Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải phẫu học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Giải phẫu bò sát: Hoàn thiện chương
Dòng 74:
'''[[Bộ Rùa|Rùa]]''' là nhóm loài nổi bật với bộ "áo giáp" bảo vệ của mình. Cơ thể rùa được bọc bởi một lớp mai sừng ở trên và một tấm giáp phía dưới, cả hai đều cứng và không linh hoạt. Những phiến bảo vệ này được hình thành từ các tấm xương gắn với lớp hạ bì, được bao phủ bởi các sừng và được hợp nhất một phần với xương sườn và cột sống. Cổ của rùa khá dài và linh hoạt, đầu và chân của chúng đều có thể rụt lại vào trong vỏ. Rùa là loài ăn thực vật, cấu trúc răng bò sát điển hình đã được thay bằng những phiến sắc nhọn, gồ ghề. Ở các loài rùa sống dưới nước, chân trước đã được biến đổi thành chân chèo.<ref name="Dorit868">{{cite book|title=Zoology|last1=Dorit|first1=R. L.|last2=Walker|first2=W. F.|last3=Barnes|first3=R. D.|year=1991|publisher=Saunders College Publishing|isbn=978-0-03-030504-7|pages=865–868}}</ref>
 
'''''[[Sphenodon]]''''' có ngoại hình trông giống như thằn lằn nhưng tổ tiên của hai chi này tách ra từ [[kỷ Tam Điệp]]. ''[[Sphenodon punctatus|Sphenodon puncatus]]'' là loài duy nhất thuộc chi này tồn tại. Hộp sọ có hai lỗ mở (''fenestrae'') nằm ở hai bên đầu và hàm gắn chặt vào hộp sọ. Khi nhai, một hàng răng ở hàm dưới khớp với hai hàng răng ở hàm trên. Răng chỉ đơn thuần cấu tạo từ xương xuyên qua hàm, có thể bị mài mòn. So với các loài bò sát khác, bộ não và tim kém tiến hóa hơn và phổi có một buồng duy nhất, không có [[phế quản]]. ''Sphenodon'' có một [[mắt thái dương]] nằm trên trán, rất phát triển.<ref name="Dorit868" />
 
'''[[Thằn lằn]]''' có hộp sọ với chỉ một cửa sổ ở mỗi bên, thanh xương bên dưới của cửa sổ thứ hai đã bị tiêu biến. Điều này làm cho hàm của chúng linh hoạt hơn và cũng cho phép thằn lằn mở miệng rộng hơn. Thằn lằn chủ yếu di chuyển theo kiểu bốn chân: thân mình của chúng được giữ trên mặt đất bằng những chiếc chân ngắn, hướng ra ngoài. Tuy nhiên cũng có một số loài thằn lằn không có chi và trông giống như rắn. Thằn lằn sở hữu mí mắt linh hoạt, có xuất hiện màng nhĩ và một số loài có mắt giữa.<ref name="Dorit868" />
 
'''[[Rắn]]''' có họ hàng gần gũi với thằn lằn, hai nhánh này đã tách ra từ cùng dòng tổ tiên chung từ kỷ Phấn trắng, và vì vậy nên chúng có chung nhiều đặc điểm giống nhau. Bộ xương chúng được cấu thành từ một hộp sọ, xương móng, cột sống và xương sườn, một số loài còn giữ lại vết tích của xương chậu và các chi phía sau dưới "móng" xương chậu. Thanh xương bên dưới cửa sổ thứ hai cũng đã bị tiêu biến, điều này làm cho hàm rắn có độ linh hoạt cực cao và cho phép chúng nuốt trọn con mồi. Rắn không có mí mắt cử động được, thay vào đó, mắt của chúng được phủ bởi lớp vảy trong suốt, như một chiếc "kính mắt" vậy. Chúng không có màng nhĩ nhưng có thể phát hiện những rung động mặt đất qua xương sọ. Khá đặc biệt, lưỡi của rắn được sử dụng với vai trò cơ quan để "nếm" và "đánh hơi" (và chính vì vậy mà rắn thường thè lưỡi vào không khí). Một số loài còn có các lỗ cảm quan trên đầu cho phép chúng định vị nhiệt phát ra từ những con mồi máu nóng.<ref name="Dorit870">{{cite book|title=Zoology|last1=Dorit|first1=R. L.|last2=Walker|first2=W. F.|last3=Barnes|first3=R. D.|year=1991|publisher=Saunders College Publishing|isbn=978-0-03-030504-7|page=870}}</ref>
 
'''[[Cá sấu]]''' là một loài bò sát lớ, sống ở dưới nước trũng, có mõm dài và một số lượng lớn răng. Đầu và thân của chúng khá dẹt theo mặt lưng-bụng và đuôi được nén ngang. Chúng sẽ quẫy đuôi từ bên này sang bên kia để tạo lực đẩy khi bơi. Các vảy cứng, được sừng hóa tạo thành một lớp áo giáp bảo vệ cơ thể, một số vảy cũng được hợp nhất với hộp sọ. Lỗ mũi, mắt và tai được nâng lên phía trên cái đầu dẹt của chúng, cho phép những cơ quan này ở trên mặt nước khi cá sấu nổi. Các van sẽ bít kín lỗ mũi và tai khi chúng lặn xuống nước. Không giống như các loài bò sát khác, cá sấu có tim với bốn ngăn, khiến cho máu giàu oxy và máu nghèo oxy được tách biệt và không bị trộn lẫn.<ref name="Dorit874">{{cite book|title=Zoology|last1=Dorit|first1=R. L.|last2=Walker|first2=W. F.|last3=Barnes|first3=R. D.|year=1991|publisher=Saunders College Publishing|isbn=978-0-03-030504-7|page=874}}</ref>
 
<br />
=== Giải phẫu chim ===
{{Bài chi tiết|Giải phẫu chim}}