Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ thông đầu phiếu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:07.7937496 using AWB
n →‎top: stub sorting, replaced: hế kỷ 19 → hế kỷ XIX (2), Algeria → Algérie (4) using AWB
Dòng 7:
Ở hầu hết các quốc gia, quyền bầu cử phổ thông (quyền bầu cử nhưng không nhất thiết là quyền ra tranh cử) là kết quả sau khi quyền bầu cử phổ thông này được áp dụng cho toàn bộ nam giới. Các trường hợp ngoại lệ đáng lưu ý ở châu Âu là Pháp, nơi phụ nữ không thể bỏ phiếu cho đến năm 1944, Hy Lạp (1952) và Thụy Sĩ (năm 1971 trong cuộc bầu cử liên bang và năm 1990 trong tất cả các cuộc bầu cử quận hạt). Cần lưu ý rằng các quốc gia đã mất nhiều thời gian để thông qua quyền bầu cử của phụ nữ lại chính là các quốc gia tiên phong trong việc đồng ý phổ thông đầu phiếu cho toàn bộ nam giới.
 
Trong các nền [[dân chủ]] hiện đại đầu tiên, các chính phủ hạn chế việc bỏ phiếu chỉ dành riêng cho những người có tài sản và sự giàu có, mà hầu như luôn luôn có nghĩa là chỉ một thiểu số trong số nam giới được quyền bầu cử. Trong một số khu vực pháp lý, những hạn chế khác cũng tồn tại, như yêu cầu cử tri phải theo một tôn giáo nhất định. Trong tất cả các nền dân chủ hiện đại, số người có thể bỏ phiếu đã tăng dần theo thời gian. Trong [[thế kỷ 19XIX]] ở [[châu Âu]], Anh và [[Bắc Mỹ]], đã có những phong trào ủng hộ "bầu cử đầu phiếu [nam giới]". Phong trào dân chủ vào cuối thế kỷ 19XIX, liên kết các nhà [[dân chủ xã hội]], đặc biệt ở [[Tây Âu]], [[Úc|Australia]], và [[New Zealand]] đã sử dụng khẩu hiệu ''Bình đẳng và phổ thông đầu phiếu.''
 
Nhiều quốc gia dân chủ, ví dụ như Vương quốc Anh và Pháp, đã có thuộc địa với các công dân bên ngoài nước mẹ và các công dân này thường không có quyền bỏ phiếu cho cơ quan lập pháp quốc gia. Một trường hợp phức tạp đặc biệt là [[Algérie|Algeria]] dưới sự quản lý của [[Đệ Tam Cộng hòa Pháp]]: về mặt pháp lý AlgeriaAlgérie là một bộ phận hợp thành của Pháp, nhưng quyền công dân bị hạn chế (giống như ở tất cả các thuộc địa khác của Pháp) theo tư cách pháp nhân chứ không phải theo chủng tộc hoặc dân tộc. Bất kỳ người AlgeriaAlgérie Hồi giáo nào cũng có thể trở thành công dân Pháp bằng cách chọn sống như một người Pháp. Vì điều này đòi hỏi người đó phải bỏ quyền tài phán theo luật Hồi giáo để theo luật dân sự Pháp, rất ít người đã làm như vậy. Trong số những người Hồi giáo, sự thay đổi như vậy được coi là sự khước từ đạo Hồi, vốn là tôn giáo chiếm ưu thế ở AlgeriaAlgérie. Những người định cư ở Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh đã trích dẫn "Không thuế mà không có đại diện" như một trong những phàn nàn chính của họ. Tuy nhiên, quốc gia Hoa Kỳ mới thành lập đã không mở rộng quyền bầu cử tại nước này, chỉ giới hạn trong các chủ sở hữu tài sản nam giới trưởng thành (khoảng 6% dân số) và không cho phép công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài có quyền bầu cử, cho đến khi Đạo luật Bầu cử Vắng mặt của Công dân được thông qua năm 1986.
 
== Chú thích ==