoàn toàn  không, mới là  hi hữu.  Nếu không  được như thế chẳng cho gắng làm, gắng làm tức sanh não, sanh não tức lui sụt đạo, lui sụt đạo thì tột đến trên thân, là thấy chẳng được, nói gì là đại thoại.}}
{{cquote|Các ông  xuất gia  như kẻ tội ra khỏi khám đường, nên ít muốn biết đủ, chớ  tham danh  lợi ở đời, nhịn đói nhịn khát chí cầu  vô vi, được ở trong  Phật pháp  mười phần sống chín phần chết, chớ  trái với  Phật pháp  nhổ đinh cắt sắt, chớ mang nhiều việc  Như Lai, nên phải ít. Mỗi người tự liễu lấy, có việc thì lại  gần đây, không việc hãy lui đi...}}
 
  trụ trì  ba mươi năm tại  Vân Cư  đạo truyền khắp  thiên hạ.  Chúng hiện  có mặt đến một ngàn năm trăm vị. Nam Xương vương  tôn Sư  làm thầy, nguyện kính làm thầy  đời đời.
 
Đời Đường niên hiệu Thiên Phục năm đầu (902)  mùa Thu, Sư có chút ít bệnh, đến ngày hai mươi tám tháng chạp, vì chúng nói pháp lần chót. Sau đó, Sư từ  biệt chúng, chúng đều  thương mến. Lưu lại đến ngày mùng ba tháng giêng năm sau, Sư hỏi  thị giả: Hôm nay ngày mấy?  Thị giả  thưa: mùng ba.  Sư bảo: ba mươi năm sau, chỉ nói là cái ấy. Sư ngồi ngay thẳng từ chúng tịch.Ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Giác Thiền Sư (弘覺禪師), tháp tên là Viên Tịch (圓寂).
 
==Tham khảo==