Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khuyến mãi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 2:
 
==“Khuyến mãi” hay “khuyến mại”?==
Từ tố Hán Việt ''mãi'' (chữ Hán: 買) có nghĩa là mua, còn từ tố Hán Việt ''mại'' (chữ Hán: 賣) có nghĩa là bán. Một số người vì không hiểu nghĩa của hai từ tố Hán Việt ''mãi'' và ''mại'' và vì ''mãi'' và ''mại'' có âm thanh gần giống nhau (chỉ khác nhau về thanh điệu) nên bị lẫn lộn giữa ''mãi'' và ''mại'', ''khuyến mãi'' bị gọi nhầm thành ''khuyến mại''.<ref>宋文长(Tống Văn Trường),《冰封与潜流——越南汉字文化传承模式现代变迁研究》(博士学位论文, 西南大学, năm 2008), trang 65 và 66.</ref>
 
== Mục đích của doanh nghiệp và tác động đến người tiêu dùng ==
Dòng 9:
Ngoài ra, hoạt động khuyến mãi còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.
 
Theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen tại báo cáo thường niên ''"Xu hướng tiêu dùng"'', trong đó tìm hiểu về hoạt động mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam tại 4 thành phố lớn là [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Hà Nội]], Đà Nẵng và [[Cần Thơ]], thực hiện tháng 10-11 năm [[2010]] trên cơ sở phỏng vấn 1.500 người độ tuổi từ 18 tới 65, những người thường mua sắm và ra quyết định mua hàng chủ yếu trong gia đình, thì kết quả cho thấy: 87% người Việt Nam sẵn sàng mua hàng khuyến mãi, trong khi tỷ lệ bình quân khu vực chỉ là 68%; 56% người tiêu dùng Việt Nam hay tìm các sản phẩm khuyến mãi khi đang đi mua sắm, so với mức 38% của khu vực<ref name="vnexpress">[http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/07/nguoi-viet-nghien-khuyen-mai/ Người Việt nghiện khuyến mại]</ref>
 
==Quy định về khuyến mãi trong pháp luật Việt Nam==
Trong ''Luật Thương mại'' năm 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến mãi bị gọi nhầm là ''khuyến mại''. Sau đó khi thay thế bằng ''Nghị định số 81/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại'' của Chính phủ Việt Nam, thuật ngữ này chưa được sửa đổi<ref>[http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=26117 Luật 36/2005/QH11], Cơ sỏ dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018.</ref><ref>[http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=16394 Nghị định 37/2006/NĐ-CP], Cơ sỏ dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018.</ref><ref>[http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=193772 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP], cổng thông tin điện tử của Chính phủ</ref>.
 
===Các hình thức khuyến mãi===
Theo các thông tin của Bộ Công Thương Việt Nam, về cơ bản, nội dung quản lý các hoạt động khuyến mãi của pháp luật [[Việt Nam]] được tham khảo từ các quy định trong luật của [[Liên minh châu Âu|EU]].
 
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, các hình thức khuyến mãi bao gồm:
Dòng 43:
 
==== Thời hạn giảm giá ====
Nhiều [[doanh nghiệp]] khi niêm yết giá đề là ''giá được giảm 20% hay 30%'', nhưng bảng đó được yết quanh năm, với mức giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như vậy giá đó là giá bán thật, không phải là giá giảm và hành vi này được coi là lừa dối khách hàng. Bởi vậy, để tránh việc lừa dối khách hàng bằng giảm giả ảo, Nghị định 37 ngày 4/4/2006 của Việt Nam quy định:
 
:''Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mãi bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mãi không được vượt quá 45(bốn lăm) ngày.''
 
Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể quanh năm thực hiện giảm giá, nhưng là sự giảm giá luân phiên từng nhóm mặt hàng mà mình kinh doanh vẫn không vi phạm quy định. Hình thức giảm giá luân phiên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có số mặt hàng kinh doanh lớn như các [[siêu thị]]; đối với các doanh nghiệp chuyên doanh áp dụng ở mức hạn chế hơn.
 
==== Mức giảm giá ====
Dòng 62:
 
Do dó, có những chương trình khuyến mãi được quảng cáo với giải thưởng rất cao nhưng không có người trúng. Doanh nghiệp "câu" người tiêu dùng mua nhiều hàng để hy vọng trúng giải nhưng cuối cùng không mất chi phí giải thưởng cho khách hàng. Nhằm tránh những chương trình như vậy, pháp luật quy định:
:''Giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mãi mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước''. Doanh nghiệp hạch toán khoản nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mãi vào chi phí giá thành của doanh nghiệp.<ref>Theo Nghị định 37 ngày 4/4/2006 và Thông tư 07 ngày 6/7/2007</ref>
 
Tuy nhiên, các hình thức cụ thể của khuyến mãi mang tính may rủi khá đa dạng. Do đó, một doanh nghiệp thực hiện chương trình một cách trung thực và minh bạch vẫn có thể xảy ra việc không có người trúng giải (giải cao hoặc thấp) và phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.
Dòng 77:
 
== ''Mùa mua sắm'' hay ''Tháng khuyến mãi'' ==
Để hỗ trợ các doanh nghiệp đồng loạt thực hiện khuyến mãi trong thời gian dài, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và thu hút [[du lịch]] ngoài nước, [[Chính phủ]] nhiều nước đã tổ chức ''Mùa mua sắm'' hoặc ''Tháng khuyến mãi''. Tại các quốc gia như [[Singapore]], [[Malaysia]] tổ chức ''Mùa mua sắm'' vào 3 tháng [[]] với mức độ giảm giá và các giải thưởng hấp dẫn từ các doanh nghiệp.
 
Tại [[Việt Nam]] trong những năm gần đây bắt đầu tổ chức ''Tháng bán hàng khuyến mãi''. Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) và Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa thể thao du lịch) [[Thành phố Hồ Chí Minh]] tổ chức thực hiện lần đầu tiên năm [[2005]] vào [[tháng chín|tháng 9]] và từ đó tổ chức đều đặn hàng năm; từ năm 2009 chỉ tổ chức 1 lần vào tháng 9. Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) [[Hà Nội]] thí điểm ''Tuần bán hàng khuyến mãi'' cuối năm [[2006]] và sang năm [[2007]] cũng tổ chức ''Tháng khuyến mãi'' lần đầu vào [[tháng mười|tháng 10]]; từ năm 2009, Tháng khuyến mãi Hà Nội được tổ chức vào [[tháng mười một|tháng 11]].
 
Khi đứng ra tổ chức, cơ quan chính phủ đóng vai trò tập hợp và phát động các doanh nghiệp cùng làm khuyến mãi trong cùng một thời điểm nhất định trong năm khiến kích thích nhu cầu mua sắm thêm mạnh mẽ từ trong và ngoài nước. Ngoài vai trò tập hợp, các cơ quan quản lý còn hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các hoạt động quảng bá, giới thiệu về chương trình trên các phương tiện truyền thông ([[báo chí]], [[truyền hình]]...), phát tờ rơi, sách cẩm nang thông tin, treo bandrole trên các tuyến đường... Ở mức độ cao hơn, các nhà quản lý còn xây dựng [[biểu trưng|logo]], khẩu hiệu (slogan) và thậm chí nhạc hiệu riêng cho chương trình. Việc tổ chức định kỳ trong nhiều năm liên tiếp khiến "Tháng khuyến mãi" hay "Mùa mua sắm" trở thành quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước, đặc biệt tại các đô thị.
 
== Chú thích ==
{{Tham khảo}}
 
== Tham khảo ==
* Luật Thương mại Việt Nam và các văn bản pháp quy dưới Luật
* [http://vietnamnet.vn/chuyenmuc/vnn/adver/kinhte/LuatThuongmai(20052005).doc Luật Thương mại Việt Nam] và [http://www.moit.gov.vn/web/guest/vanban?p_p_id=cmsadvportlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_UVVq&p_p_action=1&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_pos=0&p_p_col_count=4&_cmsadvportlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_UVVq_struts_action=%2Fcmsadvportlet%2Fview&_cmsadvportlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_UVVq_otherCatId=0&_cmsadvportlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_UVVq_catId=100 các văn bản pháp quy dưới Luật]
 
== Xem thêm ==
* [[Xúc tiến thương mại]]
* [[Quảng cáo]]
 
[[Thể loại:Chính sách định giá]]