Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hốt Tất Liệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:01.9175652 using AWB
Dòng 40:
|nơi mất = Đại Đô ([[Khanbalic]])
}}
'''Hốt Tất Liệt''' ({{lang-mn|[[Tập tin:Qubilai qaghan.svg|20px]] Хубилай хаан}} (''Xubilaĭ Khaan''), {{zh-cp|c=忽必烈|p=Hūbìliè}}; [[23 tháng 9]], [[1215]]<ref>{{chú thích sách |last= Rossabi|first= Morris|title= Khubilai Khan: His Life and Times|year= 1988|publisher= Nhà in Đại học California|isbn=0-520-06740-1|pages= 13}}</ref> - [[18 tháng 2]], [[1294]]<ref>{{chú thích sách |last= Rossabi|first= Morris|title= Khubilai Khan: His Life and Times|year= 1988|publisher= University of California Press|isbn=0-520-06740-1|pages= 227–228}}</ref>), Hãn hiệu '''Tiết Thiện Hãn''' ({{mongolUnicode|ᠰᠡᠴᠡᠨ ᠬᠠᠭᠠᠨ}}, Сэцэн хаан), là [[Khả hãn|Đại khả hãn]] thứ 5 của [[Đế quốc Mông Cổ]], đồng thời là người sáng lập ra triều đại [[nhà Nguyên]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
Năm [[1260]], Hốt Tất Liệt đã trở thành Đại hãn của đế quốc Mông Cổ sau khi anh trai ông là Đại hãn [[Mông Kha]] chết năm trước đó, mặc dù em trai ông là [[A Lý Bất Ca]] (Ariq Böke) cũng tự xưng là đại hãn tại kinh đô của đế quốc Mông Cổ vào thời điểm đó là [[Karakorum]]. Cuối cùng ông đã giành thắng lợi trước A Lý Bất Ca vào năm 1264, và mặc dù cuộc tranh giành quyền kế vị đã đánh dấu sự kết thúc của sự thống nhất chính trị trong nội bộ đế quốc Mông Cổ, nhưng đế quốc này về tổng thể vẫn là thống nhất và hùng mạnh.<ref>The Encyclopedia Britannica: A Dictionary of Arts, Sciences, Literature and General Information, trang 893</ref> Ảnh hưởng của Hốt Tất Liệt vẫn còn mạnh tại [[hãn quốc Y Nhi]] và [[Kim Trướng hãn quốc]], các phần phía tây của đế quốc Mông Cổ.<ref>Mark Borthwick: ''Pacific Century'', Nhà in Westview, 2007, ISBN 0-8133-4355-0</ref>
Dòng 51:
 
== Thời kỳ đầu ==
Hốt Tất Liệt là người con thứ 4 của [[Đà Lôi]] và chính thê [[Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni]], cháu nội của [[Thành Cát Tư Hãn]]<ref name =NS>[http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%85%83%E5%8F%B2/%E5%8D%B7004 Nguyên sử: Bản kỷ, quyển 4, Thế Tổ nhất]</ref>. Yếu tố có ảnh hưởng đáng kể và rõ nét nhất tới cuộc sống của Hốt Tất Liệt trong thời kỳ trẻ tuổi của ông là sự nghiên cứu và ưa thích nền văn hóa Trung Hoa đương thời.
 
Năm [[1251]], anh trai ông là [[Mông Kha]], một người theo [[Hồi giáo]], trở thành Đại hãn của đế quốc Mông Cổ và Hốt Tất Liệt được giao quản lý các lãnh thổ phía nam của đế quốc. Trong những năm cai quản này, ông quản lý tốt vùng lãnh thổ đó, làm tăng sản lượng lương thực tại tỉnh [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] và gia tăng các chi phí cho phúc lợi xã hội sau khi nhận thêm [[Tây An]]. Những hành động này nhận được sự ủng hộ lớn từ các lãnh chúa Trung Hoa và nó chính là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng nhà Nguyên sau này.<ref>{{Harvnb|Yule|Cordier|1923|loc=ch. 5}}</ref>
Dòng 98:
Quân đội nhà Nguyên cũng hai lần xâm chiếm [[Đại Việt]]. Lần xâm chiếm đầu tiên (lần thứ hai của đế quốc Mông Cổ) bắt đầu vào tháng 12 âm lịch năm 1284<ref name=DVSKTT>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10b.html Kỷ Nhà Trần: Nhân Tông hoàng đế]</ref> khi quân đội Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Trấn Nam vương [[Thoát Hoan]] (con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt) và [[Ariq Qaya|A Lý Hải Nha]], vượt qua biên giới và nhanh chóng chiếm được [[Thăng Long]] (nay là [[Hà Nội]]) vào đầu tháng 1 âm lịch năm 1285 sau thắng lợi của đội quân do [[Ô Mã Nhi]] chỉ huy tại [[Vạn Kiếp]] và [[Phả Lại]] (đông bắc Thăng Long).<ref name=DVSKTT /> Cùng thời gian đó, đội quân do [[Toa Đô]] chỉ huy sau khi tấn công [[Chiêm Thành]] bằng đường qua [[Lào|Lão Qua]] cũng di chuyển về phía bắc và nhanh chóng tiến tới [[Nghệ An]] (phía bắc miền Trung Việt Nam ngày nay) vào cuối tháng 1 âm lịch,<ref name=DVSKTT /> tại đây đội quân [[nhà Trần]] dưới sự chỉ huy của [[Trần Kiện]] nhanh chóng đầu hàng. Tháng 2 âm lịch, [[Trần Bình Trọng]] đánh quân Nguyên tại bãi Đà Mạc, bị thua và bị giết. Tháng 3 âm lịch, [[Trần Lộng]], [[Trần Ích Tắc]] và gia thuộc cũng đầu hàng quân Nguyên. Tuy nhiên, [[nhà Trần|hai vua Trần]] và Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương [[Trần Hưng Đạo|Trần Quốc Tuấn]] đã thay đổi chiến thuật từ phòng ngự sang phản công và một lần nữa đánh bại quân Mông Cổ. Tháng 4 âm lịch, tướng [[Trần Nhật Duật]] giành thắng lợi trong trận Hàm Tử (nay thuộc tỉnh [[Hưng Yên]]). Tháng 5 âm lịch, tướng [[Trần Quang Khải]] đánh bại [[Toa Đô]] tại Chương Dương (nay thuộc [[Hà Nội]]) và sau đó các vua Trần đã giành thắng lợi trong trận chiến lớn tại Tây Kết nơi Toa Đô bị giết chết. [[Ô Mã Nhi]] trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua Trần đuổi theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn dư đảng đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát.<ref name=DVSKTT /> Trong khi đó, đội quân của [[Thoát Hoan]] và [[Lý Hằng]] bị [[Trần Hưng Đạo]] đánh bại tại Vạn Kiếp, phải bỏ chạy về Tư Minh. Lý Hằng bị bắn chết còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát được.<ref name=DVSKTT /> Hốt Tất Liệt đã thất bại trong cố gắng đầu tiên của mình nhằm xâm chiếm [[Đại Việt]].
 
Lần xâm chiếm thứ hai vào [[Đại Việt]] của quân đội nhà Nguyên diễn ra vào cuối năm 1287<ref name=DVSKTT /> và được tổ chức tốt hơn so với lần trước, với việc đưa vào lực lượng thủy quân lớn hơn và nhiều lương thực thực phẩm hơn. [[Mông Cổ|Quân đội Mông Cổ]], dưới sự chỉ huy của [[Thoát Hoan|Thoát Hoan,]], tiến tới Vạn Kiếp và hội quân tại đây với quân đội của Ô Mã Nhi và quân Nguyên cũng nhanh chóng giành được thắng lợi ban đầu rồi xuôi dòng về phía đông. Thủy quân của nhà Nguyên nhanh chóng giành được thắng lợi tại Vân Đồn (thuộc tỉnh [[Quảng Ninh]] ngày nay) nhưng thuyền chở lương thực, thực phẩm nặng nề đi sau lại bị tướng [[Trần Khánh Dư]] đánh tan.<ref name=DVSKTT /> Kết quả là quân Mông Cổ tại Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Không có lương thực, thực phẩm tiếp tế, Thoát Hoan buộc phải rút quân khỏi Thăng Long về Vạn Kiếp. Các nhóm bộ binh của nhà Trần được lệnh tấn công quân đội Mông Cổ tại Vạn Kiếp.
 
Đầu tháng 3 âm lịch năm 1288 thủy quân của Ô Mã Nhi tiến tới [[Trận Bạch Đằng 1288|sông Bạch Đằng]] để đón thuyền lương do [[Trương Văn Hổ]] chỉ huy.<ref name=DVSKTT /> Một đội thủy quân nhỏ của Đại Việt ra khiêu chiến và nhanh chóng rút lui để nhử thủy quân nhà Nguyên vào bãi cọc nhọn. Quân Nguyên trúng kế và rơi vào trận địa mai phục sẵn của Đại Việt. Hàng nghìn thuyền nhẹ của Đại Việt từ hai bên bờ nhanh chóng xuất hiện, tấn công dữ dội và đánh tan sức kháng cự từ quân Nguyên. Quân đội Mông Cổ cố gắng rút lui ra biển trong sự hoảng loạn. Bị va phải cọc, thuyền của họ bị vỡ hay mắc kẹt, nhiều thuyền bị chìm. Quân Nguyên phải nhảy xuống sông để bơi vào bờ, bị chết đuối rất nhiều. Các tướng như [[Áo Lỗ Xích]], [[Ô Mã Nhi]], [[Tích Lệ Cơ Ngọc]], [[Sầm Đoàn]], [[Phàn Tiếp]] v.v bị bắt sống. Cùng thời gian đó, quân đội Đại Việt liên tục tấn công và đánh tan đội quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy qua [[Lạng Sơn]]. Cố gắng lần hai của Hốt Tất Liệt trong việc xâm chiếm [[Đại Việt]] cũng tan thành mây khói.
Dòng 108:
Hốt Tất Liệt ban đầu có ý định đưa con trai thứ hai là [[Chân Kim]] (真金) làm người kế vị ông. Chân Kim đã trở thành người đứng đầu của [[trung thư tỉnh]] và tích cực điều hành công việc triều chính theo kiểu [[Nho giáo]]. Thật không may, Chân Kim chết năm [[1285]], 9 năm trước khi Hốt Tất Liệt qua đời. Ngoài ra, ái thê của ông Hoàng hậu [[Sát Tất]] cũng qua đời trước đó vài năm (năm [[1281]]). Con yêu cùng vợ yêu qua đời trong một thời gian ngắn, hẳn đã khiến Hốt Tất Liệt chấn động mạnh mẽ.
 
Mặt khác, Hốt Tất Liệt cũng bị [[bệnh gút]] nặng trong những năm cuối đời. Ông tăng cân nhanh vì ưa thích ăn các món đặc sản nguồn gốc động vật. Điều này làm gia tăng nhanh lượng [[purin]] trong máu của ông, dẫn tới việc làm trầm trọng thêm các vấn đề với bệnh gút và cuối cùng dẫn tới cái chết. Việc ăn quá nhiều của ông có thể có liên quan tới cái chết của bà vợ yêu quý nhất của ông cũng như của người ông đã chọn làm người kế vị là Chân Kim.
 
Trước khi chết, Hốt Tất Liệt đã chọn con trai của Chân Kim là [[Nguyên Thành Tông|Thiết Mộc Nhĩ]] làm [[Thái tử]] và ông này đã trở thành vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyên, tức là [[Nguyên Thành Tông]].
 
== Gia quyến ==
[[FileTập tin:TuluiWithQueenSorgaqtani.jpg|thumb|phải|250px|Tranh vẽ [[Đà Lôi]] cùng vợ [[Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni]].]]
[[FileTập tin:YuanEmpressAlbumChabi.jpg|thumb|phải|250px|Chân dung Hoàng hậu [[Sát Tất]].]]
 
* Thân phụ: [[Đà Lôi]], [[miếu hiệu]] '''Duệ Tông''' (睿宗), [[thụy hiệu]] '''Nhân Thánh Cảnh Tương hoàng đế''' (仁圣景襄皇帝).
Dòng 170:
 
== Tiểu thuyết hoá ==
Hốt Tất Liệt được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện ''[[Thần điêu hiệp lữ]]'' của [[Kim Dung]].
 
Trong truyện này ông là người đứng ra chiêu nạp đám cao thủ võ lâm [[Nhân vật trong Thần điêu hiệp lữ#Kim Luân Pháp Vương|Kim Luân Pháp Vương]], [[Tiêu Tương Tử]], [[Doãn Khắc Tây]],[[Sóng Gió Nguyên Triều]] v.v. âm mưu tiêu diệt các cao thủ [[Nhà Tống|Đại Tống]].