Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Boshin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 46563787 của BonTheFox13 (thảo luận) Mạc phủ vẫn còn đó làm sao mà Nhật Bản trở thành đế quốc được
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 91:
{{Campaignbox Chiến tranh Boshin}}
[[Tập tin:BoshinCampaignMap vi.png|nhỏ|300px|Bản đồ chiến dịch chiến tranh Boshin (1868-1869). Liên quân các phiên phía Nam Satsuma, Chōshū và Tosa (màu đỏ) đánh bại quân đội Mạc phủ tại [[trận Toba-Fushimi|Toba-Fushimi]], rồi từng bước nắm quyền kiểm soát phần còn lại nước Nhật cho đến cứ điểm cuối cùng ở hòn đảo phía bắc Hokkaidō.]]
{{nihongo|'''Chiến tranh Boshin'''|戊辰戦争|Boshin Sensō|hanviet=Mậu Thìn chiến tranh|kyu=|hg=|kk=|extra=nghĩa là '''Chiến tranh [[Mậu Thìn]]'''}}, '''chiến tranh Minh Trị Duy tân''',<ref>Sondhaus, Lawren, trang 100</ref> là cuộc [[nội chiến]] ở [[Nhật Bản]] diễn ra từ [[1868]] đến [[1869]] giữa quân đội của [[Mạc phủ Tokugawa]] đang cầm quyền và những người muốn phục hồi quyền lực [[wikt:triều đình|triều đình]]. Nguồn gốc cuộc chiến tranh là sự bất mãn trong tầng lớp quý tộc và [[samurai]] trẻ với quá trình mở cửa Nhật Bản cho người nước ngoài của Mạc phủ thập kỷ trước đó. Liên minh các samurai phía Nam và triều đình nắm được [[Thiên hoàng Minh Trị]] trẻ tuổi, chính ông sau này sẽ tuyên bố chấm dứt 250 năm chế độ Mạc phủ. Phong trào quân sự của quân triều đình và các đội du kích ở [[Edo]] (''Giang Hộ'') dẫn đến việc [[Tokugawa Keiki]], [[Shōgun]] khi ấy, phát động một chiến dịch quân sự với mục đích chiếm lấy triều đình ở [[Kyōto]]. Tình hình quân sự nhanh chóng chuyển biến theo hướng có lợi cho quân triều đình, tuy nhỏ hơn nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn, và sau hàng loạt trận đánh mà đỉnh cao là việc Keiki đích thân đầu hàng tại Edo. Dư đảng họ Tokugawa rút lui về phía bắc [[Đảo Honshu|Honshū]] rồi sau đó là [[Hokkaidō]], nơi họ thành lập nước [[Cộng hòa Ezo]]. Thất bại trong [[trận Hakodate]] khiến họ mất đi căn cứ địa cuối cùng và triều đình Thiên hoàng chính thức nắm quyền lực tuyệt đối trên toàn nước Nhật, hoàn thành giai đoạn quân sự trong cuộc [[Minh Trị Duy tân|Minh Trị Duy Tân]].
 
Khoảng 120.000 lính đã được huy động trong cuộc chiến, và có khoảng 3.500 người chết. Cuối cùng, chiến thắng của quân triều đình không tiếp tục mục đích trục xuất người nước ngoài khỏi Nhật Bản mà thay vào đó thi hành những chính sách tiếp tục hiện đại hóa với mục tiêu cuối cùng là tái đàm phán những [[hiệp ước bất bình đẳng]] với các thế lực phương Tây. Nhờ sự bền bỉ của [[Saigō Takamori]], một lãnh đạo nổi bật của lực lượng triều đình, những người trung thành với gia tộc Tokugawa ôn hòa dần, và nhiều cựu chỉ huy Mạc phủ sau này được giao các vị trí quan trọng dưới chế độ.