Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Đèo Tượng lần 3”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 16:16, ngày 21 tháng 4 năm 2010

Trong trận Đèo Tượng lần thứ ba, lực lượng an ninh của Lục quân Sri Lanka tái chiếm Đèo Tượng từ tay Hổ Tamil. Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa tuyên bố Đèo Tượng vào tay quân đội ngày 9 tháng 10 năm 2009.[1]

Trận Ðèo Tượng lần thứ ba
Một phần của Nội chiến Sri Lanka
Thời gian9 tháng 1, 2009
Địa điểm
Kết quả Quân Sri Lanka chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Quân chính phủ chiếm thêm cứ địa chiến lược Đèo Tượng của Hổ Tamil
Tham chiến
Lực lượng Vũ trang Sri Lanka Tập tin:Tamil-tigers-flag.svg Những con Hổ giải phóng Tamil
Chỉ huy và lãnh đạo
Brigadier Kamal

Bối cảnh

Quân đội chính phủ Sri Lanka chiếm được thủ đô hành chánh Kilinochchi của phiến quân ngày 2 tháng 1, 2009, sau đó hứa hẹn sẽ tiêu diệt hoàn toàn Hổ Tamil và chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài đã 25 năm qua trên đảo quốc ở vùng Ấn Ðộ Dương này.[2]

Diễn biến

Ngày 9 tháng 1, 2009, quân đội chính phủ hoàn toàn chiếm được khu vực chiến lược Ðèo Tượng từ tay phiến quân Hổ Tamil, đẩy phiến quân ra khỏi cứ địa quan trọng sau cùng của họ trên bán đảo Jaffna và dồn họ về khu vực ngày càng thu nhỏ ở vùng rừng núi phía Ðông Bắc.[3] Trong một bài diễn văn được trực tiếp truyền hình khắp nước, Tổng thống Mahinda Rajpaksa ca ngợi chiến thắng này. "Các chiến sĩ của chúng ta vào chiều tối này đã hoàn toàn giải phóng khu vực Ðèo Tượng khỏi sự kiểm soát của phiến quân," ông nói.[4]

Tuy nhiên, như một sự nhắc nhở về khả năng gây thiệt hại của phiến quân ngay cả trong lúc họ gặp các thất bại quân sự, phiến quân cho nổ một quả bom ở phía Ðông nước này cùng ngày 9 tháng 1, làm thiệt mạng ba binh sĩ không quân và bốn thường dân, theo lời phát ngôn viên quân sự Udaya Nanayakkara.[5]

Ảnh hưởng

Việc chiếm được cứ địa chiến lược này giúp cho quân đội chính phủ hầu như kiểm soát hoàn toàn vùng Bắc bán đảo, nơi đặt thủ đô văn hóa của Hổ Tamil, lần đầu tiên kể từ năm 2008. Ðiều này cũng giúp giải tỏa lưu thông trên quốc lộ Bắc Nam, lần đầu tiên đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của quân đội chính phủ kể từ sau 23 năm.[6] Phiến quân bị dồn vào Mullaittivu, một khu vực rừng rậm nhỏ hẹp ở phía Bắc. Các phân tích gia quân sự nói rằng phiến quân có vẻ đã rút võ khí nặng của họ về khu vực gần Mulattivu để mở phòng tuyến sau cùng ở nơi đây.[7]

Ghi chú