Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Bảy Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
đã sửa lỗi chú thích
Dòng 107:
Sau khi liên quân chống Phổ đều kiệt quệ và Đế quốc Nga và Vương quốc Thuỵ Điển ký hoà ước với Đại đế Friedrich II, ông đã mở ra chiến dịch năm 1762 và tập trung vào việc đánh bại quân Áo và quân Pháp.<ref name="khakieu330">Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, sách đã dẫn, trang 330</ref><ref>''Illustrated Naval and Military Magazine: A monthly journal devoted to all subjects connected with Her Majesty's land and sea forces'', Tập 2, trang 290</ref> Giờ đây, Tướng Zakhar Grigoryevich Chernyshov cùng một đạo quân Nga - từng sát cánh với Thống chế Áo Ernst Gideon von Laudon trước kia - đứng về phe nhà vua Phổ. Quân Anh và quân Phổ đã giành được lợi thế trong cuộc chiến tranh Bảy năm. Trên mặt trận miền Tây, Thống chế - Công tước Ferdinand vùng Braunschweig vẫn duy trì được sự huy hoàng của Vương quốc Phổ.<ref>''Chambers's encyclopaedia: a dictionary of universal knowledge for the people...'', Appleton, 1869, trang 637</ref> Vào ngày [[24 tháng 6]] năm [[1762]], Công tước Ferdinand thống lĩnh quân Phổ cùng liên quân Anh-Hannover-Braunschweig-Hessen đánh thắng quân Pháp của Vương công Charles Rohan xứ Soubise và Duc D’Estrées trong trận chiến Wilhelmstahl, chỉ tổn thất 707 binh sĩ.<ref>Savory, Reginald, ''His Britannic Majesty's Army in Germany During the Seven Years War'', Oxford University Press, 1966, trang 375</ref>
 
Vào ngày 9 tháng 7 năm 1762, Nga hoàng Pyotr III bị Hoàng hậu Ekaterina là vợ ông lật đổ. Tuy nhiên, Nữ hoàng Nga mới là [[Ekaterina II của Nga|Ekaterina II Đại Đế]] chỉ đề nghị rút đạo quân Nga đang hỗ trợ vua Phổ về nước, chứ vẫn đề cao nền hòa bình. Sở dĩ bà giữ vững nền hòa bình mà hai vua Pyotr III và Friedrich II Đại Đế đã thiết lập là do ngân khố quốc gia Nga đã trống rỗng, và quân sĩ Nga chưa được trả tiền công.<ref>Orville Theodore Murphy, ''Charles Gravier, Comte de Vergennes: French diplomacy in the age of revolution, 1719-1787'', các trang 137-138.</ref> Mặc dù có đồng minh, nhà vua nước Phổ bỏ thêm tiền vào ngân khố qua việc cướp phá tàn bạo các xứ [[Mecklenburg]] và [[Sachsen]] đang bị [[Quân đội Phổ]] chiếm đóng; không những thế, ông còn thực hiện một chính sách gây lạm phát cũng tàn nhẫn không kém, làm giảm giá đáng kể đồng tiền. Chính sách này của ông được những thương nhân người [[Do Thái]] hỗ trợ. Nhà vua nước Phổ vẫn tiếp tục đập tan tác liên quân Áo - Pháp trong một loạt trận chiến sau đó, với những chiến thắng lừng lẫy nhất là [[Cuộc vây hãm Schweidnitz (Chiến tranh Bảy năm)|cuộc tái chiếm thành]] [[Schweidnitz]] và giữa vững được vùng [[Silesia]] phía Bắc thành [[Glatz]].<ref name="ritter125"/> Trên mặt trận phía Tây, Công tước Ferdinand xứ Braunschweig vẫn đánh bại quân Pháp như các chiến dịch trước, vai trò của ông chỉ là phòng thủ và ông đã thể hiện tài năng xuất chúng. Không những thế, Hoàng tử Heinrich cũng xuất quân đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong [[trận Freiberg]] vào ngày [[29 tháng 10]] năm 1762.<ref name="ReferenceA">B Brackenbury, C. B. Brackenbury, ''Frederick the Great'', trang 245</ref> Không những toàn thắng tại xứ Sachsen, vị vua năng nổ Friedrich II Đại Đế đẩy lui quân Áo đến tận bức tường thành [[Praha]], xứ [[Čechy|Bohemia]]. Nhưng vậy, liên quân chống Phổ đã hoàn toàn thất bại và không thể chống nổi sự chống trả của nhà vua và toàn quân Phổ nữa.<ref name="ReferenceA">''Frederick the Great and the Seven Years' War, 1756–1763'', Herbert Redman</ref> Trong thời gian đó, quân [[Thổ Nhĩ Kỳ]] cũng hỗ trợ ông: họ mở đầu cuộc chinh phạt xứ [[Hungary]]. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo đến [[sông Donau|sông Danube]] và thắng lợi.<ref>John S. C. Abbott, ''The Empire of Austria; Its Rise and Present Power'', trang 287</ref>
 
Dù Đại Đế Friedrich II đã dè bẹp quân Pháp tại Rossbach (1757), hai nước Pháp - Phổ chưa hề tuyên chiến với nhau; do đó, vua Louis XV ngừng bắn ''trên thực tế'' với nhà vua nước Phổ, thay vì ký kết hòa ước với ông. Vua Pháp phải trả cho vua Phổ những vùng đất bị quân Pháp chiếm đóng bên sông Rhein: Cleves, Gelders và Mörs. Vào ngày [[3 tháng 2]] năm [[1763]], [[Hòa ước Paris]] được ký kết, chấm dứt cuộc [[chiến tranh Anh-Pháp]]. Mất đồng minh, nước Áo tuyệt vọng, với ngân khố đã kiệt quệ.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 205</ref> Với sự hỗ trợ của các nhà ngoại giao người Sachsen, các cuộc đàm phán hòa bình giữa [[Vương quốc Phổ]] và [[Đế quốc Áo]] đã diễn ra tại lâu đài Hubertusburg của xứ Sachsen. Qua những cuộc tranh luận, Đại Đế Friedrich II giữ vững được toàn bộ những vùng đất mà ông đã chiếm được trong cuộc [[Chiến tranh Kế vị Áo]]. Vào ngày [[15 tháng 2]] năm 1763, cuộc chiến tranh Bảy năm kết thúc: Trong suốt bảy năm qua, Quân đội Phổ đã chiến đấu chống liên quân ba liệt cường quân sự Nga - Áo - Pháp và giữ vững đất nước, giờ đây tất cả mọi quốc gia đều kiệt quệ: sự cương quyết, lòng dũng cảm và tài năng của Đại Đế Friedrich II cuối cùng đã mang lại danh dự và chiến thắng cho ông. Nước Phổ hoàn toàn trở thành một [[cường quốc|liệt cường]]. Vào ngày [[30 tháng 3]] năm 1763, Đại Đế Friedrich II khải hoàn trở về kinh đô [[Berlin]].<ref name="ritter125"/><ref>Brackenbury, C. B. (Charles Booth), 1831-1890, ''Frederick the Great'', Xem phần "Tài liệu tham khảo".</ref> Tuy toàn thắng nhưng ông không tham dự bất kỳ một lễ mừng chiến thắng nào cả.<ref>[[Christopher M. Clark]], ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 226</ref>