Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Mông Cổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
Một số học giả coi những ngôn ngữ Mongol khác như [[tiếng Buryat|Buryat]] và [[tiếng Oirat|Oirat]] là phương ngữ tiếng Mông Cổ, song cách phân loại này không tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay.
 
Tiếng Mông Cổ có sự [[hài hòa nguyên âm]] (vowel harmony) và cấu trúc âm tiết phức tạp cho phép những nhóm ba phụ âm nằm cuối âm tiết hiện diện. Đây là một [[ngôn ngữ chắp dính]] điển hình, dựa trên các chuỗi hậu tố. Dù có thứ tự từ cơ sở ([[chủ-tân-động]]), sự sắp xếp [[cụm danh từ]] lại tương đối tự do, nên vai trò ngữ pháp phải được chỉ ra bởi một hệ thống gồm khoảng tám [[cách ngữ pháp]]. Tiếng Mông Cổ có năm [[Dạngthái (ngữ pháp)|dạngthái]] (voice). Động từ cho biết dạng, [[Thể (ngữ pháp)|thể]], [[thì]], và [[tình thái (ngôn ngữ)|tình thái]]/[[bằng chứng (ngôn ngữ học)|bằng chứng]].
 
Tiếng Mông Cổ hiện đại phát triển từ [[tiếng Mông Cổ trung đại]], ngôn ngữ [[Đế quốc Mông Cổ]] vào thế kỷ XIII-XIV. Trong quá trình biến đổi này, một đợt tái cấu trúc hòa âm nguyên âm xuất hiện, [[chiều dài nguyên âm|nguyên âm dài]] phát triển, hệ thống cách ngữ pháp biến đổi, và hệ thống động từ được tái dựng. Tiếng Mông Cổ có liên quan tới [[tiếng Khiết Đan]] (Khitan). Nó thuộc về [[vùng ngôn ngữ]] Bắc Á, cùng với [[hệ ngôn ngữ Turk]], [[hệ ngôn ngữ Mông Cổ|hệ ngôn ngữ Mongol]], [[ngữ tộc Tungus]], [[tiếng Hàn Quốc]] và [[tiếng Nhật Bản]]. [[Văn học tiếng Mông Cổ]] được lưu giữ tốt ở dạng viết, với những văn liệu từ đầu thế kỷ XVIII.