Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Thị Huệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n xóa link chết using AWB
Dòng 60:
 
==Sự nghiệp==
Ngô Thị Huệ tên thật là '''Ngô Thị Ngỡi''', sinh năm 1918 tại xã [[Mỹ Quới, Ngã Năm|Mỹ Qưới]] huyện [[Ngã Năm]], tỉnh [[Kiên Giang]] (nay thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng)<ref name=catphcm/>. Bà là người con thứ bảy trong một gia đình có tám con nên thường được gọi là Bảy Huệ.
 
Sớm tiếp cận với các tài liệu cộng sản và sớm tham gia hoạt động cách mạng, 11 tuổi Ngô Thị Huệ đã được người anh rể thứ 5 giác ngộ cách mạng, thoát ly gia đình đi cách mạng với vai trò giao liên<ref name=catphcm/>. Năm 1936 khi mới 18 tuổi bà đã được kết nạp vào [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng]]<ref name=vnn2/>. Sau đó bà tham gia hoạt động cách mạng tại nhiều địa bàn, là huyện ủy viên huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (1937), tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Trà Vinh (1938), tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Cần Thơ (1939), ủy viên Liên tỉnh ủy Hậu Giang gồm 6 tỉnh miền Tây (1940).
 
Khi 22 tuổi, Ngô Thị Huệ đã là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, tham gia lãnh đạo cuộc [[Khởi nghĩa Nam Kỳ]] ngày 23 tháng 11 năm 1940. Bà đã nhiều lần bị bắt và bị kết án tù chung thân khổ sai<ref name=nd/>. Theo như những gì bà kể lại, khi phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, bà bị bắt ngồi tù 12 tháng nhưng sau đó được tuyên trắng án. Tới tháng 6 năm 1942 bà lại bị bắt lần hai và lần này bị tuyên án khổ sai chung thân, bị giam cầm, tra tấn lần lượt ở các nhà tù Chợ Quán, Chí Hoà rồi Côn Đảo mãi 3 năm sau, đến tháng 6 năm 1945 sau một số lần tổ chức phá khám vượt ngục bà mới được giải thoát về [[Bạc Liêu]]. Bà tham gia Tỉnh ủy lâm thời, tổ chức cách mạng tháng Tám và cướp chính quyền ở Bạc Liêu<ref>[http://nnsvn.quochoi.vn/anpham/Pages/an-pham.aspx?AnPhamItemID=101 Suốt đời làm đại biểu của dân]</ref>.
Dòng 83:
Năm 1947 trong chuyến quay trở lại miền Nam công tác, Ngô Thị Huệ quen [[Nguyễn Văn Linh]] tức Mười Cúc (khi đó đang là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ), và tới tháng 5 năm 1948 ở tuổi 29 bà cùng ông nên duyên vợ chồng<ref name=gdvn/>. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt này và đặc thù công tác của mỗi người, hai ông bà có nhiều năm tháng rất ít được gặp nhau. Năm 1952 ông Mười Cúc được điều ra Bắc nhưng vợ vẫn ở miền Nam. Năm 1954 ông vào Nam nhưng ông bà mỗi người một nhiệm vụ nên chẳng gặp nhau được bao ngày. Năm 1959 bà mang ba người con ra Hà Nội nhận công tác, ông ở miền Nam hoạt động và lãnh đạo Thành ủy Sài Gòn-Gia Định. Khi đất nước thống nhất năm 1975, bà vẫn chưa được về Nam gặp chồng ngay, và phải sau chuyến đi chữa bệnh 4 tháng ở Đức về mới có cơ hội được vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống cùng chồng con. Họ đã chịu cảnh chồng Nam vợ Bắc xa cách nhau đúng 15 năm<ref name=btpnnb/>.
 
Hai ông bà có ba người con: hai gái (Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Bình) và một trai (Nguyễn Hùng Linh<ref name="123.30">[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT21121236278 Cùng xứ ủy đưa cách mạng miền Nam vượt qua những năm tháng khó khăn (1954-1960) đi tới đồng khởi]</ref>, có tài liệu ghi Nguyễn Văn Linh<ref name=catphcm/>). Ngày tiễn vợ con ra Bắc nhận công tác, do bé Linh mới 18 tháng tuổi, để luôn nhớ đến con nên chồng bà đã lấy tên "Linh" làm bí danh hoạt động của mình từ đó<ref name="123.30"/> (có tài liệu ghi do không được ở bên con khi con chào đời tại Campuchia, nên chồng bà lấy tên con làm bí danh<ref name=gdvn/><ref name=catphcm/>). Người con trai út của ông bà qua đời khi còn trẻ, những năm sau 1975, khi ông bà vừa được về với nhau chưa lâu. Hiện bà sống với gia đình người con gái thứ hai<ref name=catphcm/> và các cháu trong khuôn viên nhà cũ tại thành phố Hồ Chí Minh.
 
==Vinh danh==
Dòng 115:
</ref>
 
 
<ref name=catphcm>
{{chú thích báo
|tác giả=Lê Trang
|tác phẩm=Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh (trang TTĐT)
|url=http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=533996
|tên bài=Sánh đôi trên chặng đường lịch sử
|ngày=2015-02-20
|ngày truy cập=2015-04-27}}
</ref>
 
<ref name=vnn2>