Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Demosthenes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa lỗi chú thích: 2 <ref name="Usher226"> giống nhau, đánh tắt 1 thẻ
sửa lỗi chú thích: 3 <ref name="Romilly116-117"> giống nhau, đánh tắt 2 thẻ
Dòng 74:
Hầu hết các bài hùng biện quan trọng của Demosthenes trực tiếp nhằm chống lại quyền lực ngày một gia tăng của Vua Philippos II xứ [[Macedonia]]. Từ năm 357 tr.CN, khi Philippos chiếm đóng [[Amphipolis]] và [[Pydna]], Athena đã chính thức trong tình trạng chiến tranh với người [[Macedonia cổ đại|Macedonia]]<ref>D. Phillips, ''Athenian Political Oratory'', 69</ref>. Năm 352 tr.CN, Demosthenes khắc họa Philippos như kẻ thù tồi tệ nhất của thành bang. Diễn văn của ông đã báo trước những đòn tấn công mạnh mẽ nhắm vào vị vua Macedonia những năm sau đó<ref name="Arist121">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0074;query=section%3D%23426;layout=;loc=23.122121 Demosthenes, ''Against Aristocrates'']</ref>. Một năm sau ông chỉ trích những người xem thường Philippos như một nhân vật vặt vãnh và cảnh báo rằng ông ta cũng nguy hiểm như hoàng đế [[Iran|Ba Tư]] vậy<ref name="Rhodians24">Demosthenes, ''For the Liberty of the Rhodians'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/For the Freedom of the Rhodians#15:24|24]]</ref>.
 
Năm 352 tr.CN, quân đội Athena đã đánh thắng quân Macedonia ở [[Thermopylae]]<ref name="Embassy319">Demosthenes, ''First Philippic'',[[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic I#4:17|17]]; ''On the False Embassy'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Embassy#19:319|319]]<br/>* E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 184 (note 92)</ref>, nhưng chiến thắng của Philippos trước người [[Phokis]] trong [[trận Cánh đồng Crocus]] đã làm Demosthenes chấn động. Năm 351 tr.CN, Demosthenes tự cảm thấy vị thế mình đủ mạnh để trình bày quan điểm liên quan tới vấn đề chính trị ngoại giao quan trọng nhất mà Athena đối mặt thời kì đó: thái độ thành bang ông nên giữ đối với Philippos. Theo [[Jacqueline de Romilly]], nhà ngữ văn học, thành viên [[Viện Hàn lâm Pháp]], mối đe dọa về Philippos đem lại cho những lập trường của Demosthenes một tiêu điểm và một lý do tồn tại (''raison d'être'')<ref name="Romilly116-117">J. De Romilly, ''A Short History of Greek Literature'', 116–117.</ref>. Demosthenes xem vị vua xứ Macedonia như nguy cơ cho nền tự trị của tất cả các thành bang Hy Lạp và tuy vậy mô tả Philippos như một con quái vật sinh ra từ chính sách đối ngoại Athena; trong "Philippic thứ nhất" ông nhắc nhở những đồng bào của mình như sau: "Ngay cả nếu có chuyện gì xảy ra với ông ta, các anh sẽ sớm dựng dậy một Philippos thứ hai [...]"<ref>Demosthenes, ''First Philippic'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic I#4:11|11]]<br/>* G. Kennedy, "Oratory", 519&ndash;520</ref>.
 
Chủ đề của "Philippic thứ nhất" (351-350 tr.CN) là sự chuẩn bị sẵn sàng và cải cách quỹ Theorika, một trụ cột trong chính sách của Euboulos<ref name="Romilly116-117">J. De Romilly, ''A Short History of Greek Literature'', 116–117.</ref>. Trong lời kêu gọi kháng cự nồng nhiệt của mình, Demosthenes yêu cầu đồng bào ông có những hành động cần thiết và khẳng định rằng "đối với một nhân dân tự do không có sự cưỡng bách nào lớn hơn nỗi hổ thẹn về tư thế của họ"<ref>Demosthenes,''First Philippic'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic I#4:10|10]]</ref>. Ông đã đưa ra lần đầu tiên một kế hoạch và các khuyến nghị cụ thể cho chiến lược được thực thi chống lại Macedonia ở phương bắc<ref>E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 183&ndash;184</ref>. Một trong những điểm chính của kế hoạch là kêu gọi thành lập một lực lượng cơ động có thể xây dựng bằng một ngân sách ít ỏi với mỗi hoplite được trả chỉ 10 [[drachma]] (hay 2 [[obol]]) mỗi ngày, thấp hơn tiền công cho lao động chân tay trung bình ở Athena - nhấn mạnh rằng chiến sĩ sẽ cải thiện sự thiếu hụt lương bằng cướp bóc miền tham chiến<ref>First Philippic 28, cited by J. H. Vince, p. 84-5 note''a''.</ref>.
 
{| class="toccolours" style="float: left; margin-left: 1em; margin-right: 2em; font-size: 85%; background:#c6dbf7; color:black; width:30em; max-width: 40%;" cellspacing="5"