Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 343:
== Mở rộng lãnh thổ ==
=== Người Tây Nam Di và Đông Nam Di ===
Tây Hán chinh phạt các tộc người Tây Nam Di và Đông Nam Di (phía tây và tây nam [[Tứ Xuyên]], nam [[Cam Túc]], tây [[Quý Châu]], [[Vân Nam]]) đặt các quận [[Kiện Vi]] (năm 135 TCN), [[Tường Kha]] (Quý Châu), [[Việt Tê]] (Tứ Xuyên), [[Thẩm Lê]] (Tứ Xuyên), [[Văn Sơn]] (Tứ Xuyên) [[Vũ Đô|Võ Đô]] (Cam Túc), đánh Điền quốc đặt quận [[Ích Châu]] (Vân Nam) năm [[109 TCN]].
 
Để mở rộng quan hệ thương mại mới hình thành với [[Myanma|Miến Điện]] và [[Ấn Độ]], Hán Vũ Đế còn giao cho [[Đường Mông]] nhiệm vụ bảo trì và mở rộng Ngũ xích đạo, đổi tên nó thành "Tây nam Di đạo".
Dòng 349:
 
=== Nước Dạ Lang ===
Đầu đời nhà Hán có một nước [[H'Mông|Miêu]] ở về phía nam tên gọi là Dạ Lang chiếm một phần tỉnh [[Quảng Tây]] và phần lớn tỉnh Quý Châu hiện nay. Nước Dạ Lang giáp quận [[Ba Thục]] và một mặt thì giáp [[hồ Động Đình]] về phía tây giáp [[điền quốc|nước Điền]] của [[người Lô Lô]] miền Tây tỉnh Vân Nam bấy giờ, phía đông [[Điền Trì|hồ Vân Nam.]]. Nước cổ Dạ Lang từng phồn thịnh hàng trăm năm trên [[Cao nguyên Vân-Quý|cao nguyên Quý Châu]].
 
[[Thế kỷ 2|Thế kỷ thứ 2]] [[Công Nguyên|TCN]], nhà sử học [[Tư Mã Thiên]] đi theo sứ giả của nhà Hán đến thực thi sứ mệnh ngoại giao tại các chính quyền dân tộc thiểu số ở miền Tây Nam [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]]. Trong " Sử ký -Tây Nam Di Chí" của Tư Mã Thiên ghi lại rằng, trong các bộ tộc Tây Nam, Dạ Lang có thế lực hùng mạnh nhất, có 100 nghìn lực lượng tinh nhuệ, tàu bè của người Dạ Lang đi lại trên mặt sông, quanh cảnh hết sức tấp nập. Lúc đó Đại Hán thống trị phần lớn khu vực [[Trung Nguyên]], Dạ Lang nằm trong miền núi xa xôi hẻo lánh.