Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội chứng ống cổ tay”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
| MeshID = D002349
}}
'''Hội chứng ống [[cổ tay]]''' hay còn gọi là '''hội chứng đường hầm [[cổ tay]]''', '''hội chứng chèn ép [[thần kinh giữa]]''' ([[danh pháp hai phần|tên khoa học]]: ''Carpal tunnel syndrome'', trong đó ''carpal tunnel'' có nghĩa là ''cườm tay'' hay ''ống [[cổ tay]]'') viết tắt [[tiếng Việt]]: '''HCOCT''' là một tập hợp các triệu chứng của một [[bệnh]] thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở [[phụ nữ]], do nhiều nguyên nhân khác nhau trong dó có nguyên nhân nghề nghiệp trong đó rất thường gặp ở những người làm việc [[văn phòng]], thường xảy ra khi làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một [[thời gian]] dài.
 
Đây là tay là loại bệnh gây tê tay và teo bàn tay nếu để muộn hay gặp nhất do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các [[dây thần kinh]] ở cổ [[tay]], dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu [[ngón tay]], [[bàn tay]], ở [[phụ nữ]] mang thai thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Hội chứng ống [[cổ tay]] là một chấn thương liên quan đến công việc nhiều nhất và nó là một trong những biểu hiện của [[bệnh văn phòng]]. Bệnh này hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng này có những rối loạn gây đau ở [[cổ tay]] và bàn tay, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến [[chất lượng cuộc sống]], nhất là đối với bàn tay phải.
Dòng 25:
Hội chứng ống [[cổ tay]] được [[James Paget]] mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này, cũng tại [[Hoa Kỳ|Mỹ]], Hội chứng ống [[cổ tay]] là một trong những chấn thương thầm lặng liên quan đến công việc nhiều nhất, khiến hơn 2 triệu người phải khám bác sĩ hàng năm ở Mỹ. Tại [[Việt Nam]], số người mắc bệnh này cũng tương đối cao. Hội chứng ống [[cổ tay]] là một trong các nguyên nhân gây tê tay, làm cho người bệnh rất khó chịu, có thể gây teo bàn tay. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
 
Phần đông các bệnh nhân hay than phiền về việc các ngón tay bị đau, tê rần xuất hiện sau một chấn thương vùng [[cổ tay]] hay cơn đau thấp khớp. Ðặc biệt người ta thấy hội chứng này xuất hiện vào giữa hay cuối thai kỳ của nhiều sản phụ. Nhiều tác nhân tại chỗ và toàn thân có liên quan đến sự phát triển hội chứng ống [[cổ tay]]. Những tác nhân này có thể gây chèn ép [[thần kinh giữa]] từ bên ngoài như chấn thương, hoặc từ bên trong như viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnh hệ thống như thấp khớp.
 
Những [[người lao động]] sử dụng nhiều cử động [[cổ tay]] và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống [[cổ tay]]. Người bị hội chứng này rất khó để cầm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Nó cũng gây khó khăn hơn cho các hoạt động phức tạp như viết lách, đánh máy và thường tập trung ở ngón tay trỏ và ngón giữa. Nó cũng có thể đặc biệt gây đau khi thức giấc vào [[buổi sáng]] do tay đã bị gập cả [[đêm]].
Dòng 35:
===Giải phẫu học===
[[Hình:Gray422.png|nhỏ|phải|300px|Cấu trúc thần kinh [[cổ tay]]]]
Về mặt [[giải phẫu học]], ống [[cổ tay]] là khoảng trống ở giữa xương [[cổ tay]] và các dây chằng bao quanh các gân gấp của bàn tay. Thần kinh "Giữa" chui qua ống [[cổ tay]] cùng với các gân cơ. [[Thần kinh Giữagiữa]] là thần kinh hỗn hợp, vừa truyền cảm giác từ ngoại biên về trung ương vừa truyền mênh lệnh vận động từ trung ương đến các bắp thịt của ngón tay. Phạm vi của thần kinh Giữagiữa là các ngón tay cái, trỏ, giữa và nửa ngoài của ngón tay đeo [[nhẫn]]. Vì chui qua một ống hẹp giống như chui qua một đường hầm chật chội nên thần kinh Giữagiữa dễ bị chèn ép nếu các gân cơ bị sưng phù do đó gây ra các triệu chứng về cảm giác và vận động của các bắp thịt liên hệ.
 
Thần kinh giữa đi chung với những gân cơ gấp của các ngón tay trong ống [[cổ tay]]. Ống [[cổ tay]] được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chung quanh là bờ của các xương [[cổ tay]]. Chính vì nằm trong một cấu trúc không co giãn được nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗi [[cổ tay]] quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu dưỡng. Lúc này sẽ xuất hiện triệu chứng tê bàn tay vì các sợi thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng trước. Sau đó các nhánh vận động sẽ bị tác động tạo ra sự yếu hay liệt cơ mà nó chi phối.
 
Với thần kinh giữa thì gây teo cơ mô cái do liệt [[cơ đối ngón cái]], yếu [[cơ gấp ngón cái ngắn]] do liệt nửa nông. Người bệnh cầm nắm đồ vật trong lòng bàn tay bị yếu, dễ rớt là vì thế. Nếu tình trạng chèn ép kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh không hồi phục. Ðiều này có nghĩa là dù có giải ép thì các cử động cầm nắm cũng không phục hồi trở lại được như ban đầu. Chính vì thế chỉ định phẫu thuật là tuyệt đối nếu bệnh nhân có tình trạng yếu liệt cơ gò cái để tránh tình trạng quá trễ không phục hồi hay tổn thương thêm của dây thần kinh giữa.
 
Với hội chứng ống [[cổ tay]] sau chấn thương, nguyên nhân có thể là sự hẹp lòng ống [[cổ tay]] do gãy lệch xương, như gãy đầu dưới [[xương quay]]; Trật khớp như trật [[Xương nguyệt|xương bán nguyệt]] ra trước. Thể tích và chu vi ống [[cổ tay]] nhỏ lại khiến thần kinh giữa bị chèn ép. Lúc này không chỉ cắt mạc giữ gân gấp mà còn phải điều chỉnh lại khối can xương lệch hay bị trật thì mới hết chèn ép.
 
==Nguyên nhân và cơ chế==
Khi bị các lực nén ép kéo dài, các gân cơ và dây chằng có thể bị sưng phồng làm hẹp đường ống vốn đã nhỏ ở [[cổ tay]] (đường hầm [[cổ tay]]), khiến cho dây [[thần kinh giữa]] trong số các dây thần kinh ngoại biên điều khiển bàn tay bị chèn ép, tạo nên hội chứng đường hầm [[cổ tay]]. Lực nén ép có thể do những cử động mang tính lặp đi lặp lại, tư thế sai hoặc khi làm việc, tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài.
 
Ngoài ra, một số [[bệnh lý]] ([[viêm khớp]], [[tiểu đường]], [[bệnh gút|gút]], gãy xương lệch trục...) và những yếu tố như căng thẳng, thay đổi nội tiết ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Khi đó thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay chui qua đường hầm ở [[cổ tay]], nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, gọi là bao hoạt dịch. Gân bị viêm sưng to lên và lấn lên rễ thần kinh giữa; thần kinh giữa mềm mại bị chèn ép nặng hơn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng nề, gây ra bệnh.